Bài viết của một học viên ở Trung Quốc đại lục

[MINH HUỆ 02-12-2012] Trong quá khứ, tôi đã gửi một vài bài viết chia sẻ kinh nghiệm đến Minh Huệ Net. Ban đầu, tôi có một tâm lý chứng thực bản thân mạnh mẽ, và vì các bài viết của tôi phản ánh điều này, nên chúng không được đăng. Khi Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm trên Internet lần thứ 08 được thông tri, tôi bắt đầu nhận ra rằng các bài chia sẻ của đệ tử Đại Pháp là khác với của người thường. Sau khi hiểu ra điều này, tôi đã gửi đi hai bài và cả hai đều được đăng. Thông qua học Chuyển Pháp Luân, tôi nhận ra rằng Sư phụ đã dạy chúng ta mọi thứ ở trong Pháp, gồm cả cách viết bài chia sẻ kinh nghiệm. Chỉ là tôi đã không minh bạch ra trong quá khứ. Sau khi đọc các bài viết trực tuyến, cùng với một vài kinh nghiệm riêng của mình trong việc viết bài, tôi muốn chia sẻ một số nhận thức với các đồng tu.

Xem bản thân như là một học sinh tiểu học

Tôi là một giáo viên. Do thói quen được hình thành trong công việc hàng ngày, tôi luôn đối xử với người khác như học trò của mình, và luôn muốn “dạy” người khác. Khi tôi viết bài chia sẻ, tôi không thể ngừng viết như thể tôi đang giảng dạy cho các học sinh. Vì tôi viết bài với tâm lý này, nên nó trở thành trở ngại lớn nhất của tôi. Sau đó, tôi nhận ra rằng khi viết bài, tôi nên đặt bản thân mình ở vị trí của một học sinh tiểu học với tâm khiêm nhường. Pháp mà Sư phụ giảng là rất lớn, và vũ trụ thật khổng lồ, dù cho chúng ta tu luyện cao đến đâu, chúng ta chỉ là một lạp tử nhỏ trong vũ trụ, và là một học sinh tiểu học trong tu luyện Đại Pháp.

Tôi minh bạch ra rằng mục đích của viết bài là để chia sẻ kinh nghiệm tu luyện của chúng ta với các đồng tu để cùng nhau tiến bộ. Trong quá khứ, xuất phát điểm của tôi trong việc viết bài là không đúng. Tôi nghĩ rằng tôi đã ngộ được những nguyên lý cao hơn người khác, và tôi có chấp trước hiển thị trong các bài viết. Tầng thứ nhận thức của tôi đã sai. Sư phụ ban cho chúng ta mọi thứ, thế nên tôi đang hiển thị với ai? Thực ra, sự tinh tấn của các học viên khác thể hiện trong bài viết của họ đã giúp tôi thấy được khoảng cách giữa họ và tôi. Nếu tôi có tâm lý mọi người nên đến để học hỏi từ tôi”, đó chẳng phải là dấu hiệu của việc nảy sinh tự tâm sinh ma hay sao.

Loại bỏ tình trong các bài viết

Người thường có xu hướng thêm vào cảm xúc để làm các bài viết của họ cảm động hơn. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng là một đệ tử Đại Pháp, khi chúng ta viết bài chia sẻ, nó nên là một quá trình nhìn vào trong, tu luyện tâm trí, và tiếp tục đề cao bản thân. Vì thế, chúng ta nên có một tâm trí an hòa khi viết bài chia sẻ. Chúng ta không nên có thù hận đối với những công an đã từng bức hại chúng ta, hoặc là than phiền về việc người thường không hiểu chúng ta. Đây là khác biệt cơ bản giữa đệ tử Đại Pháp và người thường. Khi chúng ta thật sự nhìn vào trong, chúng ta sẽ có một nhận thức sâu hơn về Pháp trong quá trình viết bài chia sẻ.

Kể lại những câu chuyện và quá trình tu luyện của chúng ta

Sư phụ đã kể nhiều câu chuyện sinh động trong Chuyển Pháp Luân, ví dụ như người học viên lớn tuổi ở Thái Nguyên bị xe hơi lôi đi, một học viên ở Trường Xuân bị giàn giáo rơi trúng, học viên ở Thanh Đảo bay lên khi đang luyện tĩnh công trong giờ ăn trưa của bà ấy, và Hàn Tín đã chịu nhục chui háng ra sao, v.v… Chúng ta nên học từ điều này và viết xuống quá trình tu luyện của chúng ta, ví dụ như chúng ta đã làm thế nào, nói những gì, và nghĩ gì. Khi viết bài chia sẻ, các học viên thường xuyên quên viết những niệm đầu mà chúng ta đã từng có.

Sư phụ giảng trong Chuyển Pháp Luân:

“…tốt xấu xuất tự một niệm của người ta, sai biệt ở một niệm ấy đưa đến hậu quả khác nhau.”

Một người có thể thấy rõ niệm đầu của chúng ta quan trọng thế nào. Chúng là biểu hiện chân thực nhất về nhận thức của chúng ta. Thế nên sẽ dễ dàng hơn cho người khác hiểu được vấn đề của chúng ta nếu chúng ta có thể kể những câu chuyện cá nhân. Khi tôi đọc các bài chia sẻ của Pháp hội Internet lần thứ 09, tôi chú ý rằng các học viên đã miêu tả rất chi tiết quá trình tu luyện của họ, và tôi đã học hỏi rất nhiều từ họ.

Không nhấn mạnh cách diễn đạt hời hợt, hoa mỹ

Trước khi viết bài, chúng ta cần quyết định muốn chia sẻ gì, và sau khi kết thúc, hãy bỏ đi những phần lệch khỏi mục tiêu. Nếu bài viết dài, chúng ta có thể dùng những quy ước viết như chia bài viết thành một vài mục và thêm tiêu đề, v.v… Một điều chúng ta cần nhớ là dùng những diễn đạt hoa mỹ sẽ khiến các bài viết giảm chất lượng. Các bài chia sẻ của Pháp hội Internet lần thứ 09 dùng những từ ngữ đơn giản nhất. Nó sẽ đủ cho bài viết của các bạn có thể bày tỏ chính xác nhận thức về Pháp. Sau khi kết thúc bài nháp đầu tiên, bạn nên kiểm tra lại. Đừng sợ mất nhiều thời gian làm điều này và hãy cố suy nghĩ từ khía cạnh của người đọc.

Duy trì một tâm thái ổn định sau khi gửi bài

Sau khi gửi bài viết đến Minh Huệ Net, tôi thường xuyên trở nên chấp trước về việc nó có được đăng hay không. Nếu không được đăng, tôi cảm thấy buồn, và có lúc thậm chí tôi nghĩ rằng ban biên tập Minh Huệ không ngộ cao như tôi. Tôi đã nhận ra rằng nếu bài của tôi không được đăng, tôi nên hướng nội và kiểm tra xem tôi có gửi bài với nhân tâm và tâm lý hiển thị hay chứng thực bản thân không. Mọi việc xảy ra đều có lý do của nó, vì lẽ đó tôi phải có một vài chấp trước. Ngoài ra, nếu bài của tôi thực sự được đăng, có lẽ tôi cũng nảy sinh chấp trước hoan hỷ và hiển thị.

Tôi hiểu rằng viết bài chia sẻ là một quá trình hướng nội và đề cao tâm tính. Điểm khác biệt cơ bản giữa đệ tử Đại Pháp và người thường trong việc viết bài là tâm thái. Người thường không thể từ bỏ cảm xúc của họ trong khi viết, nhưng với đệ tử Đại Pháp, chúng ta không thể tách rời khỏi Đại Pháp, và tất cả chúng ta cần phải đo lường bản thân với Pháp khi chúng ta nói về những nhận thức của riêng mình.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/12/2/给明慧网投稿的一点体会-266127.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/12/8/136568.html
Đăng ngày 11-1-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share