Bài viết của học viên Hồng Nguyện từ Trung Quốc

[MINH HUỆ 16-10-2014] Thật buồn khi thấy tài liệu giảng chân tướng bị vứt đi, hay thậm chí người ta từ chối nhận chúng. Những tài liệu này được làm thông qua một quá trình thiết kế và biên tập lâu dài để đến sản phẩm cuối cùng. Sau đó các học viên đặt mạng sống của họ vào nguy hiểm để phân phát chúng ở những nơi mà họ có nguy cơ bị báo lên cảnh sát, hay bị bắt giữ và bức hại.

Gần đây Sư phụ đã cho tôi thấy những cảnh tượng thông qua thiên mục của mình, ở đó tôi thấy được các nguyên nhân thật sự tại sao người ta không nhận tài liệu. Tôi xin được chia sẻ những điều này với các đồng tu.

Sư phụ giảng:

“Thực ra, những quan mà chư vị vượt qua, chính là để trừ bỏ ma tính của chư vị! Nhưng chư vị hết lần này lần khác dùng các loại cớ hoặc dùng Đại Pháp để che đậy đi, tâm tính không đạt được đề cao, bỏ lỡ cơ hội hết lần này lần khác.

Chư vị biết chăng? Chừng nào chư vị là một người tu luyện, bất kể là ở hoàn cảnh hoặc bất kể tình huống nào, thì tất cả những việc rắc rối và không vui gặp phải, thậm chí cả công tác vì Đại Pháp nữa, dẫu chư vị nhận thức rằng đó là việc tốt đến mấy, việc thần thánh đến mấy, tôi thảy đều lợi dụng để trừ bỏ tâm chấp trước của chư vị, bộc lộ ma tính của chư vị, và trừ bỏ nó đi. Bởi vì sự đề cao của chư vị mới là chủ yếu bậc nhất.

Thật sự có thể đề cao lên như thế, thì tất cả các việc chư vị làm với tâm thuần tịnh mới là việc tốt nhất, mới là thần thánh nhất.” (Nhận thức tiếp nữa, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Đối với các học viên tham gia làm tài liệu giảng chân tướng, họ hiểu được bao nhiêu Pháp của Sư phụ? Họ đặt Pháp vào hành động của họ được bao nhiêu, và họ đồng hóa với Pháp được bao nhiêu? Tất cả những vấn đề này có liên quan chặt chẽ đến việc tài liệu có tác động tích cực như thế nào, và chúng đóng vai trò lớn hơn gì.

Cảnh tượng đầu tiên mà Sư phụ cho tôi xem là tâm thái của người sản xuất. Khi họ sản xuất tài liệu giảng chân tướng, tâm của một số người không thuần tịnh, một số người thì không dựa trên Pháp, một số người thích lướt Internet, và một số người thì đang suy nghĩ về những vấn đề cá nhân của họ.

Những người khác thì nghĩ về nghiệp trên cơ thể họ. Họ tin rằng sản xuất thêm tài liệu đồng nghĩa với việc tinh tấn, và có thể giúp cơ thể họ phục hồi nhanh hơn. Một số người thì không hướng nội khi mâu thuẫn xảy ra, và dùng những quan niệm người thường để giải quyết chúng. Những người khác thì tức giận và than phiền với người khác trong khi làm tài liệu. Họ xem việc làm tài liệu như là công việc của người thường, chứ không phải tu luyện.

Thực tế, nhiều lỗi xảy ra khi làm tài liệu với những kiểu tâm thái đó. Chẳng hạn, máy in có thể dễ dàng bị hỏng. cựu thế lực lợi dụng những lỗ hổng để can nhiễu việc sản xuất. Khi các học viên phân phát tài liệu được làm với những kiểu tâm thái này, hầu hết người ta sẽ không nhận chúng hoặc chỉ vứt chúng đi.

Trong khi làm tài liệu giảng chân tướng với một tâm trí bất thuần hay tâm bất thiện, những nhân tố xấu có thể đến bề mặt của tài liệu, vì vật chất và ý thức là một và như nhau. Đây là một trong những lý do mà cựu thế lực có thể tiếp tục can nhiễu chúng ta. Chúng có thể ngăn cản chúng sinh đọc tài liệu. Vì vậy, biểu hiện của người thường là họ không muốn nhận nó hay đọc nó. Họ thậm chí còn có thể liếc nhìn một cách khinh miệt.

Một số học viên đặt tâm trong Pháp và hiểu rằng làm tài liệu chính là một quá trình cứu người. Những tài liệu này mang theo lực lượng của Pháp. cựu thế lực sợ hãi khi nhìn những tài liệu này và thậm chí không dám lại gần chúng. Những loại tài liệu này được người thường chấp nhận nhiều hơn và có một tác dụng tốt trong việc cứu độ họ.

Tâm thái của những người phân phát, đặt biệt là những người ở bên ngoài Trung Quốc

Tâm thái của những người phân phát tài liệu cũng đóng vai trò quan trọng. Những người phân phát có tâm thuần tịnh đạt được kết quả tốt hơn. Nếu tâm của người phân phát là thuần tịnh và từ bi, nó có thể bù lại những nhân tố tiêu cực mà những người sản xuất có tâm thái không đúng đắn đem lại. Tâm thuần tịnh, tốt bụng, và từ bi của những người phân phát có thể có một tác động trực tiếp đến việc cứu người ngay tại chỗ. Nó giống như việc giảng chân tướng mặt đối mặt. Người ta sẽ được cứu ngay tại đó nếu tâm của các học viên thuần tịnh, tốt bụng, và từ bi trong khi nói chuyện với họ.

Mãi đến gần đây, tôi mới nhận ra rằng việc biên tập có thể có trách nhiệm đối với việc người ta vứt tài liệu. Tôi thấy bằng thiên mục của mình rằng bước này cũng rất quan trọng, và không nên bị bỏ qua.

Bình thường, khi một học viên biên tập các tập tin, tâm của người đó khá thuần tịnh. Nhưng khi nhiều học viên hơn làm việc cùng nhau, đôi khi tâm của họ không hoàn toàn dựa trên Pháp. Một số người có thể cảm giác rằng ý kiến của họ tốt hơn của những người khác. Một số học viên chỉ nhận những điều tốt được nói với họ. Khi nghe phải những quan điểm đối lập, họ có thể không dùng cơ hội này để hướng nội. Đầu tiên họ bác bỏ quan điểm đối lập đó, và rồi tìm đủ mọi loại lý do để bảo vệ bản thân. Họ xem những ý kiến khác nhau như là can nhiễu. Lý do của họ là họ đang có trách nhiệm với Pháp. Một số người thậm chí còn tranh cãi và bác bỏ người khác. Cuối cùng, một chướng ngại lớn có thể được hình thành giữa họ.

Tài liệu được biên tập bởi các học viên có tâm không thuần tịnh có thể mang theo những tín tức xấu. Những tín tức này không phải ở trên bề mặt của tài liệu giảng chân tướng mà là ở trong nội dung. Lúc đó cựu thế lực có thể lợi dụng nó. Người thường không thể thấy nó bằng mắt của họ nhưng những người nhạy cảm có thể cảm thấy nó. cựu thế lực cũng tăng cường những vật chất đó, vì vậy người ta cảm thấy thất vọng và không muốn đọc thêm nữa, và cuối cùng, họ sẽ từ bỏ.

Một số biên tập viên không nghiêm túc với công việc của họ trong một thời gian dài, và không đối đãi với nó như một quá trình tu luyện. Họ thậm chí còn xem phản hồi tiêu cực là can nhiễu, bác bỏ tất cả. Người thường không nhận tài liệu và đọc chúng nếu chúng được biên tập với những kiểu tâm thái này.

Những biên tập viên được ghi công nếu tài liệu giảng chân tướng cứu được người. Ngược lại, họ phải chịu trách nhiệm nếu người ta vứt chúng đi.

Tâm thái của người viết và người chỉnh sửa

Một học viên chia sẻ rằng Sư phụ đã ban cho một số học viên những cây bút thần như là những công cụ của Pháp để chứng thực Pháp trong thời kỳ Chính Pháp. Một số học viên là những nhà văn nổi tiếng ở thế hệ trước mà đã đặt nền móng cho văn học trong lịch sử, nhưng chưa đạt đến trình độ khả năng cao nhất.

Một số học viên có tâm thái tốt khi viết bài, nhưng rồi tranh cãi với những học viên cố gắng cải thiện bài viết. Những ý kiến của người khác có thể không hoàn hảo, nhưng vấn đề then chốt là dùng cơ hội này để hướng nội và xem nó như là tu luyện.

Những suy nghĩ đầu tiên của các học viên khi người khác chỉ ra những lỗi lầm hay thiếu sót là gì? Họ đặt tâm của mình vào việc bảo vệ bản thân và đổ lỗi cho người khác hay họ cố tìm ra những thiếu sót của họ?

Một số học viên, đặc biệt là từ lĩnh vực văn chương, nghĩ rằng khả năng viết của họ tốt hơn người khác. Nếu những người khác có ý kiến khác, suy nghĩ đầu tiên của họ là đổ lỗi cho người khác hay tìm điều gì đó sai với họ. Trong những trường hợp như vậy, dù những bài viết có tốt như thế nào thì cái tôi của họ lấp đầy từ ngữ, và bài viết mất đi khả năng cứu người.

Thực tế, những mâu thuẫn được Sư phụ an bài là cách tốt nhất và nhanh nhất để để cao bản thân. Miễn là chúng ta xem xét mọi việc từ Pháp và hướng nội, những công việc mà chúng ta thực hiện sẽ tuyệt vời và vượt ngoài tưởng tượng của chúng ta. Việc đề cao kỹ năng của chúng ta đi cùng với việc đề cao tâm tính của chúng ta. Miễn là chúng ta đề cao tâm tính của mình, trí huệ và kỹ năng của chúng ta sẽ xuất ra càng nhiều thêm.

Điều thật sự lay động tâm của người ta không phải là tài năng văn học, mà là tâm thuần tịnh và từ bi được thể hiện trong những từ ngữ đơn giản. Tâm thái của một học viên là rất quan trọng trong khi làm tài liệu giảng chân tướng.

Một số học viên thấy được vấn đề trong bài viết, nhưng họ không muốn làm mất lòng những người viết bài, và đã không nói gì cả. Họ có thể có vẻ khoan dung hay từ bi, nhưng họ cũng không dựa trên Pháp. Nếu người thường phát hiện ra những vấn đề, nó có thể có tác dụng tiêu cực lên Đại Pháp.

Một số tài liệu giảng chân tướng rất tốt, nhưng vẫn không hoàn hảo, bởi vì tâm thái không đúng đắn. Nếu mỗi người chúng ta có thể nắm bắt cơ hội và đối đãi việc này như là tu luyện, thì sẽ bù đắp được cho những thiếu hụt trong các vấn đề khác. Nếu mọi người có thể đạt đến trạng thái tâm thuần tịnh, như thế sẽ thực sự hình thành một chỉnh thể, và những tài liệu giảng chân tướng sẽ đóng một vai trò tốt hơn trong việc cứu người.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/10/16/299009.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/10/26/146569.html
Đăng ngày 13-11-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share