Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 13-10-2014] Bài học sâu sắc nhất mà tôi đã học được trong năm nay là trở nên độ lượng và khoan dung hơn.

Mùa hè năm ngoái, công an khu vực đồng loạt bắt giữ hàng chục học viên trong vùng của chúng tôi. Mặc dù biết rằng mình không nên thừa nhận cuộc bức hại và nên ngăn chặn tà ác bức hại các học viên, tôi luôn cảm thấy mình đã không toàn tâm thực hiện việc đó. Trước khi bị bắt, tôi đã thảo luận một số vấn đề với học viên A, cũng là một trong những học viên bị bắt, ví như bảo mật điện thoại, quản lý quỹ quyên góp của các học viên như thế nào, vv… Nhưng cô ấy không đồng ý với quan điểm của tôi, đó cũng chính là nguyên nhân gây ra sự rạn nứt giữa chúng tôi.

Khi vụ bắt giữ xảy ra, ý niệm đầu tiên của tôi là cô đã không xử lý tốt các vấn đề chúng tôi thảo luận, nên cô đã bị bức hại. Bởi vì tôi không thể tha thứ cho cô ấy, tôi vô tình chấp nhận bức hại như điều “không thể tránh khỏi.”

Học viên A phản bức hại bằng chính niệm đã được trở về nhà. Cô nhanh chóng hồi phục và dồn hết nỗ lực vào việc giải cứu các học viên đã bị bắt giữ. Trong khi đó, tôi không ngừng phàn nàn rằng liệu học viên A có nhìn thấy một cách minh xác những thiếu sót của mình ở đâu. Tôi đã lo lắng rằng nếu cô tiếp tục làm việc Đại Pháp mà không nhận ra sai lầm của mình, cô sẽ không thể làm được tốt các hạng mục sắp tới.

Nhận ra chấp trước của mình là không vị tha

Tôi đã thảo luận những suy nghĩ của mình với các học viên khác, và họ nói với tôi rằng các học viên không thể nào làm gì cũng hoàn hảo, nhưng chỉ vì không thể làm việc một cách hoàn hảo, không có nghĩa là họ không nên làm việc đó? Tốt hơn là làm một việc gì đó – thậm chí trong quá trình đó nếu có mắc lỗi – còn hơn không làm gì cả vì sợ mắc lỗi.

Tôi nghĩ rất nhiều về những gì các học viên khác nói, và tôi đã nhận ra chấp trước của mình: Tôi đã không tha thứ, khoan dung, và khắt khe, vì tôi kỳ vọng vào sự hoàn hảo, tôi không thể chấp nhận những sai lầm nhỏ nhất do bản thân hoặc người khác tạo ra. Tôi thường tập trung vào những sai lầm trong quá khứ, những việc tôi không thể làm tốt, vốn khiến tôi cảm thấy nản. Trong tâm tôi sẽ phàn nàn về những thiếu sót của các học viên khác, và khinh bỉ những người mà tôi không thích bề ngoài của họ. Tôi cũng sẽ nổi giận với những người có quan điểm không đồng tình với tôi.

Trong cuộc sống thường ngày, vì không thể khoan dung nên tôi thường chán nản và không vui, nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ rằng nó là một vấn đề to tát cho tới khi nhiều đồng tu bị bắt giữ. Vì không thể tha thứ và tách ra khỏi họ, tôi đã vô tình trở thành một kẻ đồng lõa với tà ác! Cuối cùng tôi đã nhận ra mức độ nghiêm trọng của chấp trước này.

Các hạng mục giảng chân tướng mà học viên A đang làm là những việc mà bản thân tôi không có can đảm thực hiện. Tại sao tôi không thể xem đây là một thế mạnh mà học hỏi, thay vì chỉ trích những sai lầm của cô? Tất nhiên, nếu tôi từ bi nhắc nhở cô ấy về những thiếu sót thì được, nhưng tôi không nên trông chờ cô ấy thay đổi ngay và có cải thiện đột biến.

Sư phụ bảo hộ mỗi đệ tử Đại Pháp và an bài con đường tu luyện của họ. Mặc dù chúng ta có nhiều chấp trước và nghiệp lực, Sư phụ luôn luôn đối xử với chúng ta với lòng vị tha vô bờ bến, và cho chúng ta thời gian trải qua một quá trình tu luyện. Tôi có quyền gì mà không khoan dung với các học viên khác? Nếu các học viên khác chỉ ra những chấp trước của tôi và kỳ vọng tôi sẽ vượt qua ngay, liệu tôi có thể ngộ ra những thiếu sót mình và chấp nhận những lời chỉ trích của họ ngay không? Nếu chúng ta chỉ quan tâm đến việc chỉ ra sai lầm của người khác, làm sao chúng ta có thể có thể tu được?

Trên phương diện đó, không thể khoan dung cho người khác bắt nguồn từ chấp trước vào tự ngã và đề cao bản thân. Sư phụ đã giảng về sự bao la của vũ trụ và sự huy hoàng của sinh mệnh. Mỗi người là một lạp tử của vũ trụ, được tạo ra vì Pháp và được Sư phụ lựa chọn. Làm sao chúng ta có thể dùng những quan điểm nông cạn, hạn chế của người thường để đánh giá những sinh mệnh khác?

Hiểu được ý nghĩa chân chính của vô ngã

Sau khi ngộ được điều này, tôi lại nói chuyện với học viên A, người đã dần dần nhận ra chấp trước của mình sau khi bị bức hại. Cô không còn chán nản và bị ám ảnh với việc chính lại những sai lầm của mình, mà thay vào đó chân thành cố gắng hết sức để giúp các học viên bị bắt giữ và cứu độ chúng sinh.

Trong quá trình chứng thực Pháp, học viên A liên tục đề cao trong tu luyện. Ví dụ, công an đã nhiều lần đến tìm, thậm chí đe dọa cha cô. Nhưng vì cô đang bận giải cứu các học viên bị giam khác, cô không còn hơi sức để tâm đến công an, và không phát chính niệm để ngăn họ tới. Cô đặt việc giải cứu đồng tu lên ưu tiên hàng đầu. Nhưng sau khi cô đã giải quyết xong việc giải cứu các học viên, công an đã không còn tới. Tôi nghĩ rằng, bởi vì cô ấy đã làm mọi việc hoàn toàn vô ngã, tà ác không thể tìm được cớ để bắt cô. A có thể làm được việc này là nhờ có nền tảng vững chắc từ việc học Pháp vững vàng.

Còn tôi, luôn luôn bị mắc kẹt trong cái vòng nhỏ của mình. Tôi vẫn làm nhiều việc dựa vào cảm xúc, và tôi thường cảm thấy “trạng thái tu luyện” của mình không tốt. Tôi thường tự nhủ bản thân rằng mình nên cố gắng học Pháp tốt hơn và “chính lại” trạng thái của mình. Nhưng Chính Pháp không đợi ai. Nhiều hạng mục cần phải được thực hiện càng sớm càng tốt, không có thêm thời gian để “chính lại trạng thái của chúng ta.”

Từ ví dụ của cô A, tôi đã chứng kiến cách cư xử của một người chân tu Đại Pháp, và tôi đã dần dần hiểu được ý nghĩa của việc “… tu thành bậc Chính Giác vô tư vô ngã, tiên tha hậu ngã.” là gì (Phật tính vô lậuTinh tấn yếu chỉ)

Giờ đây tôi đang cố gắng mở rộng tâm mình bằng cách phối hợp tốt hơn với các học viên, tu luyện bản thân với một mục đích cao cả hơn – cứu độ chúng sinh. Tôi cảm thấy rằng mình đang dần dần trở nên khoan dung hơn, biết cách nhận biết và loại bỏ những ý niệm thừa nhận bức hại hơn. Sau khi tu luyện hơn mười năm, bây giờ tôi mới thực sự nhận ra các chấp trước vào bản thân đã được che đậy, và giờ tôi phải loại bỏ ngay.

Đây là những thể hội gần đây của tôi về tu luyện. Xin vui lòng chỉ ra bất kỳ những sai lầm trong nhận thức của tôi.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/10/13/298869.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/11/3/146683.html

Đăng ngày 25-12-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share