Bài viết của Thiên Đào

[MINH HUỆ 06-11-2012] Vài ngày trước, trong khi đang học Pháp, tôi đọc tới đoạn: [Khi] chư vị ôm giữ các loại mục đích hữu cầu mà đến học công, học Đại Pháp, [thì] chư vị sẽ không học được gì hết” (Chuyển Pháp Luân), tôi đột nhiên ngộ ra hàm nghĩa sâu hơn của câu này. Hôm nay khi tôi đọc mục “Vấn đề sở hữu cầu” trong Bài giảng thứ hai của Chuyển Pháp Luân, những lời giảng của Sư phụ: “Chư vị ôm giữ tâm hữu cầu, chư vị phải chăng vì những điều ấy mà đến?” (Chuyển Pháp Luân) một lần nữa làm tôi chấn động.

Tại sao chúng ta không đắc được Pháp cho dù chúng ta học Pháp? Đó là vì chúng ta đang đọc với tâm hữu cầu. Chúng ta truy cầu khỏe mạnh hơn, thiên mục khai mở, công năng, viên mãn, v.v. Khi chúng ta có những truy cầu này, chúng ta không thể thăng tiến và đắc được Pháp ở tầng cao hơn. Chúng ta chỉ có thể làm một người tốt, tuân theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn và tiêu nghiệp thông qua chịu đựng khổ nạn.

Khi làm ba việc, chúng ta có khuynh hướng mang theo chủ ý và truy cầu những kết quả nhất định. Khi học Pháp, chúng ta đang truy cầu đắc được Pháp, thăng tiến và đề cao; khi phát chính niệm, chúng ta đang truy cầu diệt trừ tà ác. Khi tham gia vào một hạng mục, chúng ta đang truy cầu uy đức. Khi không thể thấy được những kết quả như mong đợi, chúng ta có thể buông lơi. Khi làm việc gì đó với tâm truy cầu kết quả như mong muốn một cách mạnh mẽ thì chúng ta đang làm việc đó với tâm người thường. Sư phụ giảng:

“Nói cách khác, trong con mắt của chư Thần, đó đều là những việc hồ lộng cho qua mà thôi, chứ không là uy đức, cũng không là tu luyện, đành rằng là đã làm rồi.” (“Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp – Giảng Pháp tại Pháp hội vùng Metro Area ở Washington DC 2011”)

Năm ngoái, một học viên trong thị trấn ở quê tôi bị bắt giữ và bị đưa ra tòa. Chúng tôi đã thuê một vị luật sư ở Bắc Kinh để bào chữa cho anh ấy. Trong cả hai phiên tòa, nhiều học viên trong vùng đã đến những nơi ở gần đó để phát chính niệm cho việc này. Vị luật sư bào chữa đã làm tốt công việc của mình. Tuy nhiên, học viên đó vẫn bị kết án 3 năm tù. Tôi cảm thấy rằng học viên đó đã không hiểu rõ Pháp lý và không bước ra khỏi sự an bài của cựu thế lực. Hôm nay, tôi đã nhận ra rằng một số buổi gặp mặt chúng tôi đã tổ chức để bàn về phiên tòa đã rất đặt nặng về kết quả. Càng truy cầu thì chúng ta càng khó có thể đạt được những kết quả như ý muốn. Sư phụ muốn chúng ta tập trung vào quá trình: trong quá trình thực thi thì bao nhiêu tâm người thường chúng ta đã diệt trừ, bao nhiêu nguyên lý ở cao tầng chúng ta ngộ ra được, và chúng ta đã thăng hoa được bao nhiêu. Nếu chúng ta làm tốt trong quá trình thực hiện thì chúng ta sẽ đạt đượt những kết quả mong muốn.

Truy cầu kết quả là nhân tâm. Sư phụ đã dạy chúng ta:

“Tố nhi bất cầu – thường cư đạo trung (“Đạo trung” trong Hồng Ngâm)

Truy cầu kết quả không chỉ là tâm người thường mà nó còn liên quan tới vấn đề liệu chúng ta có thể thoát ra khỏi những nguyên lý và an bài của cựu vũ trụ hay không, nơi mà viên mãn cá nhân là mục đích tối hậu của sự tu luyện. Bất kể thứ gì chúng ta theo đuổi, nguyên nhân gốc rễ là sự ích kỷ, thứ mà đang ngăn cản chúng ta thăng hoa lên. Tất cả chúng ta hãy cùng buông bỏ tâm truy cầu. Chỉ khi đó chúng ta mới “tu thành bậc Chính Giác vô tư vô ngã , tiên tha hậu ngã” (“Phật tính vô lậu” trong Tinh tấn yếu chỉ)

Xin vui lòng chỉ ra bất cứ điều gì chưa phù hợp.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/11/6/浅悟放下有求的心-265072.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/12/26/136787.html

Đăng ngày 9-1-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share