Bài viết của Hồng Nguyện, đệ tử Đại Pháp tại Đại lục
[MINH HUỆ 8-10-2014] Lời người biên tập: Bài viết này là những điều mà tác giả nhìn thấy ở trạng thái của bản thân mình, chỉ để các đồng tu tham khảo, mong các đồng tu hãy dĩ Pháp vi Sư.
Tiếp theo Phần 1
7. Không giữ lời hứa
Tôi đã từng gặp một học viên bị liệt, và nhiều đồng tu đã đến phát chính niệm để giúp anh. Tuy nhiên, sau một thời gian khá lâu vẫn không có cải biến.
Tôi thường nói chuyện với anh ấy, và phát hiện ra rằng hơn 10 năm trước anh đã thuận miệng hứa hẹn mà không thực hiện lời hứa đó. Anh giải thích rằng đó là lời hứa mà ngay từ đầu đã không nên nói, nhưng tôi nhắc anh rằng, là một học viên thì anh luôn phải giữ lời. Anh nhận ra sai lầm của mình, và đã cùng con trai giải quyết vấn đề đã kéo dài hơn 10 năm đó. Cuối cùng, triệu chứng liệt của anh đã biến mất. Sư phụ đã giảng trong “Chuyển Pháp Luân”:
“Cá nhân tôi có thể không nói những gì tôi không muốn nói, nhưng lời mà tôi nói ra phải là lời chân thật.”
Nguyên lý trên đúng trong mọi trường hợp. Hơn nữa, nó không chỉ đúng với người thường mà còn áp dụng cho người tu luyện. Nhưng một vài đồng tu thường nói phóng đại, hoặc thậm chí nói dối để đạt được mục đích. Có những lúc khi họ không thể giữ những lời hứa mà mình đã tùy tiện đưa ra, họ còn phủ nhận đã từng hứa hoặc đẩy trách nhiệm cho người khác.
Sư phụ đã giảng trong bài “Đào sa”:
“Lý của vũ trụ chính là: Một sinh mệnh vô luận đã làm gì, họ đều phải có trách nhiệm với điều ấy.”
Lời nói và hành vi của chúng ta đều tạo ra vật chất. Nếu chúng ta mắc lỗi, thì thành tâm cải chính, đó không phải là vấn đề, nhưng phải công khai xin lỗi người ta, bồi thường cho những tổn thất đã gây ra, đây là lý của nhân gian. Thế nhưng có những đồng tu, lấy cớ “biết sai rồi sửa”, không coi trọng những lời hứa hẹn, muốn lật lọng liền lật lọng ngay, còn tìm lý do trốn tránh trách nhiệm đối với những tổn thất đã tạo thành cho người khác. Dường như nghiệp bệnh của một vài học viên là bắt nguồn từ lý do này. Trường hợp vị đồng tu nuốt lời hứa ở trên đây, kỳ thực không phải quá nghiêm trọng, nhưng đã gây ra việc bị bại liệt sau này.
8. Bề ngoài tinh tấn, nhưng thực chất đang buông lơi
Sư phụ đã giảng:
“nhưng tu âm thầm trong tịch mịch một cách vô vọng, không nhìn thấy hy vọng, đó là khó nhất. Chủng loại tu luyện nào đều sẽ trải qua khảo nghiệm như thế, đều sẽ đi trên [đoạn] đường ấy. Có thể kiên trì thường hằng, không ngừng tinh tấn thì mới là tinh tấn thật sự. Lời này là được giảng như thế, [nhưng] khi thực hiện thực sự là khó lắm, vậy nên mới nói cứ tu luyện như thủa đầu, tất thành chính quả.” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế New York 2009)
Nhiều người sau khi tu luyện một thời gian liền bất giác mà bắt đầu buông lơi. Có người trường kỳ không luyện công, có người thỉnh thoảng luyện tĩnh công một chút, như vậy bản thể không được tịnh hóa và chuyển hóa đầy đủ, nên khi nghiệp bệnh tấn công thì không thể chống đỡ và dây dưa một thời gian dài. Có người toàn tâm đặt vào việc giảng chân tướng rất bận rộn không có thời gian, nhưng có người thực ra là do lười biếng buông lơi. Loại lười biếng này có thể ảnh hưởng đến các loại phương diện, đặc biệt có thể biểu hiện ở phương diện tâm tính, giống như người thường, và sẽ tạo điều kiện cho cựu thế lực gia tăng bức hại nghiệp bệnh.
Một người học viên ở ngoại ô bị nghiệp bệnh nghiêm trọng và nằm liệt giường. Nhiều học viên đến để hỗ trợ bà, nhưng trạng thái của bà không cải biến. Những người khác nói rằng bà đã tu luyện hơn 20 năm và rất tinh tấn. Ngoài ra, để có thêm thời gian làm ba việc, bà còn từ chối một công việc có thu nhập cao.
Tôi đến thăm và phát hiện ra rằng bà đã buông lơi quá nhiều đến mức giống như một người thường. Ngoài miệng thì nói mình rất bận rộn, thực ra vẫn có thời gian tiêu khiển. Buổi tối bà lên mạng đến quá nửa đêm, xem những tiết mục tiêu khiển, bỏ bê việc học Pháp và luyện công. Bà rất biết ăn nói, khi ở cùng các đồng tu thì tỏ ra rất tích cực, nhưng thực tế lại không hướng nội tìm, không cải biến bản thân, xuất hiện rất nhiều mâu thuẫn với người khác. Trong người thường thì đòi hỏi nhiều thứ, không đạt được liền oán trời trách đất. Những vật chất oán hận tích tụ rất nhiều, mâu thuẫn không giải quyết được, tạo thành khó khăn trong cuộc sống, nhưng lại giỏi che giấu.
Bình thường khi bà làm các công việc chứng thực Pháp, cũng chỉ là đối phó với những việc mà đồng tu giao cho, không có tâm thái thuần tịnh. Tài liệu chân tướng bà làm ra có đầy tâm oán hận, đưa cho người thường không ai xem, còn ảnh hưởng đến tác dụng của tư liệu giảng chân tướng.
Sự tinh tấn ban đầu của bà hoàn toàn đã không còn, sự đề cao nhờ bỏ đi tư tâm đã không còn, bà cũng không còn hướng nội để giải quyết mâu thuẫn, và sự thăng hoa khi ngộ ra những Pháp lý cao hơn đã biến mất. Bà đã quay ngược lại và bắt đầu tìm kiếm cái gọi là sự thoải mái trong thế giới người thường.
Tôi thấy vấn đề của bà ấy quá nghiêm trọng rồi, nhưng dù sao cũng chưa thoát ly khỏi Đại Pháp, liền hỏi bà tại sao buổi tối cứ lên mạng là chơi đến quá nửa đêm, trường kỳ không học Pháp luyện công? Bà ấy nghe thấy rất sợ hãi, hoàn toàn không ngờ đến, tôi hỏi đi hỏi lại nửa ngày bà mới thừa nhận. Tôi bảo bà hãy làm lại từ đầu, coi mình như một học viên mới, lại bắt đầu tinh tấn học Pháp, luyện công, lấy khổ làm vui, không nên thấy khổ mà oán trách, dần dần nghiệp bệnh sẽ hết, nếu không thì hãy nhanh chóng đi bệnh viện. Có thể làm được hay không còn phải xem bản thân bà ấy ra sao, còn các đồng tu chỉ có thể trợ giúp như với học viên mới, lấy việc học Pháp luyện công làm chủ đạo.
9. Trong khi học Pháp, trường kỳ nhận thức dựa trên cảm tính chứ không dựa trên lý tính
Có đồng tu trước mặt người thường thì biểu hiện rất tốt, làm được giống như người tu luyện, nhưng trong mâu thuẫn với các đồng tu hoặc với người nhà thì không hề ước thúc bản thân, không hướng nội tìm để cải biến bản thân, luôn dùng Pháp yêu cầu người khác mà buông lỏng bản thân, kỳ thực là để mặc cho ma tính của bản thân khởi tác dụng.
Có người trước khi tu luyện rất nóng tính, sau khi tu luyện thì trước mặt người thường biết cách kiềm chế, nhưng chỉ là kiềm chế mà thôi, không phải là xuất từ nội tâm. Một khi có mâu thuẫn xảy ra với đồng tu liền buông lỏng, không hướng nội tu, trong tâm không nỗ lực khắc chế loại ma tính đó, một mực hướng ngoại chỉ trích, như vậy đã tu dưỡng ma tính rồi – đó đều là tồn tại vật chất, tôi nhìn thấy đó chính là các sinh mệnh phụ diện.
Sư phụ đã giảng trong bài “Nói về Pháp” – “Tinh Tấn Yếu Chỉ”:
“Vì con người mà nuôi dưỡng tà ma, khiến nó dùi vào sơ hở của Pháp. Đã làm đệ tử, khi ma nạn đến, nếu thật sự đạt được thản nhiên bất động hoặc có thể đặt tâm cho phù hợp với các yêu cầu khác nhau của các tầng thứ khác nhau đối với chư vị, thì đủ để vượt quan rồi. Còn nếu cứ mãi không thôi, nếu không phải tâm tính hoặc hành vi có tồn tại vấn đề nào khác, thì nhất định là những ma tà ác đang dùi vào sơ hở mà chư vị đang nuông chiều. Người tu luyện dù sao cũng không phải là người thường, phía bản tính lẽ nào không Chính Pháp?”
Loại ma này một khi có thể thông qua ma tính của người đó mà can nhiễu, thì nó sẽ không tự rời đi. Chỉ bằng cách tự mình dần dần tu bỏ ma tính, thì nó mới bị thanh trừ. Nếu không, Phật tính của bản thân sẽ luôn bị ma tính chiến thắng, nó sẽ ngày càng lớn mạnh, cuối cùng sẽ có thể phát triển đến mức người này có thể coi loại ma tính đó như bản tính của mình, hoàn toàn bị nó khống chế, sẽ nổi cơn tam bành ngay khi có những xung đột nhỏ nhất.
Sư phụ đã giảng trong “Phật tính” – “Chuyển Pháp Luân II”:
“Một chủng quan niệm khi đã hình thành rồi, sẽ khống chế một đời của chư vị, lèo lái tư tưởng của cá nhân ấy, cho đến cả hỷ nộ ai lạc của người ta. Đó là hậu thiên hình thành. Nếu những thứ đó qua thời gian lâu, sẽ hoà tan vào tư tưởng con người ta, hoà tan vào đại não chân chính của bản thân; nó sẽ hình thành tính cách một cá nhân.”
Khi loại ma này dùng nghiệp bệnh để bức hại học viên, nếu không giải quyết từ gốc rễ thì không thể hóa giải được. Một số đồng tu trong hoàn cảnh như vậy nói: “Thân thể của tôi chính là trường kỳ bị như vậy rồi”, kỳ thực đây cũng là điểm hóa về căn nguyên của nghiệp bệnh: ma tính tích tụ ngày này qua ngày khác mà thành, nếu như mỗi lần đều có thể thăng hoa từ trong nội tâm, mỗi lần đều hóa giải một phần, thì sẽ không sản sinh ra nghiệp bệnh to lớn như vậy. Nếu mỗi lần trong tâm đều không vượt qua được quan, cũng giống như người thường nghĩ nhiều thành bệnh, đó chính là kết quả của việc tu dưỡng ma tính.
10. Nợ nghiệp từ tiền kiếp khó thiện giải
Có những sinh mệnh rất khó thiện giải, rất khó, nhưng Sư phụ cũng đã hóa giải một phần lớn rồi. Nhưng thiện giải không phải việc nói vài câu là xong. Bình thường tu thiện, tu xuất tâm đại từ bi, có thể cảm động đến sinh mệnh đó, có thể thực sự ở trong Pháp mà từng bước tinh tấn, chính niệm chính hành, bản thân làm được bao nhiêu, thì Sư phụ sẽ hóa giải cho bấy nhiêu.
“Đệ tử chính niệm túc
Sư hữu hồi thiên lực.”
(Sư đồ ân, Hồng Ngâm II)
Tạm dịch:
“Đệ tử chính niệm đủ
Thầy có lực hồi thiên”
Nói nhiều như vậy, nhưng biểu hiện cụ thể có muôn hình vạn trạng, thực chất chính là không hướng nội tìm, buông lỏng yêu cầu với bản thân, không chiểu theo Pháp mà làm. Sau khi phát sinh tình huống như vậy, không được ỷ lại vào đồng tu đang ở trong trạng thái tiệm ngộ xem cho hay giải quyết cho, nếu như vậy thì cái ngộ của bản thân sẽ ít đi, quan sẽ càng khó vượt qua.
Kỳ thực chỉ cần mở rộng nội tâm, giao lưu nhiều với đồng tu, mọi người sẽ đều có thể ở trong Pháp mà giúp hóa giải. Nếu thật sự không ngộ được, thì Sư phụ cũng sẽ bằng nhiều phương thức mà điểm hóa, chỉ cần hướng nội tìm, thì sẽ có thể ngộ ra được. Nếu không tìm ra được căn nguyên thì phát chính niệm sẽ không khởi tác dụng. Nếu ngộ ra được căn nguyên, mọi người lại giúp phát chính niệm thanh trừ can nhiễu, thì sẽ rất nhanh chóng giải quyết được.
(còn tiếp)
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/10/11/渐悟状态中看到的长期病业(五)-298641.html
https://www.minghui.org/mh/articles/2014/10/12/渐悟状态中看到的长期病业(六)-298642.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/11/1/146647.html
Đăng ngày 24-12-2014. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.