Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở An Sơn, Trung Quốc

[MINH HUỆ 31-10-2014] Cổ nhân có câu “Lễ tiết dân tâm”, ý là có thể dùng Lễ để ước thúc lòng dân. Con người có cảm xúc và tình cảm, nhưng con người không thể vì có tình cảm mà hành vi vô độ, Lễ có thể khởi tác dụng ước chế hành vi và tâm con người.

Lễ cũng là nền tảng của lễ nghi trong phép tắc xã giao của nhân loại – nó là đức tính tôn trọng và cung kính người khác. Ở một chừng mực nào đó, Lễ đã duy trì đạo đức của [dân tộc] Trung Hoa, và bảo trì nó ở cao độ nhất định. Cho nên từ cổ đến nay, Trung Quốc đã được gọi là “lễ nghi chi bang” (đất nước coi trọng lễ tiết và nghi thức) và được các quốc gia khác tôn trọng, kính phục; hiện nay, đa phần lễ nghi ở các quốc gia Châu Á là học từ Trung Quốc cổ xưa.

Từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lên nắm quyền lực, nó đã phá hủy văn hóa truyền thống Trung Quốc một cách có hệ thống, và xóa sạch mọi [giá trị] đạo đức. Ngày ngay [đại đa số người ta cho rằng] giữ lễ nghĩa là hủ lậu. Người dân sống buông thả, hoang dâm vô độ, cuốn theo cái gọi là trào lưu “giải phóng.” Giá trị đạo đức hoàn toàn bị băng hoại, đi đến diệt vong. Thật đáng buồn thay cho một cường quốc hùng tráng một thời.

Sư phụ đã giảng trong bài Giảng Pháp tại Pháp hội Thụy Sỹ:

“Muốn làm một người tốt, ở trong không gian này cũng có tồn tại yêu cầu, chính là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, v.v.” (Tạm dịch)

[Tôi nhớ] có một nam đồng tu, [thời gian đó] anh ấy đang phải đối mặt với nguy cơ bị bắt giam. Anh ấy đã không thể ở nhà và cũng không thể tìm được một nơi nào khác để trú chân. Bạn gái của anh, cũng là một học viên, đã có ý muốn anh ở lại nhà cô ấy.

Anh ấy đã từ chối và nói: “Anh không thể làm như vậy, điều này, không tốt cho em,. Tôi rất bội phục anh ấy bởi anh ấy đã ý thức được cần phải hành xử thế nào với người khác giới, và anh ấy biết tôn trọng người khác đến như vậy. Thời nay nhiều người không hề ý thức được điều này.

Một thời gian trước đây, có một học viên nữ đã chia sẻ với tôi về việc một đồng tu nam lưu lại nhà cô ấy. Đồng tu nam thường làm các hạng mục cùng cô ấy. Họ thường làm việc đến muộn và anh ấy thường rất mệt, và anh ấy đã hỏi rằng liệu anh ấy có thể qua đêm ở nhà cô ấy hay không.

Lần đầu tiên, cô ấy đã từ chối. Lúc đó đang là mùa hè và điều đó có vẻ bất tiện. Tuy nhiên, đến lần thứ hai, cô ấy đã đồng ý. Tại sao điều này lại xảy ra được? Anh ấy sống ở cùng thành phố và cho dù trời có muộn đi chăng nữa thì anh ấy có thể về nhà. Sự tình này xảy ra khá phổ biến trong các học viên, tôi nghe được cũng không ít.

Người thường trong xã hội Trung Quốc hiện nay, ở một số phương diện nhất định, có thể làm ra những hành vi vô lễ, không có liêm sỉ, đồng dạng với cầm thú. Nhưng là người tu luyện, chúng ta không thể không ước thúc hành vi của bản thân. Người tu luyện không thể dùng những tiêu chuẩn đạo đức đã trượt dốc hiện nay để đo lường bản thân. Người tu luyện cần phải chú ý đến lễ nghi, phải tự trọng, và tôn trọng người khác. Người tu luyện hoàn toàn không thể làm bất cứ điều gì không đúng đắn. Nếu chúng ta không cảnh giác, thì chúng ta rất khó trụ vững trước những cám dỗ.

Hầu hết người Trung Quốc chúng ra sinh ra và lớn lên trong Văn hóa đảng, chỉ có thể kế thừa lại chút lý niệm làm người từ các bậc trưởng bối. Chúng ta cần phải nhận thức rõ và nhắc nhở nhau về lễ nghĩa và lối sống đúng đắn. Bất kể chúng ta làm gì, thì điều đó đều phải là ngay chính, vì nó đều lưu cấp cho con người tương lai đối chiếu.

Chúng ta đang phải đối mặt với một cuộc bức hại chưa từng có tiền lệ, điều này đôi khi sẽ dẫn đến việc chúng ta rất khó nhận biết những cám dỗ, dụ hoặc, bởi có lúc chúng biểu hiện hết sức “chính thường và bình thường”.

Đại Đạo vô hình, Đại Pháp vô biên, chúng ta có thể tu luyện ngay trong thế gian con người, nhưng những tiêu chuẩn yêu cầu đối với người tu luyện không hề thấp đi. Thậm chí tiêu chuẩn còn khắt khe hơn. Nếu chúng ta không thể nghiêm túc đối đãi bản thân và không chịu trách nhiệm về hành vi của mình, thì sẽ vô cùng nguy hiểm.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/10/31/守礼之重-299677.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/11/7/146739.html

Đăng ngày 17-11-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share