Bài viết của Hồng Nguyện

[MINH HUỆ 26-11-2014] Ghi chú của người biên tập: Bài viết này là những điều nhìn thấy trong trạng thái của cá nhân, chỉ để các đồng tu tham khảo, mong các đồng tu dĩ Pháp vi Sư.

Tiếp theo Phần 1 Phần 2 Phần 3

8. Mang tâm hữu cầu thực hiện sứ mệnh

Có đồng tu quyên góp một khoản tiền lớn cho một hạng mục cứu người, không lâu sau việc kinh doanh gặp khó khăn bèn tìm tôi chia sẻ. Tôi nói điều này còn không đơn giản sao? Tâm bất chính đã chiêu mời phiền phức. Cùng nhau học Pháp thôi, học một hồi lâu mà không thấy anh ấy tĩnh tâm lại, tôi liền lấy ví dụ cho anh ấy.

Có một lần, một hạng mục cứu người ở bên ngoài thiếu tiền bởi vì tuyệt đối không thể quyên góp tiền, mấy đồng tu nắm rõ tình hình này quả thực là không thể góp tiền lại. Vừa hay, tôi gặp một đồng tu, hai vợ chồng đều là công vụ viên có thu nhập ổn định, chuyện ăn mặc không phải lo lắng nhưng lại rất giản tiện, trong nhà tiết kiệm được 200.000 tệ, cả hai đều muốn cống hiến để chứng thực Pháp, nhưng những đồng tu tại địa phương cũng đều khá giàu có, không cần dùng tới. Tôi nói với anh ấy, anh ấy cũng đồng ý, nhưng hơi hoài nghi thực giả, bèn tìm người xác nhận.

Buổi tối chúng tôi học “Chuyển Pháp Luân”. Khi cùng nhau chia sẻ Pháp lý chúng tôi ngộ ra rằng món tiền này có thể trợ giúp cho hạng mục cứu người, cũng khá giống với việc bẻ cột công trụ để làm giàu cho những phạm vi không gian vũ trụ khác nhau, cứu người tại đó cũng chính là đang viên mãn bản thân mình, phạm vi cống hiến một cách vô tư càng nhiều, có lẽ đó đều từng là những phạm vi đã phát nguyện phải cứu độ, hoặc phạm vi không nên bị giới hạn cục bộ. Trong tâm anh ấy đột nhiên sáng tỏ, ngay lập tức anh về nhà chuẩn bị, làm tốt việc ngẫu nhiên gặp được này. Xác nhận kết quả trở về cũng là chứng thực điều này, quan trọng là anh ấy ngộ ra trước.

Tôi hỏi ông chủ này, chẳng phải trong lòng anh còn đang nghĩ công đức của anh sao? Nhìn từ cảnh giới của Thần anh so với anh ấy, công đức của ai lớn hơn? Công đức của người ta lớn hơn, người ta bỏ ra toàn bộ tích lũy hơn nữa còn vô dục vô cầu. Còn anh thì sao? Anh hãy nhìn Phật Milarepa tu luyện xem, Ông ấy không có tiền cấp dưỡng cho Sư phụ đã dùng Thân, Khẩu, Ý để cấp dưỡng, đó là tất cả những gì Ông ấy có, cho nên Ông ấy bỏ ra nhiều hơn bất kỳ ai, Thần nhìn nhân tâm.

Sư phụ giảng:

“Về một điểm khác, hiện giờ các đệ tử làm những gì thì thảy đều là đang chứng thực Pháp, bởi vì nhận thức và đề cao của chư vị đều đến từ Pháp. Như vậy đã là đệ tử Đại Pháp mà giảng, chư vị đương nhiên phải chứng thực Pháp, cái đó không có gì phải nói, nhưng hết thảy những gì được làm trong chứng thực Pháp đều là làm cho bản thân chư vị, không có một việc nào là làm cho tôi, kể cả những gì tôi bảo chư vị làm, bởi vì mỗi đệ tử Đại Pháp trong quá trình tiến về viên mãn đều cần phải kiến lập uy đức của bản thân mình, đặc biệt [chư vị] là sinh mệnh do Đại Pháp đào tạo nên, trong khi chư vị chứng thực Pháp thì cũng thể hiện [những điều ấy] cả rồi, do vậy các việc mà đệ tử Đại Pháp làm đều là vĩ đại. Kể cả những gì xem ra đơn giản nhất như phát truyền đơn, giảng chân tướng cho con người thế gian, tới lãnh sự quán phát chính niệm; các loại hình thức chứng thực Pháp của đệ tử Đại pháp ở [các cơ quan] chính phủ, ở xã hội, ở cộng đồng [xã hội], làm kênh thông tin, v.v., hết thảy đều là dựng lập uy đức cho chính mình, đều là bước đi trên con đường tiến về viên mãn cuối cùng. Nghĩa là hết thảy những gì chư vị làm, kể cả chút việc nhỏ, đều là làm cho mình, không có một việc nào là làm cho Đại Pháp, không có một việc nào làm cho tôi, Sư phụ. (vỗ tay)” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ quốc 2004)

Thấy anh ấy vẫn chưa triệt để minh bạch, tôi lại lấy một ví dụ nữa: tại Đại lục có một tiểu đệ tử suốt mùa hè không ăn một que kem nào, dành dụm mấy chục tệ dùng cho in tài liệu chân tướng tại điểm tài liệu, có tiểu đệ tử còn góp toàn bộ tiền mừng tuổi của mình cho người lớn dùng cho hạng mục Đại Pháp. Thần nhìn thấy không ai không tán dương! Điều mà Thần nhìn thấy lúc đó là tiểu đệ tử đã đóng góp “toàn bộ giá trị bản thân” cậu bé, còn giá trị bản thân của anh thì sao? Tâm hồn của tiểu đệ tử ngây thơ không tà niệm, ngay cả suy nghĩ làm như vậy có thể tích được chút công đức cũng không có, tu chính là cái tâm thuần tịnh không tì vết này. Trước và sau những việc bạn làm bạn nghĩ những gì? Nhìn thấy Pháp lý “Vô cầu nhi tự đắc” (Chuyển Pháp Luân) trong sách bạn có hiểu không?

Lúc này, anh ấy đã thực sự minh bạch, “Vấn đề hữu sở cầu” mà Sư phụ đã giảng trong “Chuyển Pháp Luân” quả thực anh đã học không nhập tâm. Tôi lại kể cho anh ấy câu chuyện về Yến Tử thời Xuân Thu: Thân là tể tướng nước Tề, thu nhập rất cao, nhưng gia đình ông lại sinh hoạt hết sức giản tiện, ăn uống và những đồ dùng trong nhà đều giống với nhân dân bách tính, vợ ông cũng mặc áo vải, ông đều dùng phần thưởng và bổng lộc để cứu giúp chúng sinh bách tính nghèo khó, ngay cả kẻ ác muốn lật đổ triều đình cũng không nỡ hãm hại ông, bởi vì tiếng tăm của ông quá lớn. Yến Tử cũng không nạp thiếp, ngay cả công chúa ông cũng không cần, ông sống bạc đầu giai lão cùng người vợ tự thuở tào khang. Khổng Tử lúc đó cũng không ngớt lời khen ngợi, sau này Tư Mã Thiên, người viết “Sử ký” nói: Nếu Yến Tử vẫn còn, tôi tình nguyện đi làm phu xe cho ông ấy. Nếu bạn thực sự có thể làm được như những tham chiếu lịch sử chính diện này, đương nhiên cần phải làm dựa trên Pháp, sự nghiệp của bạn sẽ càng lớn, ai cũng không dám ngăn trở. Nếu tâm bạn bất chính thì bất kỳ ai cũng dám ngăn trở bạn.

Sau khi tôi thấy trong lòng anh ấy đã thực sự minh bạch, những can nhiễu tại không gian khác đều sợ chạy mất, có những thứ không động đậy đi liền trực tiếp bị lấy đi, chỉ còn lại một chút, chỉ cần chính niệm của anh ấy vừa xuất ra đã có thể tiêu diệt nó, nếu anh ấy không ngộ không sửa thì càng phát chính niệm can nhiễu lại càng nhiều bởi vì đã thanh trừ không nổi lại còn bị nhồi nhét thêm vào.

Tôi thấy có rất nhiều đồng tu đều có suy nghĩ tương tự như vậy: Tôi đã từng cống hiến cho Đại Pháp, vậy các vị Thần còn không giúp tôi sao? Tôi tích được Đức lớn như vậy, lẽ nào không thể kiếm được nhiều tiền hơn hay sao? Thậm chí trong tâm luôn cầu xin Sư phụ: Con đã cống hiến nhiều như vậy rồi, Sư phụ còn không giúp con tiêu trừ can nhiễu sao? An bài cho con thêm nhiều con đường tài lộ nữa hay sao? Con kiếm được tiền sẽ lại quyên góp, tâm này của anh ấy không chỉ là tâm hữu cầu bình thường, chẳng phải là đang giao kèo với Thần, đang mặc cả với Sư phụ hay sao, cái tâm này chiêu mời phiền toái quá lớn. Nếu vẫn không ngộ, không dứt bỏ, vẫn còn nảy sinh tâm oán hận, vậy thì phải thua lỗ, ngã nhào một cú. Khi nào ngộ ra, làm tốt mới có thể trở lại quỹ đạo ngay chính.

9. Không biết kinh doanh, không có sứ mệnh kinh doanh cứ nhất định làm kinh doanh

Có không ít đồng tu bản thân thì nghèo khó, nhưng anh chị em lại rất giàu có. Kỳ thực những ví dụ như vậy trong lịch sử không hiếm, trong nhà có người đi học không biết kiếm tiền, có người làm văn nghệ không biết kiếm tiền, nhưng người nhà của anh ấy lại giàu có. Nhưng những đồng tu đó lại không nghĩ như vậy, anh ấy nghĩ chắc chắn trong số mệnh của mình được giàu có, anh ấy liền buông bỏ sở trường bản thân có thể chứng thực Pháp đi kinh doanh lớn, kết quả thua lỗ nặng. Kỳ thực, có thể tiền của người thân của anh ấy lẽ ra nên cống hiến một chút cho Đại Pháp nhờ việc anh ấy giảng chân tướng cho họ.

Tôi còn nhìn thấy một cặp vợ chồng: một bên (không nhất định là đồng tu) trong số mệnh người này có tiền, một bên là đồng tu, trong số mệnh của anh (cô) ấy không có tiền, từ nhỏ đã sống bần hàn. Kỳ thực tạo nên cuộc sống nghèo khó thuở ban đầu có lẽ là để đặt định cơ sở cho việc lưu giữ bản sắc mộc mạc giản dị khi tương lai phát đạt, bởi vì số tiền đó kỳ thực là có sứ mệnh, nhưng đồng tu ấy cũng cảm thấy tiền mà bạn đời của mình kiếm được cũng là của mình, trong số mệnh của mình ắt phát tài lớn nên cũng tích cực tham gia kinh doanh, kết quả là phải bù lỗ. Những đồng tu đó ngoài miệng thì nói này nói nọ nhưng trong lòng chỉ ham hưởng thụ, còn khiến con cái họ cũng ham hưởng thụ. Số tiền hưởng thụ quá đà có thể là đồng tiền mang sứ mệnh, nói một cách nghiêm khắc là con cái họ đang phạm tội với Đại Pháp… Cho nên những gia đình giàu có càng khó giữ vững, độ khó chính tại nơi đây, tư tâm và công tâm không phải thể hiện ngoài miệng, hành vi mới là biểu hiện cuối cùng.

Sư phụ giảng:

“Thời kỳ gian nan nhất chư vị đã vượt qua rồi, tôi bảo chư vị rằng những đệ tử Đại Pháp thời kỳ đầu, [những vị] đã từng kết duyên với tôi trong lịch sử, hoặc theo Sư phụ mà đến đây, mỗi từng người chư vị đều được tính, [nếu] muốn làm gì đó ở xã hội người thường, thì từng người chư vị đều là phú ông bạc tỷ, từng người chư vị đều là danh nhân trong xã hội này, từng người chư vị đều là người ở giai tầng rất cao. Đời này chư vị tới làm đệ tử Đại Pháp, đều đã vứt bỏ hết những thứ đó rồi. Chư vị nếu muốn phát tài, thì chư vị đã có thể phát tài từ lâu, không cần lại chỉ vì chút lợi nhỏ nhoi mà làm hỏng nguyện ước từ xa xưa của sinh mệnh chính mình.” (Giảng Pháp ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới [2014])

Kỳ thực, dùng sở trường của bản thân để chứng thực Pháp là tốt nhất, những đồng tu mang sứ mệnh kinh tế rốt cuộc lại là thiểu số. Bản thân mình có sứ mệnh kinh tế hay không? Từ sự sắp đặt nửa đời người, từ tính cách của bản thân cũng có thể thấy được. Hãy tĩnh tâm hoàn thành sứ mệnh chân chính của mình mới là điều tốt nhất.

Nhóm các đồng tu hải ngoại đôi khi cần người ra mặt kinh doanh, làm quảng cáo, điều này cũng không phải ai cũng có thể đi làm, cũng cần tìm người có một nền tảng nhất định. Bạn cho người phản ứng chậm, đầu óc ngơ ngẩn, không giỏi giao tiếp đi cũng không được, chướng ngại tự thân rất khó khắc phục.

10. cựu thế lực an bài những người khởi tác dụng phá hoại kinh doanh từ trong nội bộ, nên đối đãi thế nào?

Có lẽ có rất nhiều đồng tu kinh doanh đều gặp phải người như thế: Anh ta đi tới đâu, nơi đó phải bù lỗ; việc kinh doanh vốn rất dễ kiếm tiền, vậy mà hễ anh ấy tham gia là lại thua lỗ. Có người nói phải chăng khi sắp thua lỗ thì để anh ấy tới? Tôi nghĩ là không phải, chính là hễ anh ấy đi liền mang nhân tố gây thua lỗ đi theo. Nghiệp lực chỉnh thể của nhóm này tăng nhiều lên thì không thể nào kiếm được tiền, nếu lại nghe anh ấy tham mưu hoạch định thì lỗ nặng.

Những người như vậy thường thì đều giỏi ngụy biện, nói giả thành thật, nói điều tưởng tượng thành sự thực mà không hề đỏ mặt. Có người không phải là đệ tử Đại Pháp, mà là kẻ lừa đảo trà trộn vào trong, loại người này dễ nhận biết; cũng có người là đồng tu thực sự, trước kia còn rất tinh tấn, đã từng chịu nạn lớn, phó xuất rất lớn vì Đại Pháp, có chút tiền liền cống hiến để làm việc chứng thực Đại Pháp… Những người này thì không dễ lựa chọn. Kỳ thực có người đang trong Chính Pháp mà khởi tác dụng phụ, mà tác dụng phụ cần phải dùng tác dụng chính diện của anh ấy trước kia trải đường.

Những đồng tu đó sẽ có sơ hở lớn về tâm tính, ví như cảm xúc hóa, nóng nảy, chấp trước vào danh, lợi dụng tài nguyên Đại Pháp để kiếm tiền cho bản thân, chấp trước vào làm việc lớn nhưng lực bất tòng tâm cũng không thực tế liền huênh hoang khoác lác… vấn đề này nổi rõ rất dễ bị nhân tố cựu thế lực sắp đặt. Nhưng họ rất giỏi che giấu, khéo léo đẩy sai sót của mình trước kia cho người khác, thường hay thổi phồng bản thân mình thành công như thế nào, đã cống hiến cho Đại Pháp to lớn ra sao (Những cống hiến thực sự thì tuyệt đối giữ bí mật), sau đó liền tham dự vào chuyện kinh doanh với bạn, hoặc tìm một “hạng mục”, thu hút đồng tu góp vốn đầu tư, hoặc khuyên bạn quyên góp thông qua anh ấy….

Nếu trong kinh doanh gặp phải những đồng tu này thì nên đối đãi thế nào? Cách tốt nhất chính là dùng Pháp đo lường thì đều có thể nhận thức được lời nói của họ. Nếu học Pháp không sâu, phân biệt không rõ, thì cũng đừng nghe họ thao thao bất tuyệt, bởi vì những thứ có tính mê hoặc đó nghe nhiều, sẽ khiến những người học Pháp không sâu trở nên hồ đồ, có rất nhiều đồng tu đều bị những người này mê hoặc mà giúp họ truyền bá tin đồn, truyền bá danh tiếng, tìm người có năng lực, mà còn cho rằng mình làm như vậy là đang truyền chân tướng trong nội bộ, kỳ thực là họ đang thúc đẩy sự hỗn loạn trong nội bộ.

Giống như có đồng tu nhìn thấy những đồng tu tin vào những tin đồn và truyền danh tiếng cũng bị rớt xuống. Cho nên không thể phân biệt rõ ràng dựa trên Pháp thì cần dùng biện pháp của người thường khảo sát một cách nghiêm túc, nhất quyết không được dùng nhân tâm đo lường. Có người không coi lời của người thường là thực, nhưng lời của đồng tu không phân biệt đúng sai mà coi đó là thực, cho nên mù quáng tin theo đồng tu khi đầu tư kinh doanh, không nghe lời can ngăn, không đi khảo sát, tâm này sẽ chiêu mời những kẻ lừa đảo mà trượt ngã.

Có đồng tu như vậy bị trượt ngã, cuộc sống rất khó khăn, cá biệt có những đồng tu cuộc sống luôn gặp khó khăn. Cùng học Pháp với họ, cùng tinh tấn dựa trên Pháp, điều này không có vấn đề gì, nhưng tốt nhất không nên để họ tiếp xúc với bất kỳ đồng tu nào liên quan tới hoạt động kinh doanh, tạm thời giúp đỡ họ cũng không được, hãy khuyên họ đi làm kiếm tiền trong người thường, như vậy trở lực của bản thân họ cũng nhỏ đi rất nhiều.

Cũng đừng tùy tiện trợ giúp anh ấy, bởi vì họ cần bù đắp trả nợ trong khi chịu khổ nạn, bạn can nhiễu việc họ trả nghiệp chính là làm chuyện xấu, nhất quyết không được động tâm người thường. Có người nói họ không thể tìm được công việc trong người thường, kỳ thực họ muốn tham gia kinh doanh với các đệ tử Đại Pháp, thầm nghĩ rằng như vậy là nhanh nhất, có người chăm sóc không cần chịu khổ lớn như vậy, thậm chí muốn lợi dụng tài nguyên Đại Pháp để đổi đời về kinh tế, những tâm này đều không thể chấp nhận nổi. Cho nên nếu thực sự không thể thì hãy giới thiệu cho họ một công việc người thường, bắt đầu từ tầng thấp nhất.

(Còn tiếp)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/11/26/300667.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/12/8/147212.html

Đăng ngày 13-12-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share