Bài của một học viên Pháp Luân Đại Pháp Trung Quốc tại hải ngoại

[MINH HUỆ 21-9-2017] Tôi đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, một môn tu luyện cổ xưa giúp nâng cao tâm tính của người thực hành, được hơn 20 năm. Tôi ở Trung Quốc và vẫn kiên định tu luyện khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cấm và bức hại các học viên. Sau đó tôi ra nước ngoài và làm các hạng mục để giúp mọi người hiểu chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp và chấm dứt cuộc bức hại ở Trung Quốc.

Tôi đã rất tinh tấn dưới áp lực của cuộc bức hại ở Trung Quốc. Tôi có thể cảm thấy mình đang đề cao. Sau đó, việc tu luyện của tôi đã xuống dốc khi tôi ra nước ngoài, mặc dù tôi có thể tự do luyện công và thậm chí trực tiếp được nghe Sư phụ giảng Pháp tại Pháp hội.

Tôi không thể hiểu lý do tại sao cho đến thời gian gần đây, khi một đồng tu nói với tôi.

Cô ấy hỏi tôi cảm thấy tu luyện của mình như thế nào và cô ấy đã chỉ ra những thiếu sót của tôi. Thật ngạc nhiên, mọi thứ cô ấy nói đều đúng! Tôi cảm thấy như thể Sư phụ đã dùng miệng của cô ấy nói với tôi những điều này.

Cô ấy đã giúp tôi nhận ra rằng mình vẫn còn nhiều quan niệm người thường và văn hoá Đảng.

Văn hoá Đảng – Không hoàn toàn từ bi đối với các học viên

Tôi có thể rất tốt với những người không phải là học viên, vì tôi không lấy tiêu chuẩn của một người tu luyện áp đặt lên họ, nhưng tôi đã rất cứng rắn – đôi khi thậm chí là nhỏ nhen – với các học viên. Bất cứ khi nào tôi nhìn thấy những sai lầm của họ, tôi sẽ phàn nàn trong tâm. Tôi xem thường họ. Tôi thậm chí còn có xu hướng yêu cầu họ rời hạng mục.

Đối với học viên đã nói chuyện với tôi, tôi từng chỉ nhìn thấy những thiếu sót của cô ấy. Sau cuộc trò chuyện của chúng tôi, tôi bắt đầu thấy cô ấy có nhiều điểm tốt.

Văn hoá Đảng – Tìm cách đổ lỗi cho người khác

Một học viên nói với tôi: “Vì cô làm không tốt nên hạng mục của cô mới gặp vấn đề.”

Tôi nói: “Không phải lỗi của tôi. Có những học viên phụ trách hạng mục ở trên tôi. Cũng có những học viên khác làm việc cho hạng mục.” Tôi tự bảo vệ mình.

“Xin đừng bao biện. Đó là lỗi của cô”, cô ấy nói với giọng từ bi nhưng cứng rắn. Sau đó tôi nhận ra rằng đó thực sự là vấn đề của mình.

Những học viên tinh tấn sẽ nghĩ rằng tất cả các học viên khác đã làm hết sức mình, tất cả những gì tôi cần làm là cố gắng viên dung phần còn lại. Nhưng điều tôi nghĩ đến là tại sao những người khác lại không làm tốt phần việc của họ.

Văn hoá Đảng – Làm việc với chất lượng thấp

Tôi có xu hướng hoàn thành mọi thứ một cách nhanh chóng không quan tâm đến chất lượng. Đôi khi tôi chỉ làm một số việc chỉ để hoàn thành cho có. Điều này khiến chúng tôi không đạt được chất lượng tốt nhất có thể.

Truy cầu thoải mái

Cũng vị học viên đó đã hỏi tôi: “Cô có cảm thấy khi cô tham gia một số hạng mục liên quan đến Đại Pháp, có nghĩa là cô đang tu luyện rất tốt không? Cô có tâm nguyện mạnh mẽ muốn cứu độ chúng sinh không?”

Tôi đã bị sốc! Cô ấy đã đúng. Tôi chỉ đi theo lối mòn hàng ngày: học Pháp, luyện công và làm một hạng mục Đại Pháp. Đó có thật sự là tinh tấn tu luyện không? Mỗi suy nghĩ và hành động của tôi có dựa trên Pháp không?

Tôi quen với cuộc sống thường ngày và bắt đầu truy cầu thoải mái. Tôi không còn cảm thấy việc cứu người phải cấp bách.

Một học viên khác tại chỗ của chúng tôi thì ngược lại với tôi. Cô ấy luôn bận rộn. Cô ấy không nói được tiếng Anh nhưng cứ một lúc cô ấy lại mang về một tập chữ ký thỉnh nguyện yêu cầu ĐCSTQ chấm dứt việc thu hoạch nội tạng. Cô ấy lấy thời gian làm việc đó ở đâu? Thời gian trước khi đi làm và sau khi kết thúc công việc, cũng như ngày cô ấy nghỉ. Sự vô tư đã giúp cô làm được điều đó!

Tập trung vào kỹ năng nơi người thường

Làm việc lâu năm trong môi trường làm việc của người thường, tôi đã có một quan niệm rằng làm thế nào để một việc gì đó được hoàn thành tốt. Tôi nghĩ rằng nó phụ thuộc vào khả năng tổ chức của người thực hiện và kỹ năng kỹ thuật. Điều này có thể đúng đối với người không tu luyện, nhưng chắc chắn là không đúng trong tu luyện.

Quan niệm này đã cản trở suy nghĩ của tôi. Tôi cảm thấy vì mình không biết thứ này thứ kia, nên tôi không thể làm điều gì đó tốt.

Tôi không ngộ ra rằng tu luyện là điều quan trọng nhất. Khi tình trạng tu luyện của chúng ta được đề cao, uy lực của Pháp sẽ triển hiện và nhiệm vụ sẽ được hoàn thành tốt.

Qua cuộc trò chuyện và suy nghĩ, tôi nhận ra rằng tu luyện chân chính là đồng hóa vô điều kiện bản thân mình với Đại Pháp và làm các việc mà không truy cầu gì. Khi chúng ta đề cao và thay đổi bản thân, chúng ta có thể đạt được thành công trong các hạng mục của mình.

Như Sư Phụ đã giảng:

“…thì tất cả các việc chư vị làm với tâm thuần tịnh mới là việc tốt nhất, mới là thần thánh nhất.” (Nhận thức tiếp nữaTinh Tấn Yếu Chỉ)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/9/21/353950.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/10/14/166061.html

Đăng ngày 20-10-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share