Bài viết của một học viên Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 27-7-2016] Tôi xuất thân từ một gia đình tam đại đồng đường gồm có ông bà, bố mẹ và 7 anh chị em. Bố mẹ làm lụng vất vả để nuôi chúng tôi, đặc biệt là bố tôi. Bố không nói nhiều, nhưng ông thể hiện tình yêu qua hành động.

Cuộc sống hồi nhỏ rất vất vả, nhưng tôi vẫn tìm thấy niềm vui và hạnh phúc. Có một điều mà tôi không thích đó là mẹ không tốt và keo kiệt với bố.

Mẹ là người độc đoán và hống hách, và tôi không biết phải bảo vệ bố như thế nào. Tôi cảm thấy thương bố.

Hàng ngày bố phải thức dậy từ rất sớm để đi làm cho một nhà máy ở rất xa và bao nhiêu năm nay, mỗi ngày cũng chỉ nhận được hai miếng bánh mì ngô để ăn. Bố chỉ được nghỉ ngày chủ nhật và hôm đó bố sẽ giặt quần áo cho chúng tôi và làm việc nhà. Tôi nhớ mỗi chúng tôi chỉ có một bộ quần áo do anh chị lớn hơn thải ra.

Bố tôi đã phải trả giá cho nhiều năm làm lụng vất vả. Ông bị chuẩn đoán ung thư thực quản khi mới ở tuổi 55. Bốn tháng sau đó ông vẫn qua được nhờ việc truyền nước vì ông không thể ăn. Lúc ông cần sự giúp đỡ nhất thì mẹ tôi về quê rất lâu. Bố bị trầm cảm và nản chí, và ông đã tự kết liễu cuộc đời mình.

Kể từ đó, nỗi oán hận đối với mẹ bùng cháy trong tôi. Tôi không thể tha thứ cho bà. Sự lạnh lùng và tàn nhẫn của bà đối với bố tôi là không lời nào tả nổi. Khi lớn lên, tôi làm việc xa quê. Tôi chỉ thăm mẹ khi nghỉ Tết. Bất cứ khi nào gặp bà, tôi chỉ thấy những tội khổ mà bố tôi phải chịu đựng. Tôi không bao giờ cười với bà.

Sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi nhận ra là một người tu luyện thì không nên có tâm oán hận hay căm thù người khác. Tôi không biết cách loại bỏ chấp trước này thế nào vì nó ẩn sâu trong tôi từ khi còn nhỏ.

Sư phụ giảng:

“Tôi giảng cho mọi người: giữa người với người mà phát sinh mâu thuẫn, vị kia đá người ta một cước, vị này đấm người ta một quyền, thì có thể là trước đây người kia nợ vị ấy, nay hai người tính sổ [với nhau]. Nếu chư vị xử lý vào, thì giữa họ không kết được, phải đợi đến sau này làm lại. Tức là chư vị không thấy được quan hệ nhân duyên, dễ làm điều xấu, từ đó tổn đức.” (Chuyển Pháp Luân)

Tôi hiểu rằng những ân oán giữa vợ chồng là do quan hệ nghiệp lực từ đời trước. Họ chỉ là đang dàn xếp một món nợ hoặc trả nợ cho nhau.

Trước kia tôi đã theo phe bố vì tôi không thể nhìn thấy mối quan hệ mật thiết ẩn sâu đằng sau những việc đang xảy ra. Dưới con mắt của một đứa trẻ, mọi điều dường như chẳng có quy củ gì cả và quá bất công. Tôi coi mối bất hòa của bố mẹ như tâm chấp trước của chính mình, và ban đầu nó chẳng liên quan gì với tôi.

Sư phụ đã khai sáng cho tôi hơn nữa:

“Người thường không hiểu rõ những việc này; [khi] chư vị lên cao tầng mà xét những [Pháp] lý, thì mọi thứ đều đã thay đổi. Ở nơi người thường chư vị cho rằng [đạo] lý này là đúng, nhưng nó không thật sự đúng. Lên cao tầng mà xét thì mới thật sự đúng; thông thường là như vậy.” (Chuyển Pháp Luân)

Đại Pháp đã gỡ bỏ nút thắt trong tôi và hóa giải được mối oán hận và lòng căm ghét của tôi.

Việc con người phải chịu tội khổ là do nghiệp lực của họ, và mọi người chỉ gặp nhau để giải quyết các món nợ nghiệp của họ.

Con người sống trong mê, và họ chịu đựng đau khổ, vật lộn rất nhiều mà không biết được điều đó. Họ thật đáng thương. Làm sao mà tôi vẫn còn oán hận họ kia chứ.

Đại Pháp không chỉ hóa giải oán hận và lòng căm thù của tôi đối với mẹ, mà tôi còn có thể đối xử với toàn thể gia đình cũng như đối với các chúng sinh khác với tâm từ bi.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/7/27/331961.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/8/6/158137.html

Đăng ngày 1-9-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share