Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 17-7-2016] Là những học viên Pháp Luân Đại Pháp, chúng ta phải liên tục đề cao cảnh giới tu luyện của bản thân bằng cách hướng nội và chính lại những sai lầm của bản thân.

Sư phụ đã giảng:

“Tôi từng giảng, tôi nói rằng đệ tử Đại Pháp ấy, có sai rồi cũng không sao, đường hoàng thản đãng thừa nhận chỗ sai của mình, để mọi người thấy, ‘tôi là sẽ quay lại, tôi cần làm cho tốt’, thì ai cũng bội phục chư vị. Chư vị giấu giấu diếm diếm, che che đậy đậy, những nhân tâm kia càng ngày càng phức tạp, càng mạnh, về sau chư vị lại tu luyện [thành] một mớ bòng bong, [thì] học viên nghĩ thế nào? Học viên nhìn những việc ấy ra sao? Thần nhìn thế nào? Sư phụ sau này làm sao đây cho chư vị? Cứu người, cứu sinh mệnh là một cử chỉ từ bi, nhưng rốt cuộc có cứu cũng không được. [Người] như thế nào là cứu không được? Không trân quý chính mình, thì chính là cứu không được.” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ quốc 2015)

Một số học viên có quan hệ không phù hợp với người khác giới, và những người khác thậm chí còn mắc những sai lầm tồi tệ hơn. Sau đó, họ cố gắng che đậy những việc làm sai trái.

Thay vì thừa nhận những lỗi lầm của bản thân, họ lại dám ngụy biện vô tội trước ảnh của Sư phụ. Nếu bạn là người chân tu, bạn phải biết rằng Sư phụ đang quan sát các học viên từng giây từng phút. Những học viên này không dám đối mặt với trạng thái tu luyện thực sự của họ. Họ hướng nội một cách hời hợt và không quan tâm đến những vấn đề căn bản, từ đó họ tự lừa dối bản thân và những người khác.

Có câu nói từ xa xưa rằng: “Trạm trạm thanh thiên bất khả khi vị tằng khởi niệm thần tiên tri ám. Thất tư ngữ thiên văn như lôi.” (Con người không thể lừa dối được Thần. Họ biết chư vị nghĩ gì ngay từ trước lúc chư vị nghĩ. Một tiếng thì thầm ở đây có thể như tiếng sét lớn giữa trời.)

Dũng cảm sửa chữa những sai lầm

Chúng ta phải dũng cảm đối diện với trạng thái tu luyện thực sự của mình. Mắc sai lầm cũng không sao, nhưng trong tâm chúng ta phải chính lại chúng và thể hiện cả bằng hành động.

Khổng Tử đã từng nói: “Quá nhi bất cải, thị vi quá dã.” (Có lỗi mà không sửa thì còn mắc lỗi nặng hơn). Trong lịch sử đã có nhiều bài học như vậy.

Tử Cống, học trò của Khổng Tử, đã từng nói: “Quân tử chi quá dã, như nhật nguyệt chi thực yên, quá dã nhân giai kiến yên, canh dã nhân giai ngưỡng chi.” (Người quân tử khi phạm lỗi thì giống như nhật thực nguyệt thực người người đều thấy hết, nếu họ biết sửa sai và thay đổi lại thì mọi người đều sẽ kính ngưỡng họ.)

Tuy nhiên, nếu một người nhận ra lỗi lầm của bản thân nhưng không dùng hành động để sửa chữa mà lại cố gắng che đậy, hoặc trở nên tức giận khi người khác chỉ ra lỗi lầm ấy, thì người ấy không chỉ đánh mất nhân phẩm mà những người khác cũng sẽ coi thường anh ta.

Trong thời Tam Quốc, Viên Thiệu là một tướng quân có nhiều kinh nghiệm, có danh tiếng và sức mạnh quân đội hơn đối thủ Tào Tháo.

Quân sư của Viên Thiệu là Điền Phong đề xuất rằng Viên Thiệu nên kéo dài cuộc chiến để làm tiêu hao dần lực lượng của Tào Tháo, một nhà quân sự tài ba, thay vì đánh một trận quyết định. Viên Thiệu cảm thấy bị xúc phạm vì lời khuyên này và đã tống giam Điền Phong.

Khi Viên Thiệu bại trận trước Tào Tháo, thay vì thừa nhận sai lầm của mình, Viên Thiệu lại lo lắng rằng Điền Phong có thể sẽ hả hê sung sướng. Ông ta đã ra lệnh giết Điền Phong và từ đó đã mất đi một vị quân sư tốt. Không thừa nhận lỗi lầm và không chấp nhận lời chỉ trích, Viên Thiệu đã bại trận trong vòng một vài năm sau đó.

Trạng thái tinh thần quyết định tâm thái

Một người khôn ngoan sẽ liên tục xem xét bản thân, sửa chữa sai lầm và nâng cao tiêu chuẩn đạo đức. Là một người tu dưỡng đạo đức, họ phải có lương tâm trong sáng.

Thái độ của một người đối với những lỗi lầm của bản thân là do trạng thái tinh thần và tiêu chuẩn đạo đức của người ấy quyết định.

Đáng tiếc, nhiều học viên không lắng nghe lời khuyên từ người khác và không thừa nhận những lỗi lầm của bản thân. Họ cố gắng che đậy chúng hoặc giận dữ khi những người khác chỉ ra sai lầm của họ. Họ có thể tránh được việc mất thể diện, nhưng trong cả quá trình, họ đã đánh mất những cơ hội để sửa chữa sai lầm và đề cao bản thân.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/7/17/-331308.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/7/30/158034.html

Đăng ngày 22-10-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share