Bài viết của một phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc

[MINH HUỆ 24-1-2016] Một nhóm học viên Pháp Luân Công đã bị Đồn Cảnh sát La Phong, thành phố Chiêu Viễn, tỉnh Sơn Đông giam giữ và ngược đãi trong sáu tháng. Một học viên đã bị tra tấn tại đồn cảnh sát.

Ba học viên bị giam giữ phi pháp, một học viên bị giam giữ hai lần và ngược đãi thân thể. Cảnh sát đã thu giữ của họ hơn 1.000 nhân dân tệ tiền mặt và một số vật dụng cá nhân. Hai học viên đã mất việc trong thời gian này.

Cảnh sát đã bắt giữ bà Trương Học Lợi và ông Tôn Kiến Quốc, cả hai đã trên 70 tuổi, sau khi họ nói với mọi người về cuộc đàn áp Pháp Luân Công tại một chợ nông sản hồi tháng 8 năm 2015. Cảnh sát đã lấy của họ hơn 1.000 nhân dân tệ.

Bà Dương Tùng Mỹ cũng bị bắt giữ cùng tháng đó vì nói chuyện với công chúng về Pháp Luân Công. Cảnh sát đã lấy 50 nhân dân tệ tiền mặt từ ví của bà và giam bà trong 7 ngày.

Ngày 22 tháng 10 năm 2015, bà Vương Thục Bội đã bị bắt giữ vì nói cho mọi người tại một công viên về cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Phó giám đốc Lữ Phong Chu cùng những cảnh sát khác đã đánh đập và đâm kim dưới móng tay của bà tại đồn cảnh sát. Bà bị giam giữ trong 12 ngày.

Bà Vương đã bị bắt giữ một lần nữa vào ngày 11 tháng 11 năm 2015. Cảnh sát đã tịch thu 200 nhân dân tệ của bà, và còn thêm các tem bưu chính trị giá 110 tệ, hai máy mp3, các sách Pháp Luân Công cùng những vật dụng cá nhân khác.

Bà bị giam giữ trong 15 ngày. Bà cũng bị giam giữ phi pháp giống lần trước, cảnh sát đã từ chối đưa cho bà xem lệnh bắt giữ. Vì bà không nhận được thông báo, bà đã bỏ lỡ hạn chót nộp kháng cáo. Bà cũng bị đuổi việc, vì bà không được phép gọi điện đến sở làm hoặc gặp người ngoài trong thời gian bị giam giữ.

Tháng 1 năm 2016, ông Lưu Phúc Bân đã bị bốn cảnh sát ở Đồn Cảnh sát La Phong bắt giữ tại nhà. Cảnh sát đã hỏi ông về đơn khiếu nại mà ông đã nộp để kiện Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc vì đã ra lệnh đàn áp tàn bạo Pháp Luân Công. Cảnh sát cũng lấy hơn 80 nhân dân tệ tiền mặt, các sách Pháp Luân Công của ông và những vật dụng khác. Ông Lưu đã bị giam giữ trong 10 ngày và bị đuổi việc vì vụ bắt giữ.

Bối cảnh

Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là lãnh đạo ĐCSTQ, bất chấp sự phản đối của các ủy viên thường vụ khác của Bộ Chính trị, đã phát động cuộc đàn áp bạo lực đối với Pháp Luân Công.

Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 16 năm qua. Nhiều người bị tra tấn chỉ vì đức tin của mình và thậm chí bị giết để lấy nội tạng. Giang Trạch Dân và đồng phạm phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc bức hại tàn bạo này.

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giang Trạch Dân, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “Phòng 610”, vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng cảnh sát và hệ thống tư pháp trong việc thi hành chỉ đạo của Giang đối với Pháp Luân Công theo chính sách: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.

Giang đã hết nhiệm kỳ vào năm 2002, nhưng ông ta vẫn sử dụng quyền lực ngầm của mình thông qua một mạng lưới các quan chức mà ông ta đã cài cắm khi còn tại vị.

Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố kẻ cựu độc tài này.

_

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/1/24/322632.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/2/2/155041.html

Đăng ngày 18-2-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share