Bài viết của đệ tử Đại lục tại Hồ Bắc

[MINH HUỆ 20-5-2016] Việc căng thẳng khi nói trước tập thể, tôi cho rằng đó là trạng thái tâm lý do Văn hóa đảng tạo thành. Sau đây tôi xin chia sẻ nhận thức gần đây của mình.

Vài ngày trước, tôi tham gia giao lưu với nhóm học Pháp lớn, đây là lần đầu tôi tham gia giao lưu nhóm lớn như vậy, có khoảng vài chục đồng tu tham dự, theo thứ tự tôi là người thứ hai phát biểu, trong tâm rất căng thẳng, cơ hội thế này không nhiều, buổi giao lưu chính là cùng nhau chia sẻ tìm những chỗ thiếu sót để cộng đồng đề cao. Khi nói, tâm lý tôi đặc biệt căng thẳng, sợ mình nói không tốt. Với tâm thái như thế (đồng tu nhìn là mặt tôi đỏ ran lên), tôi chỉ nói vài câu. Kỳ thực, khi chia sẻ thể hội cá nhân với đồng tu tôi nói rất nhiều. Đồng tu thứ ba chưa nói cũng rất căng thẳng. Sau khi về nhà, trong tâm tôi cảm thấy khúc mắc. Người khác có thể nói, tại sao tôi không làm được? Người khác liệu có nói tôi bị làm sao không? Thật mất mặt quá! Hay do tôi tu luyện chưa tốt…tâm lý tôi bất ổn không tĩnh được. Tôi liền phát chính niệm thanh trừ những quan niệm đó.

Tôi quỳ xuống trước Sư phụ, hướng nội tìm nguyên nhân của bản thân. Một đoạn Pháp của Sư phụ vang lên bên tai tôi:

“Tu luyện cần phải tu luyện trong ma nạn, [để] xem [đối với] thất tình lục dục chư vị có thể dứt bỏ hay không, có thể coi nhẹ hay không. Chư vị chấp trước chính vào những thứ ấy, thì chư vị không tu xuất lai được. Bất kể sự việc gì cũng có quan hệ nhân duyên; vì sao người ta có thể làm người? Chính là vì người ta có ‘tình’; người ta vì cái ‘tình’ này mà sống; tình cảm thân quyến, tình cảm nam nữ, tình cảm với cha mẹ, cảm tình, tình bè bạn, thực thi công việc cũng có tình, ở đâu cũng không tách khỏi cái ‘tình’ ấy; muốn làm hay không, cao hứng hay không, yêu và ghét, hết thảy mọi thứ trong toàn bộ xã hội nhân loại đều từ cái ‘tình’ ấy mà ra. Nếu ‘tình’ kia chẳng đoạn, thì chư vị không thể tu luyện được. Người ta nếu nhảy ra khỏi cái ‘tình’ này, thì không ai động đến chư vị được, tâm người thường không động đến chư vị được; thay vào đó là ‘từ bi’, vốn là điều cao thượng hơn. Tất nhiên đoạn dứt điều ấy ngay lập tức không dễ dàng gì; tu luyện là quá trình lâu dài, là quá trình lần lần vứt bỏ các tâm chấp trước của bản thân; nhưng chư vị cần phải tự mình đặt yêu cầu nghiêm khắc cho mình.” (Chuyển Pháp Luân)

Đây chẳng đúng là nói về tôi hay sao?

Tôi là đệ tử đắc Pháp lâu năm, bình thường tính cách vốn hướng nội, không hay nói, khi học Pháp nhóm nhỏ cũng ít giao lưu, việc không thích nói cũng trực tiếp ảnh hưởng tới việc tôi giảng chân tướng trực diện, nhìn thấy người khác không thích bắt chuyện, bỏ lỡ nhiều cơ hội. Nhưng tôi lại không tự tìm nguyên nhân sâu xa của việc mình không thích mở lời, lấy vấn đề tính cách để che đậy. Lần này khi giao lưu với mọi người, chính bởi mang tâm lý căng thẳng nên bản thân tôi mới nghĩ lại vấn đề của mình.

Năm nay tôi 63 tuổi, nhìn lại những gì trải qua trong cuộc sống, mười mấy tuổi đã phải trải qua Cách mạng Văn hóa, thời đó, gia đình tôi là những người trực tiếp bị hại, cha mẹ bị đánh vào nhóm đi theo tư bản chủ nghĩa, ngày ngày bị phê bình đấu tố, diễu đi trên phố, tôi không được gặp cha mẹ và bị đình chỉ học tập. Rơi vào đường cùng, tôi cùng em trai, em gái về với bà ở nông thôn. Trong môi trường giáo dục tà ác, trong nỗi sợ hãi vận động chỉnh đốn, toàn thân tôi mang bệnh tật, lại hình thành rất nhiều tâm: tâm sợ hãi, đề phòng, ngờ vực, căng thẳng, tật đố, sỹ diện, tư tâm bảo vệ bản thân, bình thường làm việc dè dặt, sợ đắc tội với người khác, có tư tưởng ba phải, nói chuyện với người khác liền đỏ mặt. Buổi tối tôi còn không dám đi đường một mình, không dám ngủ một mình ở nhà, người quen ở đơn vị qua đời, tôi có thể sợ tới mức bị bệnh, nhát gan có tiếng. Đó đều là do Văn hóa đảng gây nên hậu quả xấu. Nếu như không đắc Pháp tu luyện, tôi không biết tình hình sẽ còn thành ra thế nào!

Sau khi đắc Pháp, Sư phụ tịnh hóa thân thể cho tôi rất sớm, không chỉ có những bệnh trước đây đều khỏi, tôi cũng can đảm lên, không sợ đi đường trời tối, một mình ngủ cũng không sợ. Tôi cũng thường nghe “Cửu Bình”, “Giải thể Văn hóa đảng”, độc hại của Văn hóa đảng cũng vứt bỏ đi được rất nhiều, nhưng lần này trong quá trình hướng nội tìm, tôi phát hiện ra vẫn còn.

Sư phụ giảng:

“Văn hoá đảng tà ác của tà đảng Trung Cộng, hàng mấy chục năm nhồi nhét âm thầm nhuộm đen, đã khiến người Trung Quốc ở Đại Lục, gồm cả một số đệ tử Đại Pháp, bị méo mó tính cách, suy nghĩ vấn đề đều cực đoan, thậm chí hoàn toàn khác hẳn so với người ở xã hội quốc tế và Trung Quốc truyền thống. Hơn tỷ người ở Đại Lục, đã biến dị khi bị nhồi nhét dần dần mà không nhận ra; mọi người cảm thấy, rằng cũng như nhau, không có gì không ổn, rằng con người chính là thế mà. Không phải đâu! Nhiều lúc kênh truyền thông dùng chư vị, hoặc có lúc mà hạng mục dùng chư vị, thì lối nghĩ của chư vị, kiểu văn hoá đảng với cách làm cực đoan, giả dối, và tác phong công tác hời hợt bề mặt, quả thực khiến họ không chịu nổi. Nếu chư vị tiếp xúc với người Mỹ, với người quốc gia tự do các nơi trên thế giới, thì họ sẽ cảm thấy chư vị lạ lắm. Đây là điều mà Sư phụ đích thân trải qua. Năm đó Sư phụ cũng là người từ Đại Lục ra, nhưng ngay lập tức tôi cảm nhận ra điều đó, nhìn ra chỗ khác biệt đó. Nhiều lúc, học viên xã hội quốc tế không dám tiếp nhận chư vị, trong các hạng mục không dám tiếp nhận chư vị, không phải là nói chư vị có vấn đề gì, mà là quả thực không có biện pháp hợp tác với chư vị.” (Giảng Pháp tại Pháp hội San Francisco 2014)

Tham gia giao lưu, tôi phản ứng ra rất nhiều tư tưởng gồm cả lời nói căng thẳng, đều là có liên quan tới ảnh hưởng của Văn hóa đảng. Thế mà mấy năm qua không nhận thức ra. Tôi còn tưởng rằng do tâm sỹ diện. Dù sao tu luyện được nhiều năm rồi, tôi biết không phải là việc ngẫu nhiên, dù tốt hay xấu thì đều là hảo sự, đó chẳng phải là cơ hội tốt cho tôi đề cao tâm tính hay sao? Sau khi hướng nội tìm, trong lòng tôi lập tức nhẹ nhõm, trong đầu trống không, tâm thái cũng ổn định, tôi cảm thấy Sư phụ đang giúp mình gỡ bỏ các vật chất xấu. Tôi rưng rưng cảm động chạy tới trước ảnh Sư phụ mà nói: “Con tạ ơn Sư phụ! Sư phụ, sau này xảy ra bất kỳ việc gì đệ tử sẽ đều tìm ở bản thân mình.”

Giao lưu của các đệ tử Đại Pháp, tôi thấy chúng ta đều phải tích cực tham gia, không phải là tâm lý sợ hãi hay tham gia hay không cũng được. Hình thức giao lưu là được Sư phụ khẳng định, là để cộng đồng tinh tấn, là cơ hội tìm ra những thiếu sót.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/5/20/328905.html

Đăng ngày 1-9-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share