Bài viết của một học viên đến từ Trung Quốc Đại lục

[MINH HUỆ 22-10-2012] Tuần trước trong buổi học Pháp, tôi tình cờ nghe một đồng tu chỉ trích những học viên khác, tâm tôi bị lay động. Sau khi trở về nhà, tôi suy ngẫm về điều đó và tự hỏi vì sao tâm tôi lại bị lay động? Tôi tự hỏi tại sao tôi không thể thực hiện theo nguyên tắc “thính nhi bất văn” (nghe mà chẳng theo).

Trước đây, tôi đã có một cảm giác phản ứng đối với “thị nhi bất kiến, thính nhi bất văn” (nhìn mà chẳng thấy, nghe mà chẳng theo.) Tôi nghĩ cách để mình có thể tỏ ra bất động với những gì thấy và nghe nhưng tôi không thể tưởng tượng rằng một ngày nào đó tôi có thể đạt được tầng thứ đó.

Hôm nay, khi tâm trí tôi một lần nữa suy nghĩ về điều này, tôi được nhắc nhở rằng tôi cần phải có một sự hiểu biết sâu sắc hơn về nó. Lúc đầu, tôi cảm thấy khá khó khăn. Làm thế nào tôi có thể hành động như không có gì đã xảy ra khi nó đang xảy ra ngay trước mặt tôi? Nghe thấy lời nói và âm nhạc, làm sao tôi có thể hành động như thể không nghe thấy gì? Tuy nhiên, bất cứ khi nào tôi thực sự loại bỏ đi chấp trước của bản thân và xem xét nó từ quan điểm tu luyện, tôi nhận thấy hoàn cảnh đã khác đi: Nếu tâm tôi bị lay động khi nhìn thấy một số cảnh vật, chấp trước nào mà tôi vẫn còn ôm giữ? Tại sao tôi có chấp trước này? Chẳng phải phản ứng của tôi là do tôi vẫn còn có chấp trước?

Khi tôi thấy ai đó đi ngang qua mà mặc quần áo đẹp và trông xinh xắn, tư tưởng và tâm trí của tôi bị dao động. Khi tôi nhìn thấy người đi bộ đi ngược đèn đỏ, suy nghĩ và tâm trí tôi bị lay động. Khi tôi nhìn thấy hai người cãi nhau và sử dụng ngôn từ thô tục, suy nghĩ và tâm trí tôi bị lay động. Khi tôi nhìn thấy người dân thế giới từ chối lắng nghe sự thật về Pháp Luân Công, và đáp lại bằng những lời bất hảo, tôi nghĩ rằng quá khó để cứu họ. Bất kể tôi thấy điều gì, tôi đều có cách nghĩ riêng. Đôi khi, suy nghĩ của tôi chạy xa hơn nữa. Với loại chấp trước này, làm thế nào tôi có thể giữ bình tĩnh và “không nhìn thấy” bất cứ gì.

Bây giờ chúng ta hãy xem xét phần “nghe thấy”. Khi tôi nghe nhạc dễ chịu, suy nghĩ và tâm trí của tôi bị dao động. Khi tôi nghe những cô gái sử dụng ngôn từ bất hảo, suy nghĩ và tâm trí của tôi bị dao động. Khi tôi nghe mọi người nói về sự sụp đổ của nền kinh tế Trung Quốc sắp xảy ra, tôi nghĩ về những công việc tôi nên làm. Khi nghe các đồng tu đang làm những việc không phải từ quan điểm của Pháp, tôi nghĩ rằng: sau khi tu luyện trong nhiều năm, làm sao họ có thể vẫn hành động như thế? Bất cứ tôi nghe thấy điều gì, tôi đều suy nghĩ về chúng. Đôi khi những suy nghĩ thiêu đốt tâm trí của tôi. Với loại chấp trước này, làm thế nào tôi có thể hành động như thể tôi “không nghe” bất cứ điều gì. Có vẻ như tất cả các tín tức bên ngoài đang khuấy động tâm tôi, hoặc thậm chí dẫn đường đến những suy nghĩ ngu ngốc. Đây không phải là trạng thái của một người tu luyện.

Trước hết, để đạt được “nhìn mà chẳng thấy, nghe mà chẳng theo”, tôi phải loại bỏ tâm người thường vốn dễ dàng bị dao động. Chỉ khi chúng ta loại bỏ được chấp trước này, khi chúng ta thấy và nghe một lần nữa, tâm chúng ta sẽ không bị dao động. Khi cảnh vật và âm thanh này được bỏ qua, không có bất kỳ dấu vết nào đọng lại, tự nhiên chúng ta sẽ đạt được “nhìn mà chẳng thấy, nghe mà chẳng theo”. Vợ tôi, cũng là một đồng tu, đã nhắc nhở tôi những lời giảng của Sư phụ:

“Chúng ta thật sự nhìn thấy được một thứ gì, thấy một người [hay] thấy một hình thức tồn tại của một vật thể, thì đó là do hình ảnh hình thành trên đại não của con người. Như vậy, thông qua con mắt này nhìn, rồi lại thông qua dây thần kinh thị giác truyền dẫn đến thể tùng quả ở nửa phần sau đại não; tại khu vực ấy nó phản ánh hình ảnh lên đó. Nghĩa là phản ánh hình ảnh thật sự nhìn thấy được, là một bộ phận của thể tùng quả trong đại não của chúng ta; y học hiện đại cũng nhận thức điểm này.” (Chuyển Pháp Luân)

Khi chúng ta không có những suy nghĩ con người, hình ảnh sẽ chỉ còn trong con mắt. Khi các dây thần kinh thị giác không để ý tới nó, người ta thực sự không nhìn thấy nó. Bạn không nhìn thấy nó và nó không thể làm dao động tâm của bạn.

Khi tôi đọc Chuyển Pháp Luân một lần nữa, tôi nhận ra rằng nếu chúng ta có chấp trước trong tâm, bất kể chúng ta nhìn thấy hoặc nghe thấy gì, chúng ta sẽ có vô số tư tưởng, và không thể đạt được “nhìn mà chẳng thấy, nghe mà chẳng theo”. Nếu tâm chúng ta không chính, ma tính có thể xuất hiện và cuối cùng hủy hoại chúng ta.

Cuối cùng chúng ta hãy cùng học bài thơ “Đạo Trung” của Sư phụ trong Hồng Ngâm:

Tâm bất tại yên – dữ thế vô tranh
Thị nhi bất kiến – bất mê bất hoặc
Thính nhi bất văn – nan loạn kỳ tâm
Thực nhi bất vị – khẩu đoạn chấp trước
Tố nhi bất cầu – thường cư Đạo trung
Tĩnh nhi bất tư – huyền diệu khả kiến.

Tạm dịch:

Tâm không để đây – Không tranh với đời
Nhìn mà chẳng thấy – Không mê không hoặc
Nghe mà chẳng theo – Tâm đâu rối loạn
Ăn chẳng theo vị –
Miệng dứt chấp trước
Làm mà chẳng cầu – Luôn ở trong Đạo
Tĩnh mà chẳng nghĩ – Thấy được huyền diệu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/10/22/浅悟“视而不见,听而不闻”-264320.html

Bản tiến Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/10/31/136106.html

Đăng ngày 14-1-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên gốc.

Share