Bài viết của Ninh Tĩnh Từ Bi

[MINH HUỆ 18-11-2014] Tôi đã đọc rất nhiều bài chia sẻ của các đồng tu, và tôi càng tu luyện thì những cảm ngộ của bản thân đã ngày càng sâu sắc hơn, đặc biệt là khi đối mặt với những mâu thuẫn. Là một đệ tử Đại Pháp, tôi có một cảm ngộ sâu sắc về lòng tôn kính với Sư tôn. Ở đây, tôi muốn chia sẻ một vài tâm đắc thể hội của bản thân.

Nhiều lần khi tôi chứng kiến những người học trong các ngành nghề hiển thị những phong thái và sự tài hoa của họ nhằm quảng bá môn phái hoặc ngành nghề của họ, tôi thầm ca tụng họ. Khi tôi nhận thấy họ giỏi đến nhường nào, tôi sẽ có động lực để nhìn vào tự thân: Tôi là một đệ tử Đại Pháp, là môn đồ của Sư phụ. Tôi đã làm được tốt những điều mà Sư phụ dạy chưa? Tôi đã lĩnh ngộ của bao nhiêu giáo lý của Sư phụ? Cần phải sẵn sàng xuất tự nội tâm làm theo đúng an bài của Sư phụ. Tôi nghĩ rằng đây mới là chân chính thành kính với Sư phụ.

[Là người tu luyện], bản thân tôi cũng như bao học viên khác, sẽ có những sự việc phát sinh nhằm khảo nghiệm tâm tính của chúng tôi. Trong lịch sử, có những người xuất gia đi [tu Phật tu Đạo] nhằm tống khứ tâm danh lợi hoặc là do gặp phải cuộc sống bất hạnh, hay bất mãn khi chứng kiến xã hội tăm tối bất công. Họ đã tách mình ra nhằm tìm kiếm sự khuây khỏa và an bình.

Tuy nhiên, có nhiều người đã tu theo nhiều tôn giáo khác nhau và trong tâm nảy sinh vị tư, vị ngã. Một số xác định rằng họ đã tu luyện đủ và sẵn sàng quay trở lại xã hội để phô trương hiển thị. Cũng có những người tự xem mình là những học viên lâu năm và nghĩa rằng họ tu luyện khá tốt, nên sự kiêu hãnh sai lầm của họ đã phần nào khiến họ bị lầm đường lạc lối. Họ hả hê khi đám đông người vây quanh họ để hỏi này hỏi nọ. Khi họ nhận thấy rằng người ta đổ xô đến chỗ những người khác để tìm kiếm lời giải đáp, họ đã nảy sinh tâm tật đố. Sự tình này xuất hiện không ít.

Lấy Khương Tử Nha trong “Phong Thần diễn nghĩa” làm ví dụ. Nguyên thủy Thiên Tôn đã phái Khương Tử Nha đi phong Thần. Khương Tử Nha thực sự không muốn đi. Ông tự thấy mình ngộ tính chưa đủ, và ông muốn được ở lại hơn. Mặc dù vậy, ông đã đi, bởi vì ông không muốn làm trái với mong muốn của sư phụ của ông ta.

Nhưng mặt khác, Thân Công Báo, đã tu luyện trước [Khương Tử Nha] từ lâu, với nhiều trải nghiệm và thần thông đại hiển. Ông tự thấy rằng mình rất có khả năng. Ông thậm chí đầu cắt rơi xuống rồi lại có thể gắn lại được. Khi ông biết rằng Khương Tử Nha, người mà ông rất xem thường, lại là người được lựa chọn, ông cảm thấy hoài bão làm những việc đại sự của cả đời đã bị dập tắt. Ông đã rất bất bình.

Tâm chấp trước “xem thường người khác” thường sản sinh ra tâm tật đố. Do đó, khi tôi gặp những người có vẻ như không có năng lực, tôi thường nhìn vào những ưu điểm của họ, để tôi có thể học hỏi. Hoặc giả, tôi sẽ nghĩ rằng họ thực sự cần tôi từ bi giúp đỡ, và tôi không để tâm đến những thiếu sót của họ. Nếu tôi không thể giúp gì họ, thì chứng tỏ rằng bản thân tôi không đủ từ bi và trí huệ hữu hạn. Sau đó, tôi sẽ kết luận được rằng tôi cần phải nâng cao sự từ bi, trí huệ, và năng lực của tôi.

Có rất nhiều những ví dụ trong đời thực. Ví như, có những người [tu luyện có chút thành tựu], họ tưởng rằng họ đã làm được những việc quan trọng hoặc bản thân đã học được khá nhiều thứ, nên họ nghĩ rằng họ nên được đứng đầu và lập ra môn hộ chứng thực tự ngã. Tuy nhiên, những đệ tử chân tu chỉ có nguyện vọng tu luyện, chứ không cầu danh tiếng người thường. Đó là lý do tại sao, tu luyện cảnh giới [cao], yêu cầu một người phải đạt đến cảnh giới thuần tịnh vô ngã.

Vô ngã không có nghĩa là không có tự ngã. Nó có nghĩa rằng chúng ta không chỉ dựa trên “giác độ của tự ngã” để nhìn nhận vấn đề. Lấy ví dụ, các khoa học gia tiến hành tạo ra các loại thực phẩm biến đổi gen dựa trên giác độ nhận thức của bản thân họ. Họ có thể giải quyết được vấn đề loại bỏ được những côn trùng gây hại, nhưng không thể nào biết được rằng họ đang phá hủy tác dụng của kết cấu tuần hoàn sự sống trong vũ trụ.

Trong các học viên, có xuất hiện những người diễn giảng loạn Pháp. Tôi lý giải chủng tâm lý này có thể là xuất phát từ động cơ mong muốn [làm việc tốt], muốn giúp đỡ các đồng tu khác đề cao. Tuy nhiên, khi cảnh giới tâm tính của học viên này không đạt đến hoàn toàn vô tư vô ngã, thì việc “làm điều tốt với Pháp” lại sẽ dễ dàng biến thành chức thực tự ngã. Bởi vì, từ giác độ cảnh giới vô tư vô ngã mà phân tích, thì khi một [sinh mệnh] phát xuất ra một niệm đầu hoặc một nguyện vọng tốt đẹp nào đó, thì niệm đầu hoặc nguyện vọng đó có thể trở thành một chấp trước. Thường thì, những niệm đầu và nguyện vọng tốt đẹp kia thường đi kèm với chấp trước chứng thực bản thân.

Một vài đồng tu nghĩ rằng tôi tu luyện tốt và muốn hỏi tôi hàng loạt những chủng loại câu hỏi. Khi tôi cố gắng giúp đồng tu, tôi sẽ đặc biệt chú ý nhắc nhở họ cần phải xem xét về phương diện tâm tính của bản thân họ để [giúp họ] tìm ra những chấp trước của bản thân, và tôi cố gắng hết sức để dẫn dắt từ những lời nói nguyên gốc của Sư phụ để từ đó tự họ có thể nhận thức được Pháp lý. Tôi cố gắng không chia sẻ quá nhiều để tránh làm ảnh hưởng quá nhiều đến họ, bởi vì [đồng tu đề cao] là do Sự phụ của an bài, không phải tôi an bài.

Nếu không phải là những đồng tu đó đang chấp trước vào danh lợi, không đi chệch đường hoặc không làm sai gì đó thì sẽ không có liên quan nhiều đến chúng ta. Nếu chúng ta giải thích mà họ không tiếp thu hay lắng nghe, thì nó cũng không phải là vấn đề lớn. Không cần thiết phải ép người khác phải hiểu chúng ta. Mỗi sinh mệnh là độc lập. Họ không cần phải hiểu chúng ta. Mà ngược lại, chúng ta phải dùng từ bi và sự lý giải của mình để đối đãi với họ. Chỉ vậy là đủ.

Sinh mệnh ở cao tầng chỉ cần động niệm đã có thể tạo ra [mọi thứ]. Nếu niệm đó là tạo ra một chiếc ghế, thì sẽ là một chiếc ghế; nếu nó là tạo ra một cái bàn, thì nó sẽ là một cái bàn. Nếu chiếc ghế đó có ý nghĩ rằng [mình thật] “bất hạnh” khi là một cái ghế thì thật là nực cười. [Vì như vậy] là tự phụ, tự xa rời, và quên đi bản thân mình.

Tôi sẽ cố gắng để trở thành một đệ tử thực sự mộ đạo. Được trở thành đệ tử của Sư phụ, đặc biệt là trong thời kỳ Chính Pháp này, là vinh diệu lớn nhất. Tôi sẽ luôn luôn duy trì đúng đắn mối quan hệ của tôi với Đại Pháp.

Trên đây chỉ là nhận thức của cá nhân tôi. Xin vui lòng chỉ ra bất cứ điều gì không chính xác.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/11/18/300391.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/12/9/147222.html

Đăng ngày 17-12-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share