[MINH HUỆ 23-10-2014] Khi tôi mới bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi luôn đặt tu luyện lên hàng đầu. Tôi kiên trì luyện công ngoài trời và tham gia vào nhóm học Pháp bất kể trời mưa hay nắng, thậm chí vào cả kỳ nghỉ. Cho dù bất kỳ xung đột nào phát sinh, tôi đều có thể hướng nội tìm. Mặc dù không phải khi nào tôi cũng đáp ứng được tiêu chuẩn của Pháp, nhưng tôi đã luôn luôn cố gắng.

Sau khi cuộc bức hại bắt đầu, đặc biệt trong bảy đến tám năm bị giam giữ phi pháp, tôi đã từ chối hợp tác với chính quyền cộng sản, và hình thành một quan niệm rằng cảnh sát và những người khác là sai còn tôi luôn luôn đúng. Tôi ít khi xem xét rằng liệu tôi có đang hành động chiểu theo Pháp lý hay không, hay liệu tôi có hướng nội tìm như tôi đã làm khi mới bắt đầu tu luyện hay không.

Sau khi tôi trở về nhà, quan điểm cho rằng, “người khác là luôn luôn sai còn tôi luôn luôn đúng” ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn. Kết quả là, tôi không thể đồng ý với ý kiến của các bạn đồng tu khi giao lưu tâm đắc thể hội. Tôi đã xung đột với một đồng nghiệp và nó đã trở thành một cuộc cãi vã.

Tôi bình tĩnh lại và nghĩ, “Mình đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp được 17 năm, sao mình có thể đi tranh luận với một người không phải là học viên được chứ? Mình đang làm gì suốt bao năm qua vậy?”

Tôi tự hỏi bản thân, “Nếu mình bác bỏ ý kiến của người khác dù là tích cực hay tiêu cực khi mâu thuẫn phát sinh thì đó là tu luyện sao? Mình có cư xử như thế khi mình mới bước vào tu luyện không?”

Tôi đã rất cảm động với bài chia sẻ “Điều tôi nhìn thấy đằng sau nghiệp bệnh trường kỳ ở trạng thái tu luyện tiệm ngộ” trong Tuần báo Minh Huệ. Chính Pháp đã đi đến giai đoạn này, vì vậy thật đáng báo động khi có nhiều đến vậy những vấn đề nghiêm trọng vẫn còn tồn tại trong tu luyện của chúng ta, và chúng ta thực sự phải xem xét việc này một cách nghiêm túc.

Nhận ra tâm tự mãn

Gần đây tôi nhận ra rằng tôi không bao giờ nên tự mãn về việc mình đã tu luyện Đại Pháp bao lâu, có bao nhiêu khảo nghiệm lớn mà tôi đã vượt qua, hoặc bao nhiêu người tôi đã cứu. Tôi nên coi bản thân mình như một học viên mới và luôn luôn khiêm nhường ở trong Pháp to lớn này, duy trì trạng thái như khi tôi mới bước vào tu luyện, và hướng nội từng thời khắc khi mâu thuẫn xảy ra. Chỉ bằng cách tu luyện tốt bản thân, tôi mới có thể thức tỉnh con người.

Sư phụ nhắc nhở chúng ta rằng:

“vậy nên mới nói cứ tu luyện như thủa đầu, tất thành chính quả.” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế New York [2009])

Chúng ta đã thực hiện được điều đó chưa? Trong giai đoạn cuối của thời kỳ mạt kiếp, xã hội này gần như không còn chínhnữa. Bạn vẫn bị ô nhiễm bạn ngay cả khi bạn liên tục phủ nhận nó chứ đừng nói đến việc dung túng bản thân và chủ động tiếp xúc với nó.

Sư phụ giảng:

“Xem TV, xem máy tính, dẫu bất kể là thứ gì hễ chư vị nhìn thì chúng đều tiến nhập vào. Trong đầu não và thân thể người ta nhiều những thứ đó rồi, thì hành vi của chư vị sẽ bị chúng khống chế. Lời chư vị nói ra, hình thức tư duy của chư vị, thái độ nhận thức sự vật của chư vị, đều sẽ chịu ảnh hưởng của chúng.”(Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2010)

Tôi nhớ rằng khi mới bước vào tu luyện, tôi đặt yêu cầu cao cho bản thân mình và quyết tâm không xem ti-vi. Khi Chính Pháp hiện nay đã đến giai đoạn cuối cùng, trạng thái tu luyện của tôi ngược lại trở nên tồi tệ hơn so với trước đây. Tôi nói với bản thân mình, tôi phải thay đổi tình trạng này, và từ thời điểm này trở đi, coi bản thân mình như một học viên mới và xem xét tất cả các hành vi của mình chiểu theo Đại Pháp và tu luyện thật kiên định như thuở đầu.

Xã hội nhân loại là một trường tu luyện cho các học viên Đại Pháp, nhưng chúng ta đừng quên rằng nó cũng có đầy đủ các yếu tố mà cựu thế lực an bài để bức hại Đại Pháp. Nếu chúng ta không thể hành động một cách đúng đắn trong xã hội người thường thì sau đó nó có thể dễ dàng trở thành một trường bức hại lớn hơn. Chúng ta cần phải vượt lên khỏi trường này, tu luyện bản thân tốt và đồng thời thức tỉnh chúng sinh. Chỉ bằng cách tiếp nối động lực khi chúng ta mới bước vào tu luyện và đo lường mọi suy nghĩ của chúng ta theo các nguyên lý của Đại Pháp, chúng ta mới có thể đi trên con đường của mình một cách chân chính.

Tà ác đã nắm bắt mọi cơ hội để bức hại các đệ tử Đại Pháp. Chúng ta đều biết rằng việc đưa đệ tử Đại Pháp vào tù, trại lao động cưỡng bức và các trung tâm tẩy não là một hình thức bức hại. Tuy nhiên, ở bên ngoài những nơi đó, việc bức hại các đệ tử Đại Pháp không hề giảm sút. Chúng thường lợi dụng các chấp trước học viên và diễn hóa những vật chất xấu có thể ăn mòn ý chí của một học viên và can nhiễu đến việc làm tốt ba việc. Đó cũng là một hình thức bức hại.

Tại sao có quá nhiều học viên đã qua đời theo hình thức nghiệp bệnh hoặc bị đột tử trong những năm qua? Cuộc bức hại các học viên bên ngoài hay bên trong các nhà tù và trại lao động là nghiêm trọng như nhau. Theo thiển ý của tôi, bất kể bạn có ở trong tù hay không, tà đảng là coi các học viên như một chỉnh thể mà bức hại, nhưng cuộc bức hại trong các nhà tù chỉ là rõ ràng hơn: với cái gọi là chuyển hóa, tra tấn, thậm chí tra tấn các học viên đến chết; trong khi đó ở bên ngoài, chúng lợi dụng những suy nghĩ người thường còn lại và chấp trước của các học viên, diễn hóa ra các loại giả tướng, phóng đại các chấp trước và ăn mòn ý chí của họ.

Nếu các học viên không nhanh chóng cải biến và nhìn thấu hình thức bức hại này, kết quả có thể là những gì đã xảy ra trong bài viết, “Điều tôi nhìn thấy đằng sau nghiệp bệnh trường kỳ ở trạng thái tu luyện tiệm ngộ” – qua đời dưới dạng tai nạn hay nghiệp bệnh, hoặc bị nghiệp bệnh trường kỳ. Chúng ta phải giữ thanh tỉnh trong Pháp, cảnh giác hơn trong các môi trường tương đối buông lỏng hơn, chống lại tất cả các loại cám dỗ bằng chính niệm mọi lúc, tu luyện như thuở đầu, và không cho phép ý chí tu luyện tinh tấn của chúng ta bị lụi tàn.

Sư phụ giảng: “Một niệm phân biệt giữa người và Thần.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2010). Khi một người buông lơi một chút, người đó có thể bị kéo trở lại phía người thường. Đôi khi việc buông lợi chỉ kéo người đó về phía người thường một chút, nhưng một chút đó có thể là “tổ kiến là nguyên nhân gây vỡ con đập”. Sư phụ đã kể cho chúng ta câu chuyện về một đệ tử của Bà La Môn tu luyện cô độc trên núi: Vào thời đầu, anh ấy khá tinh tấn. Một ngày kia, một người thợ săn đã làm bị thương con nai, và anh ấy đã bảo vệ nó. Vì rất cô đơn nên anh ấy đã chăm sóc cho con nai và thậm chí coi nó như một người bạn thân thiết và đặt hết tâm huyết vào nó. Anh ấy đã buông lỏng quyết tâm tiến về phía trước và khi con nai chết, anh ấy không thể nào quên được nó. Anh ấy lúc nào cũng nghĩ về nó và khi cuộc đời anh ấy sắp kết thúc, anh không nghĩ về Phật Pháp mà vẫn nghĩ về con nai. Vì vậy, anh ấy đã đầu thai thành một con nai và sự tu luyện của anh đã chấm dứt trong khoảng khắc đó. Đây là một bài học rất sâu sắc.

Hướng nội là Pháp bảo

Một số quan niệm của con người hình thành qua hàng nghìn năm đã hòa tan vào từng tầng từng tầng trong thân thể và thậm chí đã trở thành một phần của chúng ta. May mắn thay, Sư phụ đã nói cho chúng ta một Pháp bảo có thể phá trừ tất cả các quan niệm: Hướng nội. Nhưng chúng ta lại có xu hướng hướng ngoại khi xung đột và khổ nạn đến.

Những gì tôi hiểu là bất kỳ chấp trước người thường nào cũng đều là vật chất, nếu không hướng nội và cải biến bản thân thì vật chất đó sẽ không bao giờ được gỡ bỏ. Hướng nội là khoan xương xẻo tim, bởi vì nó tương đương với việc cắt bỏ vật chất là một phần của cơ thể của chúng ta. Nhưng chỉ bằng cách hướng nội vô điều kiện, chúng ta mới có thể cải biến và loại bỏ vật chất xấu. Mỗi chấp trước đều phải trải qua quá trình này và chỉ bằng cách này, chấp trước người thường của chúng ta mới có thể được phá trừ.

Tôi nhớ rằng khi mới bước vào tu luyện, nếu tôi không luyện công một ngày, tôi chắc chắn sẽ luyện bù. Liệu bây giờ tôi có thể làm như thế chăng? Khi tôi bỏ lỡ phát chính niệm toàn cầu, tôi có phát bù không? Khi tôi mới bắt đầu tu luyện, tôi rất tập trung khi học Pháp, nhưng bây giờ cho dù tôi có thể đọc thuộc và ghi nhớ Pháp nhưng tôi lại không nhập Pháp vào tâm. Tôi hay suy nghĩ về những thứ khác trong khi đọc thuộc Pháp – làm hai việc cùng lúc.

Khi mâu thuẫn nảy sinh, Sư phụ giảng:

“Bất kể sự việc này chư vị có sai hay không sai, chư vị đều tìm ở bản thân, chư vị sẽ phát hiện [ra] vấn đề.”(Giảng Pháp tại Pháp hội châu Âu năm 1998)

(tạm dịch)

Chúng ta có thể luôn luôn làm điều này toàn tâm toàn ý như khi chúng ta mới bắt đầu tu luyện không? Tôi kiến nghị mỗi học viên nên suy nghĩ về việc chúng ta đã tinh tấn như thế nào khi mới bước vào tu luyện và chúng ta hiện nay ra sao. Có phải chúng ta nhận thấy rằng ý chí tinh tấn của mình đã bị giảm đi không? Chúng ta cần phải coi mình là một học viên mới và tu luyện vững chắc kể từ thời điểm này.

Tất cả chúng ta hãy thực sự chú ý đến tu luyện của mình và duy trì một trạng thái “Luôn luôn tu luyện như thuở đầu”, và tinh tấn tu luyện không ngừng cho đến ngày viên mãn.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/10/23/299338.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/11/5/146705.html

Đăng ngày 25-12-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share