Bài viết của Hứa Bùi Yến
[MINH HUỆ 14-8-2016]
(Tiếp theo Phần 2)
Trân quý cơ duyên tu luyện
Khi dần đề cao tâm tính thông qua học Pháp, tôi càng ngày càng trân quý hơn cơ duyên tu luyện quý giá này. Qua các bài giảng của Sư phụ, tôi hiểu ra nguyên lý rằng tất cả vinh hoa phú quý trên thế gian đều phải dùng đức mà trao đổi.
Không có gì mà con người dành cả đời nỗ lực và nhiều năm theo đuổi – hạnh phúc, vinh quang, thành công của con cái, gia đình hoàn hảo hay sự giàu có – có thể mang theo lúc chết. Con người sẽ nhận ra rằng những mong ước và truy cầu trong cuộc đời họ bỗng chốc sẽ chẳng là gì khi họ già đi theo thời gian.
Truy cầu danh, lợi, tình của con người đều là vô ích. Các vị Thần dựa vào nghiệp lực của con người để an bài cho họ những được mất trước khi họ tái sinh. Người thường không dễ thay đổi điều này. Tuy nhiên, những nỗ lực của người tu luyện lại có thể thay đổi được một số thứ và tuyệt đối không phải là vô ích.
Thần kỳ hơn, mọi thứ mà Sư phụ an bài lại cho chúng ta – con đường tu luyện và cuộc đời của chúng ta – là tốt đẹp nhất. Chỉ cần chúng ta cố gắng tiến về phía trước, kiên trì qua những khó khăn và đạt viên mãn, những điều đang chờ đợi chúng ta đều là tốt đẹp nhất.
Người thường không sợ phải chịu khổ khi truy cầu danh, lợi, tình. Mặc dù chịu khổ, nhưng họ có thể không đạt được những điều họ muốn. Ngay cả khi họ hài lòng, hạnh phúc của họ chỉ là tạm thời và sẽ nhanh chóng biến mất.
Tuy nhiên, với một học viên, mọi thứ hoàn toàn khác. Chỉ cần học viên sẵn sàng đối mặt với khổ nạn, xem nhẹ nó, và liên tục đề cao cảnh giới của mình, thì học viên sẽ có được tất cả niềm vui mà chỉ có người tu luyện mới có được. Đó là sự thoải mái và niềm vui vào thời khắc vứt bỏ được những chấp trước người thường.
Đôi lúc tôi có thể cảm nhận được sự kỳ diệu của các Pháp lý triển hiện tại các tầng khác nhau và hạnh phúc vì vừa ngộ được một tầng Pháp lý mới. Không chỉ được trải nghiệm sự hạnh phúc về tinh thần, nhục thân của tôi cũng được chuyển hóa thành vật chất cao năng lượng theo, điều vượt xa những gì tôi có thể mong cầu ở cõi trần này.
Nếu chúng ta nguyện ý quyết tâm vứt bỏ những chấp trước người thường, thì những trái ngọt nhất sẽ luôn chờ đợi chúng ta. Mỗi đột phá và đề cao chính là bằng chứng về nỗ lực tu tâm tính của học viên.
Tôi bắt đầu tu luyện khá muộn. Bây giờ, khi Chính Pháp đang gần đến giai đoạn cuối, cũng là thời điểm trước khi chân tướng được triển hiện trong thế gian con người và những thảm họa sẽ xảy đến với trái đất. Tôi không biết chính xác ngày ấy khi nào sẽ đến, nhưng tôi biết nó đang hối thúc chúng ta cứu người.
Một học viên cứu người hiệu quả ra sao phụ thuộc vào tầng thứ của người đó. Trước đây, tôi đã chăm chỉ theo đuổi những pháp môn tu luyện đã bị cải biến và biến dị, đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm và bài học từ những con đường quanh co ấy. Tôi biết được để đắc được một pháp môn tu luyện chân chính khó khăn như thế nào. Được một vị Sư phụ của chính Pháp dẫn dắt là điều vô cùng kỳ diệu.
Dù cho có khó khăn như thế nào, tôi sẽ quyết tâm kiên định tu luyện cho tới khi đạt viên mãn. Sau khi đọc Chuyển Pháp Luân và các bài giảng của Sư phụ một vài lần, tôi nghĩ mình đã rất minh bạch về những yêu cầu của Pháp, nhưng tôi vẫn chưa thể thực hành chúng được.
Tất nhiên, tôi biết tu luyện chính Pháp rất khó khăn. Vào thời khắc quan trọng trong lịch sử nhân loại này, chúng sinh ở những tầng không gian khác của vũ trụ đã tạo ra rất nhiều can nhiễu và khổ nạn cho các học viên Đại Pháp. Họ đang can nhiễu chúng ta mọi lúc một cách rất tinh vi, phù hợp với cái lý của người thường. Họ lợi dụng tất cả mọi thứ trên trái đất này – phim ảnh, phương tiện truyền thông, Internet, tin tức mới nhất, và nhiều thứ nữa – để khiến chúng ta sao lãng.
Cái tình, những chấp trước người thường, mối quan hệ với gia đình và mâu thuẫn trong công việc cũng có thể khiến một học viên vấp ngã ở đâu đó trên con đường tu luyện thần thánh. Bằng ý chí kiên định, tôi đã tránh được những can nhiễu từ bên ngoài, không tham lam trước hạnh phúc nhân gian và hưởng thụ vật chất, nhưng khi tôi đối chiếu bản thân mình với những yêu cầu của Pháp, tôi phát hiện ra nhiều thiếu sót và chấp trước.
Tất cả những chấp trước người thường và lối tư duy được tích lũy trong nhiều kiếp luân hồi mà không phù hợp với Pháp đều cần được loại bỏ. Điều đó khó và mất thời gian. Khảo nghiệm đầu tiên của tôi là buông bỏ tâm sắc dục, cũng như chấp trước vào hạnh phúc với chồng mình.
Sư phụ đã giảng:
“Hỡi các đệ tử Đại Pháp, sắc dục là ‘tử quan’ của người tu luyện mà tôi đã giảng ngay từ đầu rồi, [ấy là] bị cái tình của người thường lôi kéo quá mạnh, quá ghê gớm.” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ quốc 2004)
Do đó đầu tiên tôi phải buông bỏ tâm sắc dục.
Tôi chưa từng nghĩ mình có chấp trước sắc dục vì cá nhân tôi tin rằng tiêu chuẩn đạo đức của tôi cao hơn hầu hết những người khác. Khi nhận thức ra và quyết tâm tu bỏ chúng, tôi vô cùng ngỡ ngàng. Tôi phát hiện ra rằng chấp trước sắc dục thực sự là vật chất màu đen và dính. Nó tồn tại trong trường không gian của tôi trong một thời gian dài và được tăng cường do tiếp thụ thường xuyên từ phim ảnh và phương tiện truyền thông. Bất cứ khi nào tôi đọc Pháp, những hình ảnh kỳ lạ và dơ bẩn lại nổi lên và hiện ra trong tâm trí tôi.
Sư phụ đã giảng:
“Con người tựa như đồ chứa đựng, cho mang chứa cái gì thì là như thế. Con người thông qua mắt, tai mà thấy được nghe được ấy đều là bạo lực, sắc tình, kèn cựa đấu đá trong các tác phẩm văn nghệ và những thứ đấu tranh quyền lợi, quan niệm sùng bái kim tiền của xã hội hiện thực, cũng như những biểu hiện khác của ma tính, v.v., cho vào đầu toàn là những thứ như thế, người như thế quả thật là người xấu, bất kể họ có biểu hiện như thế nào.” (Hòa tan trong Pháp, Tinh Tấn Yếu Chỉ)
Ngày nay, những ngôn từ, hình ảnh, phim, và chương trình không phù hợp với người tu luyện có ở khắp mọi nơi. Con người đã quen với chúng, tận hưởng chúng và không nhận thức được những vấn đề chúng mang lại. Mọi người đang đổ thêm dầu vào lửa. Những thứ như vậy đang nhanh chóng làm thoái hóa đạo đức của nhân loại.
Sau khi nhận biết rõ chấp trước sắc dục, tôi nhận thức được con người thế gian đã bị đầu độc nghiêm trọng như thế nào. Lúc đó, tôi có thể minh bạch ra tại sao Sư phụ giảng:
“Chư vị biết rằng hiện nay con người trượt xuống dốc càng ngày càng nhanh; con người hiện nay đạo đức bại hoại đến [mức] rất đáng sợ.” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế miền Tây Mỹ quốc [2005])
Tôi đã dành nhiều thời gian học Pháp để tẩy tịnh những tín tức xấu kia trong tâm. Tôi cố gắng hết sức để loại trừ can nhiễu của nghiệp tư tưởng. Phải mất một năm những hình ảnh xấu đó mới ngừng xuất hiện trong tâm trí tôi.
Trước khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi chưa bao giờ nghĩ xã hội ngày nay có điều gì đó không đúng. Mặt trời mọc mỗi ngày và quay quanh trục của nó, nhưng sau khi tu luyện và nhìn lại, tôi mới hiểu ra những điều Sư phụ giảng:
“Chư vị dẫu thấy xã hội nhân loại đã biến đổi nhiều đến vậy, chuẩn mực đạo đức của nhân loại đang [trượt] trên dốc lớn, đạo đức thế gian trượt xuống hàng ngày, chỉ chạy theo lợi; nhưng sự biến hoá của vũ trụ không thể tuỳ theo sự biến hoá của nhân loại mà biến hoá theo. Làm người tu luyện thì không thể dùng tiêu chuẩn của người thường để yêu cầu. Người thường nói rằng việc này là đúng, thì chư vị liền theo đó mà làm, như thế không thể được. Người thường nói tốt ấy không nhất định là tốt; người thường nói xấu ấy cũng không nhất định là xấu. Vào thời đại mà tiêu chuẩn đạo đức đã méo mó này, [ví như] một cá nhân làm điều xấu, chư vị bảo rằng họ đang làm điều xấu, thì họ không tin! Là người tu luyện, thì phải dùng đặc tính vũ trụ mà nhận định, thì mới có thể phân biệt ra cái gì là thật sự tốt và thật sự xấu.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)
Khảo nghiệm thứ hai của tôi là vứt bỏ tâm hiển thị và tâm tật đố. Một học viên chân chính phải loại bỏ được hai tâm chấp trước này! Tôi chưa bao giờ nghĩ mình có những tâm ấy, nhưng khi học Pháp, tôi dần nhận thức được rằng tôi có tất cả các loại tâm chấp trước mà Sư phụ đề cập đến.
Chúng tồn tại dưới các dạng thức tinh vi khác nhau và làm mai một sự thuần khiết nguyên sơ của tôi. Ngay khi nhận thức được điều này, tôi quyết tâm loại bỏ chúng. Khi mới bắt đầu tu luyện, tôi chỉ có thể loại bỏ chúng ở bề mặt, nhưng tôi nhận thức minh bạch rằng tôi phải ngày càng trở nên thuần khiết hơn.
Tâm trí của tôi ngày càng thanh tịnh hơn. Hầu hết những thứ hỗn loạn trong tâm trí tôi đều biến mất. Thân thể của tôi cũng trở nên nhẹ nhàng. Tôi cũng tập trung hơn khi luyện năm bài công pháp.
Tôi hòa nhã và hiếm khi có mâu thuẫn với người khác, nhưng mọi thứ ở nhà tôi lại hoàn toàn khác hẳn. Tôi nghĩ mình hiểu biết hơn chồng mình, và là một giáo viên, tôi rất hoạt ngôn. Khi chúng tôi có mâu thuẫn, tôi có thể dễ dàng dành phần thắng, nhưng là một học viên, tôi biết điều đó không đúng chút nào.
Sư phụ đã giảng:
“Ngữ khí, thiện tâm trong công tác, thêm vào đó là đạo lý có thể cải biến nhân tâm, chứ mệnh lệnh vĩnh viễn không thể!” (Thanh Tỉnh, Tinh Tấn Yếu Chỉ)
Tôi luôn tin rằng chồng tôi có nhiều khuyết điểm hơn tôi. Do đó, bất cứ khi nào chúng tôi tranh luận, tôi cố gắng thuyết phục và dạy dỗ chồng mình. Sau khi bắt đầu tu luyện, tôi nghiêm khắc ước thúc bản thân chiểu theo Pháp lý “đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu.” Khi làm được điều đó, tôi vô cùng kinh ngạc khi nhận ra những khuyết điểm mà tôi có không hề ít hơn của chồng tôi chút nào.
Khi anh ấy chỉ ra những vấn đề của tôi, tôi cố gắng nhẫn, không chống lại hay cãi lại, và không tìm lý do biện hộ cho hành vi mình. Ngay cả khi dường như là tôi đúng, tôi cố gắng tránh đối mặt mâu thuẫn. Sau một năm, cuối cùng tôi đã có thể giữ tâm bất động và hướng nội vô điều kiện khi người khác chỉ trích tôi.
Con xin cảm tạ Sư phụ! Pháp của Sư phụ đã dạy tôi suy ngẫm về bản thân như thế nào. Tôi cũng nhận ra rằng chiểu theo Pháp lý “đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu” giúp tôi vứt bỏ được nhiều chấp trước cứng đầu, ví dụ như tâm tranh đấu, tâm hiển thị và tâm oán hận.
Khi hướng nội sâu hơn trước những vấn đề, tôi học được cách xem xét mọi việc từ góc độ của người khác, thay vì luôn khăng khăng theo quan điểm của bản thân và ép buộc người khác phải chấp nhận quan điểm của mình.
Sư phụ đã giảng:
“Trước kia tôi từng giảng, người nào mang theo mục đích của bản thân mà giảng nói với người khác muốn cải biến người khác, hoặc muốn thuyết phục người khác, thì dù lời của chư vị có lý đến đâu, người khác cũng vẫn rất khó mà tiếp thu hoàn toàn, cũng không đả động được tâm người ta. Vì sao vậy? Kỳ thực tôi cho mọi người hay, là vì lời chư vị nói ra mang theo tất cả tư duy của chư vị. Các chủng thất tình lục dục nơi người thường của chư vị, thậm chí những thứ chư vị chấp trước thật nhiều, trong lời mà chư vị nói ra đều mang theo các tư tưởng phức tạp, nên làm cho lời của chư vị không có lực lượng lớn như thế, rất phân tán. Thêm nữa khi nói gì đó với người khác, thường thường là đứng trên quan điểm của mình, và nó không nhất định là phù hợp với Pháp của vũ trụ, do vậy từ điểm này mà giảng thì lại không có lực lượng của chân lý. Như vậy khi nói gì đó với người khác lại thêm vào những thứ để bảo hộ bản thân, [để] bản thân không bị tổn hại, cũng tức là mục đích lời chư vị nói cũng lại bất thuần, cứ như vậy khiến lời nói ra hết sức hời hợt. Nhưng khi chư vị thật sự có thể đạt được tư tưởng thanh tĩnh, hoặc khi tâm chấp trước của chư vị càng ngày càng ít, tư tưởng tạp niệm càng ngày càng ít, chư vị [sẽ] phát hiện lời chư vị nói sẽ có sức mạnh.” (Giảng Pháp tại Pháp hội ở Geneva, Thụy Sỹ [1998])
Kể từ đó, tôi có được tiến bộ rất lớn trong việc tu khẩu và tu tâm. Dù xung đột có gay gắt như thế nào, tôi vẫn có thể giữ tâm bất động và không phản kháng lại bằng những lời lẽ gây tổn thương. Trường không gian của tôi không còn bị những tâm tranh đấu hay tâm chiến thắng người khác chi phối nữa. Những vật chất xấu đã được thay thế bởi sự khoan dung và từ bi. Tôi hi vọng rằng mình có thể mang đến cho mọi người sự ấm áp và bình yên, thay vì chứng tỏ cho họ thấy tôi thông minh và tài giỏi như thế nào.
Đắm mình trong từ bi của Sư phụ
Sứ mệnh của các đệ tử Đại Pháp là giảng chân tướng, do đó những gì chúng ta nói phải Thiện và thể hiện được cảnh giới siêu thường để mọi người sẵn lòng lắng nghe chúng ta.
Sư phụ đã giảng:
“Vậy thì khi đến tầng thứ cao hơn, tư tưởng của chư vị ngày càng thuần tịnh, những gì mà tư tưởng của chư vị có mang theo, lời chư vị nói ra, [là] phi thường kiền tịnh {trong sạch}. Càng kiền tịnh, càng đơn nhất, thì càng phù hợp với Lý của tầng ấy của vũ trụ. Lời nói ra sẽ ngay lập tức có thể xuyên thấu nhân tâm, đánh vào nơi sâu thẳm của tư tưởng người ta, đánh vào trong vi quan hơn của sinh mệnh người ta, chư vị nói [xem] nó có lực lượng lớn nhường nào?! Do vậy có thể tĩnh lại được thì đó là thể hiện của cảnh giới.” (Giảng Pháp tại Pháp hội ở Geneva, Thụy Sỹ [1998])
Cuối cùng tôi đã hiểu ra tại sao Sư phụ liên tục yêu cầu chúng ta phải học Pháp và chân tu tâm tính, vì nếu không chúng ta sẽ không có năng lượng tích cực để thay đổi những suy nghĩ tiêu cực của mọi người. Chúng ta chỉ có thể cứu người khi chúng ta có từ bi xuất phát từ nội tâm.
Trong mỗi bài giảng, Sư phụ đều nhắc nhở chúng ta kiên nhẫn hướng nội. Lúc đầu, tuân theo lời dạy này với tôi thực sự khó khăn. Là người thường, phản ứng đầu tiên của họ là hướng ngoại mỗi khi gặp mâu thuẫn với những người khác, tìm kiếm vấn đề và trách nhiệm của người khác, đồng thời tìm lý do để giảm trách nhiệm của bản thân đến mức tối thiểu. Thực sự rất khó khăn để thay thế tâm chấp trước của người thường vào việc phán xét người khác bằng tu luyện bản thân mình. Khi tôi làm được điều đó và thay đổi cách suy nghĩ của mình, tôi thực sự nhận ra những sai lầm của bản thân!
Đôi khi tôi không làm được điều này và lại chỉ ra những khuyết điểm của người khác. Tôi đã vấp ngã ở đâu đó trước khi quay trở lại đúng hướng. Dần dần tôi học được cách chú ý tới từng ý niệm của mình. Trong khi xảy ra mẫu thuẫn với người khác, tôi hướng nội tìm lỗi của mình, mặc dù dường như là tôi đúng. Theo cách này, tôi có thể tìm ra liệu tôi có bất kỳ tâm chấp trước nào mà gây ra vấn đề hay không và có thể nhắc nhở bản thân đề cao.
Tầng thứ của tôi còn rất hạn chế. Để có thể đề cao nhanh hơn, tôi đọc các bài viết trên Minh Huệ hoặc nghe radio Minh Huệ mỗi ngày, đối chiếu bản thân với các học viên khác. Tôi tự nhủ: Nếu gặp tình huống tương tự, tôi nên làm gì để đồng hóa với Pháp?
Tôi học được nhiều bài học từ kinh nghiệm của các học viên khác cũng như cảnh giới vô tư của họ. Tôi coi những học viên khác như một tấm gương để xác định các vấn đề của mình. Bằng cách này, tôi thúc đẩy bản thân tu luyện tinh tấn. Tôi vô cùng trân quý những cố gắng của Sư phụ trong việc chỉ đạo các học viên thành lập website Minh Huệ.
Tôi thường xúc động đến phát khóc khi đọc các bài viết về những học viên hồi tưởng lại khoảng thời gian được ở cạnh Sư phụ. Tôi đã thấy một Sư phụ từ bi vĩ đại hy sinh vô điều kiện cho các đệ tử của Ngài và đối xử từ bi như nhau với tất cả mọi người, dù họ là những cán bộ cấp cao hay người bán hàng nhỏ lẻ, dù họ là chủ doanh nghiệp hay nông dân, dù họ giàu hay nghèo.
Sư phụ đã giảng:
“[Hàng] trăm nghìn năm, [hằng] ức vạn năm, bất kể họ đến nơi đây là vì điều gì, thực ra đều là đang đợi một ngày cuối cùng này thôi; không thể vì một đời nào đó của họ hoặc một sự việc nào đó thực thi không tốt, mà chúng ta không cứu độ họ. Sư phụ xét một sinh mệnh, là xét toàn [bộ] quá trình của sinh mệnh ấy; về chỉnh thể thì họ đã làm rất nhiều việc tốt rồi, thậm chí vì để chứng thực Pháp đã đặt định rất nhiều thành tựu rồi, đời này làm chưa tốt thì liền không cứu độ họ nữa ư?” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2008)
Mỗi người đều đã phạm phải những tội lỗi trong nhiều kiếp luân hồi. Thậm chí nếu ai đó là người ăn xin trong đời này, anh ta có thể đã là một vị vua đáng kính ở đời trước. Ngày nay, khi Đại Pháp hồng truyền, chỉ cần một người bước vào tu luyện, Sư phụ sẽ cứu người đó và giải quyết vô điều kiện tất cả những món nợ nghiệp lực của họ trong những đời trước.
Sư phụ không trực tiếp ở bên cạnh chúng ta, nhưng mỗi đệ tử chân tu đều có thể cảm nhận được những điểm hóa và trợ giúp của Pháp thân của Sư phụ. Những lúc bối rối, tôi lại mở cuốn sách Chuyển Pháp Luân hay các bài giảng của Sư phụ ra và câu trả lời sẽ có ở đó. Thật sự tuyệt vời.
Khi tôi gặp khó khăn và cầu xin Sư phụ giúp đỡ, can nhiễu từ bên ngoài sẽ biến mất. Một lần, tôi bị muộn đến dự một sự kiện và tôi đã cầu xin Sư phụ giúp đỡ. Tôi đã đến địa điểm diễn ra sự kiện trong năm phút, trong khi nếu một người thường đi quãng đường đó sẽ mất 30 phút. Những điều kỳ diệu như vậy thường xuyên xảy ra với các học viên Đại Pháp.
Nhiều học viên có thiên mục khai mở chia sẻ trên website Minh Huệ rằng họ nhìn thấy Sư phụ ở không gian khác đang mỉm cười quan sát các học viên. Một số học viên nhìn thấy Sư phụ đang ngồi trên tòa sen ở không gian khác với ánh mắt nghiêm khắc khi các học viên làm những việc sai lầm hoặc phát sinh mâu thuẫn với nhau. Khi các học viên làm tốt, Sư phụ khích lệ họ bằng cách để hoa Ưu Đàm nở trong nhà của họ. Một số học viên có thể chứng kiến những điều kỳ diệu ở không gian khác khi họ đề cao cảnh giới. Sư phụ đang quan sát chúng ta mọi lúc.
Khi tôi làm không tốt hoặc mắc kẹt ở một tầng thứ nào đó, tôi không dám nhìn ảnh Sư phụ lúc mở sách Chuyển Pháp Luân. Tuy nhiên, Sư phụ luôn luôn khích lệ chúng ta.
Sư phụ đã giảng:
“Vấp ngã rồi dựng dậy bò lên mới là xuất sắc. Thực thi lại cho tốt!” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2016)
Sư phụ của chúng ta thật từ bi!
Tất cả chúng ta đều biết rằng Sư phụ đang vất vả chính Pháp và cứu độ chúng sinh, nhưng chúng ta không hề biết Ngài vất vả như thế nào. Sư phụ chưa bao giờ đề cập đến những khổ nạn và can nhiễu đến từ những không gian khác của vũ trụ trong quá trình cứu độ chúng sinh.
Các học viên có thiên mục khai mở đã chứng kiến một số cảnh tượng liên quan đến sự giải thể và tái sinh của vũ trụ. Thậm chí, đọc miêu tả của họ về những trận chiến chính tà khốc liệt trong vũ trụ cũng vô cùng kinh hoàng. Bây giờ tôi hiểu lý do tại sao mỗi đệ tử Đại Pháp lại có được tâm từ bi vô điều kiện ấy. Nó xuất phát từ Sư phụ vĩ đại của chúng ta.
Là một học viên mới, tôi dành phần lớn thời gian quý giá của mình để làm ba việc. Tôi rèn luyện bản thân chỉ ngủ bốn tiếng đồng hồ một ngày để có nhiều thời gian cứu người hơn. Tôi cố gắng không lãng phí thời gian của mình vào những chuyện thế gian. Đồng thời, tôi cũng tuân theo lời dạy của Sư phụ.
Sư phụ đã giảng:
“Vậy nên trong quá trình tu luyện, không hề giống như bản thân mình tưởng tượng; ngoài việc tu luyện này là chủ yếu ra, thì cũng không được coi rằng các việc khác việc gì cũng đều là không trọng yếu; ví như gia đình không trọng yếu, xã hội không trọng yếu, cái gì cũng không trọng yếu. Cân bằng thật tốt những quan hệ ấy, đó chính là chư vị đang đi trên con đường này rồi. Tôi nói rằng phù hợp ở mức độ cao nhất theo hình thức xã hội người thường mà tu luyện.” (Giảng Pháp tại Canada 2006)
Thể ngộ của tôi là tôi nên ma luyện tâm tính và ý chí trong tiếp xúc hàng ngày với mọi người và không đi đến cực đoan như tránh tiếp xúc với mọi người. Tôi phải hoàn thành trách nhiệm của mình với gia đình và xã hội.
Sư phụ đã giảng:
“Người tu luyện ở trong bất kể hoàn cảnh sinh sống nào, trong bất kể công việc nào đều có thể làm người tốt.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Houston năm 1996)
Hai năm sau khi bắt đầu tu luyện Đại Pháp, cuối cùng tôi đã tham gia lớp học chín ngày. Tôi đã gặp một nhóm các học viên từ bi. Họ tổ chức lớp học hàng tháng, và tất nhiên, cũng hướng dẫn các bài công pháp miễn phí.
Họ đã làm việc này được 10 năm, dù mưa hay nắng, không vì danh hay lợi. Tôi thực sự trân quý sự hy sinh vô tư của họ. Tôi đã tham gia ba khóa học chín ngày. Với sự giúp đỡ của họ, các động tác của tôi chính xác hơn. Bây giờ tôi trợ giúp họ và làm tình nguyện viên để giúp đỡ các học viên mới. Tôi trân quý an bài của Sư phụ, đã cho tôi cơ hội quý giá như vậy để tu luyện tinh tấn cùng các học viên lâu năm.
Tôi muốn nhân cơ hội này bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới website Minh Huệ. Đối với tôi, website Minh Huệ là ánh kim quang trong thế giới trần tục. Ông thể hiện thế giới nội tâm của các học viên mà lại sử dụng ngôn từ giản dị nhất, thiết kế trang web gọn nhất, bố cục dễ đọc nhất.
Trên đây là những chia sẻ cá nhân tại tầng thứ còn hạn chế của tôi. Xin hãy từ bi chỉ ra những điểm chưa phù hợp.
(Hết)
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/8/14/332843.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/9/1/158508.html
Đăng ngày 17-10-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.