Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 2-2-2016] Chính quyền thành phố Cáp Nhĩ Tân đã đuổi một trong những luật sư đại diện cho cô Tả Tiên Phượng ra khỏi phòng xử án khi ông biện hộ rằng những cáo buộc đối với thân chủ của ông là sai.

Trong tình trạng sức khỏe kém và bị ép buộc phải ra tòa, cô Tả đã bị sốc trong lúc xử án. Thay vì lùi lại lịch phiên xử, thẩm phán chỉ ra lệnh tạm dừng một lúc. Luật sư thứ hai của cô Tả đã tự rời phòng xử án để phản đối những vi phạm pháp luật của thẩm phán.

Phiên xử đã tiếp tục bất chấp việc cô Tả không có đại diện pháp lý. Công tố viên đã đề xuất mức án bốn đến bảy năm tù trong trường hợp cô Tả bị kết luận là có tội. Cả hai luật sư đều đã tố cáo những vi phạm pháp luật của thẩm phán lên viện kiểm sát địa phương.

Hăm dọa và tra tấn

Cô Tả, 35 tuổi, nguyên là một giáo viên trung học tại huyện Nghi Lan. Vào tháng 12, cảnh sát đã đến bắt cô khi cô đang dạy học vì cô đã mời mọi người tới dự phiên xử một học viên Pháp Luân Công. Cô Tả bị tố cáo cùng ngày hôm đó và chính thức bị bắt ba ngày sau. Chính quyền đã đe dọa cô khi đưa ra lệnh bắt giữ để ép cô thừa nhận cáo trạng. Cô bị truy tố năm ngày sau đó.

Trước phiên xử, cô Tả đã tuyệt thực hơn 40 ngày để phản đối việc cô bị ngược đãi. Cai trại tại Trại tạm giam Cáp Nhĩ Tân, nơi cô bị giam giữ, đã bức thực bằng một ống xông vào dạ dày cô.

Khi cô Tả bị xét xử vào ngày 26 tháng 2, cô trông hốc hác và phải rất khó khăn mới có thể nói được.

Cô Tả yêu cầu thẩm phán cho một ban bồi thẩm, nhưng yêu cầu của cô bị từ chối.

Luật sư bị đuổi vì chất vấn tính hợp pháp của cáo trạng

Trước khi phiên xử bắt đầu, cảnh sát đã chụp hình người nhà và các luật sư của cô Tả. Cảnh sát mặc thường phục thì ngồi ở hàng ghế dành cho người dự phiên tòa để theo dõi gia đình trong suốt phiên xử.

Khi bắt đầu phiên xử, các luật sư của cô Tả đã yêu cầu tòa án cho cô Tả kiểm tra y tế để quyết định liệu cô có thể hầu tòa được không. Song yêu cầu của họ đã bị từ chối. Sau đó, các luật sư đã yêu cầu tòa án cung cấp cơ sở pháp lý khi tố cáo cô Tả với cáo trạng “mời người khác dự phiên xử công khai một học viên Pháp Luân Công.” Thẩm phán đã cảnh cáo các luật sư rằng lập luận này là gây cản trở cho phiên xử. Nhưng họ vẫn tiếp tục biện hộ rằng những việc làm của cô Tả không hề vi phạm pháp luật và cáo trạng là không có hiệu lực.

Khi một trong những luật sư này chất vấn về tính hợp pháp của bản cáo trạng đến lần thứ ba thì bị thẩm phán đuổi khỏi phòng xử án.

Vị luật sư này ngay lập tức gọi cho Viện kiểm sát huyện Phiên Chánh để tố cáo hành vi sai trái của thẩm phán, kèm theo một đơn khiếu nại. Song viện kiểm sát không tiếp nhận đơn khiếu nại này. Tuy nhiên, theo pháp luật, đúng ra viện kiểm sát phải nhanh chóng tiến hành điều tra.

Luật sư thứ hai rời phòng xử án để thể hiện sự phản đối

Sau khi luật sư của cô Tả bị đuổi ra, cô bị lên cơn sốc nên thẩm phán đã tuyên bố tạm dừng phiên xử. Luật sư thứ hai của cô Tả yêu cầu tòa cho cô kiểm tra sức khỏe nên thẩm phán phải miễn cưỡng cho phép. 20 phút sau, cô Tả bị đưa trở lại phòng xử án và được cho ngồi ghế. Thẩm phán tuyên bố rằng cô đã đủ sức khỏe để tiếp tục phiên xử. Vị luật sư này chất vấn rằng cô có được khám bởi một bác sỹ đã qua đào tạo không và cho rằng cô chưa được khám cẩn thận vì cả luật sư và gia đình không được có mặt. Thẩm phán đã ra lệnh tạm dừng một lúc nữa.

Sau đó 20 phút, phiên xử lại được tiếp tục, thẩm phán ra lệnh cho gia đình của cô Tả ngồi phía cuối hàng ghế dành cho người dự phiên tòa để họ không phản đối được. Sau đó, ông ta đã đọc một đoạn của một điều luật để lấy đó làm căn cứ pháp lý cho việc kiểm tra sức khỏe.

Luật sư của cô Tả đã yêu cầu thẩm phán đọc nốt phần còn lại của điều khoản để chứng tỏ rằng việc kiểm tra sức khỏe của cô Tả không được thực hiện đúng luật. Song thẩm phán lại từ chối. Sau đó, công tố viên bắt đầu đọc bản cáo trạng, bất chấp sự phản đối của luật sư biện hộ. Lúc đó, mi-crô của luật sư bào chữa đã bị ngắt. Ông đã rời phòng xử án để phản đối và đã tố cáo thẩm phán lên viện kiểm sát địa phương.

Phiên xử vẫn tiếp tục mà không có luật sư bào chữa

Phiên xét xử cô Tả vẫn tiếp tục bất chấp việc không có luật sư bào chữa. Nó kết thúc sau khi công tố viên đưa ra mức án bốn đến bảy năm tù của cô Tả.

Những báo cáo liên quan (chưa có bản dịch):

Mẹ và con gái bị bắt vì tham dự phiên xử một học viên Pháp Luân Công

Phơi bày cuộc bức hại tàn bạo đối với cô Tả Tiên Phượng, học viên cuối cùng bị giam giữ tại Trại Lao động Cưỡng bức Tiền Tiến

Tra tấn đến phút cuối cùng: Lời khai của người cuối cùng bị giam tại Trại Lao động Cưỡng bức Tiền Tiến

Bốn học viên bị tra tấn tại Trại Lao động Cưỡng bức Tiền Tiến (ảnh)

Trại Lao động Cưỡng bức Tiền Tiến đóng cửa – cuối cùng cô Tả Tiên Phượng cũng được thả

Giáo viên nữ bị xúc phạm nhân phẩm và treo người tại Trại Lao động Cưỡng bức Tiền Tiến; cảnh sát xúi cô “tự tử”

Giáo viên về hưu phơi bày tội ác tại Trại Lao động Cưỡng bức Tiền Tiến


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/2/2/323043.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/2/11/155527.html

Đăng ngày 24-2-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share