Theo một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 11-4-2011] Từ khi đọc bài viết “Suy ngẫm về việc qua đời của một học viên“, tôi đã có những cảm xúc khó diễn tả. Tôi cũng bị bức hại tàn bạo tại một trại lao động cưỡng bức trước đây. Với một khao khát muốn nói lên sự thật, nhưng không hiểu rõ Pháp, và với một khả năng chịu đựng có hạn, điều này thường dẫn đến một sự giằng co bên trong nội tâm. Vì không thể tìm được nguyên nhân cho điều này, từng nhóm học viên đã liên tục rớt xuống, và nhóm học viên khác lại đứng lên để đối mặt với sinh tử, để thay thế cho những học viên bị rớt. Trong môi trường tà ác này, các học viên truyền cho nhau ánh sáng của chân lý. Trong những buổi chia sẻ kinh nghiệm, những biểu hiện bất lực và hối hận của các học viên hiện rõ trên khuôn mặt họ. Các học viên đã nói với tôi, “Tôi đã cố gắng hết sức. Tại sao tôi lại gặp vấn đề này, hoặc vấn đề kia? Sự đau đớn thật không chịu nổi…” v.v. Tôi cũng đã cố giúp một đồng tu bị nghiệp bệnh trong nửa năm. Cuối cùng, anh vẫn qua đời. Tôi cảm thấy một sự hối tiếc và vô vọng không thể nói nên lời.

Khi tôi bị bức hại lần thứ hai, trong thâm tâm tôi hỏi Sư phụ tại vì sao. Tôi đã minh bạch được ba điều.

1. Tôi đã không nghe lời Sư phụ và không thật sự làm các việc dựa trên Pháp. Sư phụ không chỉ dạy Pháp cho chúng ta, mà Ngài còn luôn điểm hóa cho chúng ta. Đặc biệt là khi đối diện với nguy hiểm, Ngài càng điểm hóa cho chúng ta không chỉ một lần, nhưng chúng ta luôn tìm các lý do để không hiểu và không làm theo. Ví dụ, chúng ta được yêu cầu phải có chính niệm mọi lúc mọi nơi. Nhưng tôi chỉ làm nó trong một lúc, tin rằng nó không quá quan trọng như vậy. Tôi thay đổi sự yêu cầu và hành động theo điều mà tôi hiểu. Khi tôi không hiểu, tôi chỉ để nó qua một bên và chỉ tin vào chính mình. Kết quả là tôi bị bức hại.

2. Tôi đã xét các vấn đề từ quan niệm người thường, không phải từ Pháp. Vì vậy khi một tư tưởng xuất ra, nó tức thời bị cựu thế lực khống chế. Tôi không có khả năng thoát khỏi các kinh nghiệm cuộc sống và sự ích kỷ, và luôn làm các điều dựa trên trải nghiệm cuộc sống. Tôi chỉ tự xét mình sau khi tôi rớt xuống, thay vì không ngừng dùng Pháp để xem xét và tự sửa mình trước đó.

Khi tôi thật sự hòa tan trong Pháp, tôi cảm thấy một trường xung quanh. Sau đó khi tôi nghĩ về một vấn đề, tôi có thể chính lại một số chấp trước bị thoái hóa mà tôi không ý thức được trước đó. Tôi cũng dễ dàng hơn để hiểu các điểm hóa của Sư phụ. Có lẽ đó là trạng thái khi một người dùng Pháp như là căn bản để đánh giá các việc. Hơn nữa, đặc tính của vũ trụ là vô cùng mạnh mẽ. Khi đối diện với tà ác, tà ác không dám đụng đến tôi. Khi tôi hòa tan trong Pháp, Pháp cũng che chở tôi. Và trường này ở khắp mọi nơi. Có lẽ điều đó đáp ứng với yêu cầu của Pháp:

thì một tâm không động, có thể [ức] chế vạn động.” (“Tống khứ chấp trước cuối cùng”, Tinh Tấn Yếu Chỉ II)

3. Tôi không biết cách hướng nội, vậy nên tôi không thể tìm thấy căn nguyên của vấn đề. Thậm chí dù hiểu Pháp, tôi cũng không biết cách sử dụng trong những tình huống quan trọng. Sư phụ giảng:

Chư vị đã biết đạo lý tương sinh tương khắc, không có sợ, thì cũng không tồn tại nhân tố làm cho chư vị sợ. Không phải là miễn cưỡng, mà là thản nhiên vứt bỏ nên đạt được.” (“Tống khứ chấp trước cuối cùng”, Tinh Tấn Yếu Chỉ II)

Nhưng tại sao vẫn còn sự bức hại khi tôi không nghĩ là tôi sợ? Một số học viên nói, “Tại sao tôi vẫn còn bị bức hại khi tôi đã vứt bỏ sinh tử?” Một số học viên tôi biết mà đã bị bức hại tàn bạo đã có suy nghĩ muốn rời bỏ thế gian này, nhưng sau đó họ vứt bỏ suy nghĩ này vì Đại Pháp không cho phép việc tự sát. Nhiều chấp trước căn bản vẫn không được phát hiện — kỳ thực vẫn còn sự sợ hãi và không thể buông bỏ sinh tử — nhưng họ vẫn không thể nhận ra chúng.

Tôi muốn hướng nội, nhưng tôi không thể tìm thấy nhiều chấp trước, vì vậy tôi mất tự tin. Thông thường trong thời điểm như thế này, cựu thế lực gia tăng sự bức hại và đạt được mục đích của chúng.

Kỳ thực, Pháp siêu việt hơn tất cả, chỉ là chúng ta không hành động dựa trên Pháp. Ví dụ, khi phát chính niệm, trong năm phút đầu các học viên cần phải:

trong ý niệm thanh trừ những tư tưởng niệm đầu không tốt trong tư tưởng, nghiệp lực cùng quan niệm không tốt, hoặc những can nhiễu từ bên ngoài. Có suy nghĩ như thế, nghĩ những thứ ấy phải chết, [thì] chúng sẽ bị thanh trừ; 5 phút là có tác dụng.”( Giảng Pháp tại hội giao lưu tu luyện của Pháp Luân Đại Pháp Canada năm 2001)

Khi chúng ta không thể tìm thấy hoặc nhận ra chấp trước, chúng ta có thể dùng công của mình để tìm chúng. Công biết mọi thứ đang diễn ra ở các không gian khác, như vậy nó có thể tìm thấy các chấp trước và tiêu trừ chúng.

[Tôi] nói rõ cho chư vị một chân lý: toàn bộ quá trình tu luyện của người ta chính là quá trình liên tục tống khứ tâm chấp trước của con người.” (Chuyển Pháp Luân)

Sau khi đã làm được điều này trong một thời gian, tôi càng hiểu rằng tà ác đang hành động nhắm vào các chấp trước của chúng ta ở mọi nơi một lúc. Pháp của Sư phụ là rất hữu hiệu. Khi tôi nhanh chóng tiêu trừ các chấp trước của mình, tà ác không còn làm các điều xấu như vậy nữa. Một lần, khi công an đến nhà tôi, tôi nhận ra rằng tôi sợ hãi và lập tức tiêu diệt chấp trước vào sợ chết. Sau đó tôi trở nên thoải mái hơn.

Một hiện tượng khác liên quan đến các trại lao động cưỡng bức là một học viên có thể cảm thấy rằng anh ta có chính niệm mạnh khi ở bên ngoài môi trường đó, nhưng khi anh ta vừa bị đưa đến một trại lao động cưỡng bức, anh ta cảm thấy có một lực vô cùng lớn chống lại anh ta đến độ tư tưởng của anh ta trở nên yếu ớt. Điều này kỳ thực là do các hắc thủ và lạn quỷ. Nếu một người phát chính niệm trong một thời gian lâu thì có thể tiêu trừ nó. Có lúc khi cảnh sát đang nói chuyện với tôi hoặc đang cố “chuyển hóa” tôi, hai chân tôi run lên. Một số học viên trải qua sự đau đớn dữ dội mà không có bất kỳ nguyên nhân nào. Tất cả là do hắc thủ gây ra. Phát chính niệm là rất hữu hiệu, nhưng phải kiên định trong một thời gian lâu. Khi bạn cảm thấy tư tưởng của mình yếu ớt, đó có nghĩa là tà ác sợ tư tưởng của bạn, hoặc bạn có tư tưởng con người. Khi như vậy, tôi nhớ lại Pháp, và dùng sức mạnh của Pháp để gia trì cho tôi; suy nghĩ của tôi trở nên mạnh mẽ và trong sạch, và tôi được bao quanh bởi trường của Pháp. Tà ác trở nên nhỏ nhoi và vô nghĩa.

Xin từ bi chỉ ra những điều thiếu sót.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/4/11/看《对某同修离世的遗憾与反思》想到的-238864.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/5/4/124889.html

Đăng ngày 20-06-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.

Share