Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp tại New York

[MINH HUỆ 26-06-2022] Nhân cuộc họp của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc lần thứ 77 từ ngày 20 đến ngày 26 tháng 9 năm 2022, các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã tổ chức một cuộc thỉnh nguyện bên ngoài Trụ sở Liên Hợp Quốc nhằm kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại đang diễn ra tại Trung Quốc.

Tại Quảng trường Dag Hammarskjöld, các học viên đã giương cao các biểu ngữ nhằm nâng cao nhận thức về cuộc bức hại diễn ra từ năm 1999. Họ kêu gọi trả tự do cho các học viên đang bị giam giữ ở Trung Quốc và truy tố trách nhiệm của các thủ phạm về tội ác này.

dd9136f2c5e267278f6d7f3308ef7241.jpg

Các học viên tổ chức mít-tinh trên Quảng trường Dag Hammarskjöld bên ngoài Trụ sở Liên Hợp Quốc từ ngày 19 đến 24 tháng 9

Sau cuộc họp trực tuyến lần thứ 75 và 76 của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc hai năm qua, năm nay đại diện từ hơn 150 quốc gia đã tập trung ở New York, gồm các nguyên thủ và đại biểu cấp cao của các quốc gia. Để kêu gọi sự chú ý đến Pháp Luân Đại Pháp và cuộc bức hại tại Trung Quốc, các học viên đã lái xe ô tô gắn biểu ngữ về cuộc bức hại dọc theo Đại lộ Số 2 và phân phát tài liệu ở các góc phố gần đó.

Một số học viên đến từ Trung Quốc Đại lục từng trực tiếp trải qua cuộc bức hại tàn bạo, hoặc có người nhà bị bức hại vì đức tin. Bà Dịch Dung từ Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp ở New York cho biết: “Bởi vậy, chúng tôi hy vọng Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc sẽ hành động để chấm dứt tội ác này, vì đây là vụ vi phạm nhân quyền lớn nhất ở Trung Quốc.”

Bà Chương Vĩ Địch, nguyên Hiệu trưởng Trường Mỹ thuật thuộc Đại học Khoa học Máy tính Cao cấp Thẩm Dương, đã bị ngược đãi vì tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Bà cho biết, “Ngoài án tù, tôi còn hai lần bị giam ở Trại Lao động Mã Tam Gia – tổng cộng là bốn năm rưỡi. Những điều này xảy ra chỉ bởi tôi không muốn từ bỏ niềm tin vào Chân-Thiện-Nhẫn.”

Trại Lao động Mã Tam Gia của Trung Quốc khét tiếng vì những vụ tra tấn tàn bạo các học viên Pháp Luân Đại Pháp. Các lính canh và tù nhân đã đánh đập bà Chương một cách tàn nhẫn và treo bà lên để tra tấn. Sau khi sang Hoa Kỳ, bà đã tham dự nhiều sự kiện trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. “Chúng tôi hy vọng cộng đồng quốc tế và Liên Hợp Quốc sẽ nói ‘Không’ với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) để các học viên ở Trung Quốc có thể tự do thực hành đức tin của họ”, bà phát biểu.

24d493b1a2250574d4905fefdc86cf53.jpg

Biểu ngữ kêu gọi thả ông Trương Minh, một học viên Pháp Luân Đại Pháp bị giam giữ ở Trung Quốc

Cô Trương Hồng Ngọc, một học viên Pháp Luân Công ở New York, cũng có mặt để kêu gọi giải cứu cha cô, ông Trương Minh ở thành phố Đan Đông, tỉnh Liêu Ninh. Ông bị bắt vào ngày 10 tháng 8, và đây là lần thứ ba ông bị bắt giữ vì đức tin của mình.

Mẹ của cô Trương, bà Tu Kim Thu, cũng là một học viên. Sau khi bị bắt vào tháng 9 năm 2013 vì nói với mọi người về Pháp Luân Đại Pháp, bà Tu bị tạm giữ ở đồn cảnh sát, khiến sức khỏe của bà ngày càng giảm sút. Bà qua đời vào ngày 28 tháng 11 năm 2013 ở tuổi 52.

Để tìm cách giải cứu cha, cô Trương Hồng Ngọc đã liên hệ với các Thượng Nghị sỹ New York Chuck Schumer và Kirsten Gillibrand, cũng như Hạ Nghị sỹ Grace Meng. Trả lời câu hỏi của giới truyền thông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Ned Price gần đây cho biết hàng năm có đến hàng nghìn học viên Pháp Luân Đại Pháp bị bắt giữ, sách nhiễu và tra tấn ở Trung Quốc vì đức tin của họ. Chính phủ Hoa Kỳ kêu gọi Trung Quốc chấm dứt bức hại Pháp Luân Đại Pháp, trả tự do cho những người bị giam giữ vì đức tin của họ, và tìm kiếm những người bị mất tích.

64ce5a74b6afcf7071e84a7874f86151.jpg

Một biểu ngữ khác kêu gọi giải cứu học viên Hồ Ngọc Lan đang bị giam giữ

Cô Cao Hồng Mỹ, một học viên khác tham gia thỉnh nguyện trước Trụ sở Liên Hợp Quốc, cho biết mẹ cô, bà Hồ Ngọc Lan, đã bị kết án 5 năm tù. Mặc dù đã 76 tuổi, nhưng bà vẫn bị giam trong một nhà tù ở Trung Quốc. Vì bà Hồ bị bắt nhiều lần vì đức tin, nên chồng bà cũng bị ảnh hưởng đến mức mắc bệnh và qua đời cách đây vài năm. Vì cuộc bức hại nên cô Cao thậm chí không thể quay về để dự đám tang của cha mình.

Cô Cao cho biết câu chuyện của gia đình cô chỉ là một trong vô số bi kịch do cuộc bức hại gây ra ở Trung Quốc. Cô Cao phát biểu: “Pháp Luân Đại Pháp được chào đón ở hơn 100 quốc gia, và đã mang lại lợi ích to lớn cho các học viên trên khắp thế giới. Bên trong Trung Quốc, nhiều người bị bắt hoặc tống giam vì đức tin của họ, cộng với việc bị tẩy não và mất việc làm, thậm chí bị đe dọa tính mạng. Chúng tôi chân thành hy vọng cộng đồng quốc tế và Liên Hợp Quốc có thể giúp chấm dứt tội ác này.”

809ec4defb27c0235ff7cb9b6d2e2879.jpg384799f28aa2db03bc5856fee87c308e.jpg

Các học viên mít-tinh ôn hòa bên ngoài Trụ sở Liên Hợp Quốc từ ngày 19 đến 24 tháng 9

Bối cảnh: Pháp Luân Đại Pháp là gì và tại sao ĐCSTQ bức hại môn này?

Pháp Luân Đại Pháp (còn được gọi là Pháp Luân Công) lần đầu tiên được Đại sư Lý Hồng Chí truyền xuất ra công chúng ở Trường Xuân, Trung Quốc, vào năm 1992. Môn tu luyện này hiện được thực hành tại hơn 100 quốc gia và khu vực trên toàn thế giới. Hàng triệu người đã học các bài giảng dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn và năm bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp, đã có những chuyển biến tích cực về sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần.

Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), nhìn nhận sự phổ biến ngày càng lớn của Pháp Luân Đại Pháp là mối đe dọa đối với hệ tư tưởng vô thần của Đảng nên đã ra lệnh cấm môn tu luyện này vào ngày 20 tháng 7 năm 1999.

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giang, ĐCSTQ đã thành lập Phòng 610, một tổ chức an ninh ngoài vòng pháp luật, được trao quyền lực vượt trên ngành an ninh và tư pháp, có chức năng duy nhất là tiến hành cuộc bức hại đối với Pháp Luân Đại Pháp.

Trang Minghui.org đã xác nhận cái chết của hàng nghìn học viên bị bức hại trong 23 năm qua. Con số tử vong thực tế chắc chắn cao hơn nhiều. Số người bị cầm tù và tra tấn vì đức tin còn cao hơn nữa.

Có bằng chứng xác thực cho thấy ĐCSTQ hậu thuẫn cho việc giết hại và thu hoạch nội tạng từ các học viên bị giam cầm làm nguồn cung cho ngành công nghiệp cấy ghép nội tạng.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/9/26/450095.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/9/28/204056.html

Đăng ngày 01-10-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share