Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 08-05-2011] Trong những năm qua một số học viên đã cố gắng để hiểu rõ hơn phần giảng Pháp của Sư phụ trong “Giảng Pháp ở San Francisco, năm 2005

“Thực ra với những học viên lâu năm [từ thời] trước cuộc bức hại, là tôi đều đưa chư vị đến vị trí rồi; kể cả những học viên mới về sau, chỉ cần có chính niệm chính hành, hoàn toàn có thể bảo hộ bản thân rồi. Chỉ là có học viên là không có chính niệm; điều gì cũng được trang bị rồi nhưng trong khi bị bức hại vẫn dùng tư tưởng của người thường để xét vấn đề, còn chấp trước cả đống lớn, thì bảo Sư phụ làm sao đây?”

Một số học viên đã không hiểu đoạn giảng Pháp trên trong nhiều năm. Họ nghĩ rằng, “Chúng ta đang ở vị trí của chúng ta rồi, nên chăng chúng ta đã là Thần? Tại sao chúng ta vẫn còn có rất nhiều khổ nạn và rắc rối?” Hơn nữa, một số học viên đã bị nghiệp bệnh, trong khi những người khác đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt giữ, và còn một số khác thì đã qua đời. Tất cả dường như mâu thuẫn với những gì Sư phụ đã giảng. Tôi nghĩ rằng vấn đề thực sự của họ là ở chỗ họ đã bỏ sót đoạn Sư phụ nói về việc cần phải hướng nội và thực hiện theo những nguyên lý Đại Pháp trong cuộc sống hàng ngày. Họ coi các nguyên lý Đại Pháp như lý thuyết và kiến thức, chứ không liên hệ với cuộc sống hàng ngày của họ. Trong cuộc sống họ vẫn theo cách nghĩ và hành xử của con người.

Bối rối không lối thoát, một số học viên bèn đặt rất nhiều nỗ lực vào học Pháp, phát chính niệm và làm ba điều. Xem ra họ rất tinh tấn. Tuy nhiên, hành động của họ có đại biểu cho ý nghĩa của một vị đã “được đưa đến vị trí” hay không? Họ đã thực sự có một thái độ hoàn toàn khác về cuộc đời của mình hay chưa?

Một học viên nói, “Ví dụ, ngày 20 tháng 7 năm 1999, Sư phụ đã đặt chúng ta đến vị trí cao nhất với những khả năng siêu thường. Theo cách nghĩ này thì câu hỏi quan trọng đầu tiên là ‘Chúng ta có thực sự tin rằng chúng ta đang ở vị trí cao nhất đó không?’ Tương tự, khi Sư Phụ nói rằng chúng ta đã được đẩy đến vị trí của mình thì chúng ta có thật sự tin tưởng như vậy hay đơn thuần chỉ là ở lời nói? Điều này thể hiện rằng liệu chúng ta có tín tâm với Sư Phụ và Đại Pháp hay không.

Với những học viên đã được đẩy đến vị trí của mình thì nên đối đãi như thế nào? Sư Phụ đã nói với chúng ta rất nhiều lần rằng chúng ta phải trợ Sư Chính Pháp, cứu độ chúng sinh và hoàn thành thệ nguyện lịch sử của mình.

Đây là nhiệm vụ chính của chúng ta. Trong “Đại Pháp kiên cố không thể phá” (Tinh Tấn Yếu Chỉ II), Sư Phụ đã giảng rằng:

“Là một đệ tử Đại Pháp, hết thảy những gì của chư vị đều cấu thành từ Đại Pháp, nó hết sức chính, chỉ có khả năng làm chính lại hết thảy những gì bất chính.”

Cụm từ “hết sức chính” nghĩa là hoàn toàn phù hợp với Đại Pháp. Trái lại, “hoàn toàn tán thành với Đại Pháp” thì phải chính. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta vẫn còn mang theo các chấp trước hay các quan niệm của người thường. Khi điều đó xảy đến chúng ta biết rằng mình đã không chính. Vấn đề ở chỗ là chúng ta đã không cố gắng để chính lại bản thân mình. Thay vào đó, chúng ta lấy cớ rằng, “chúng ta vẫn đang tu luyện nên đó là lý do tại sao chúng ta vẫn chưa ở trạng thái đó [như Sư phụ giảng].” Điều này cũng giống như việc chúng ta đang có một cây đũa thần trong tay nhưng chúng ta vẫn cầm một chiếc bát vàng để xin ăn hay xin của bố thí của mọi người.

Đối với vấn đề tín Sư tín Pháp, gần đây Sư phụ có giảng trong kinh văn “Tinh tấn hơn nữa

“Chư vị chẳng phải bảo rằng Sư phụ muốn gì thì chư vị bèn làm điều đó sao? (đệ tử cười) Tại sao lại cự nự với cách làm mà Sư phụ muốn?” “Sư phụ bảo làm ở phần xã hội dòng chính, thì chư vị dùng chính niệm làm ở xã hội dòng chính, vậy nhất định sẽ thành công.”

Tất nhiên, trong quá trình thực hiện những gì Sư phụ nói, chúng ta có thể gặp phải những khó khăn liên quan đến việc cứu độ chúng sinh và nâng cao tâm tính của mình. Điều đó chắc chắn sẽ không hề dễ dàng như khi chúng ta ngồi trên ghế sofa và uống trà. Tuy nhiên, miễn là chúng ta sẵn sàng hướng nội và bỏ đi những tư tưởng tiêu cực, chúng ta sẽ thành công. Mặt khác, một sự thiếu tín tâm vào Sư Phụ, sự cố gắng chứng thực bản thân hay truy cầu những lợi ích nào đó sẽ gây nên sự can nhiễu đối với Chính Pháp.

Vấn đề phát sinh khi một học viên đặt nặng những tư tưởng người thường hơn là làm theo những điều Sư Phụ nói, tin vào tri thức của mình hơn là Đại Pháp, và bỏ qua những điều Sư Phụ đã giảng trong kinh văn “Giảng Pháp tại San Francisco, năm 2005

“Quả vị chủng [loại] ấy là dựa vào tu luyện cá nhân thì không đắc nổi; một người tu luyện phổ thông 10 đời 8 đời, 100 đời cũng không tu nổi cao đến như vậy! (vỗ tay) Đó là vì: thứ nhất, chư vị là sinh mệnh mà Đại Pháp độ, thứ hai, chư vị là đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ vũ trụ Chính Pháp, thứ ba, chư vị mang theo sứ mệnh vĩ đại là cứu độ chúng sinh, mà bản thân chúng sinh được cứu độ cũng không tầm thường, rất nhiều chúng sinh cũng là tầng thứ cao đến, các đệ tử Đại Pháp chính là mang theo sứ mệnh to lớn nhường ấy, chư vị mới có thể tu cao đến vậy, chứng đến quả vị to lớn đến vậy, chư vị mới có thể có thành tựu huy hoàng như thế. (vỗ tay)”

Bởi vì tầng thứ đạt được không thể thông qua tu luyện thông thường mặc dù phải trải qua hàng trăm đời, vậy tại sao lại còn ôm giữ lấy nó? Khi chúng ta không thể thay thế được các quan niệm người thường bằng Đại Pháp, hay từ chối không tin những gì chúng ta không thấy, không được trải nghiệm thì khi đó chúng ta sẽ không có đủ chính niệm và sẽ không phát huy được sức mạnh của chính niệm.

Trong những năm qua tôi thấy rằng những khó khăn mà các học viên phải đối mặt chính là ở chỗ sự hiểu biết của họ về Pháp chỉ dừng lại ở tầng lý thuyết mà không thực hành theo Pháp. Nếu vậy, học viên đó không thể được coi là có tín tâm đối với Đại Pháp. Một người với chính niệm mạnh mẽ sẽ tự nhiên thể hiện chúng qua những hành động của mình. Đó là vì chính niệm và chính hành là không thể tách rời. Người có chính niệm mạnh mẽ sẽ một cách tự nhiên hành xử chiểu trên Pháp. Nó không giống với việc lên kế hoạch để thực hiện việc gì đó một cách chuẩn xác. Tu luyện chân chính là luôn thực hành theo các Pháp lý. Nếu không, vào những tình huống then chốt, một người vẫn luôn ôm giữ các quan niệm hay chấp trước của người thường thì cựu thế lực sẽ bám lấy để bức hại người đó, và dẫn đến sự can nhiễu đối với Chính Pháp.

Trên đây là sự hiểu biết tại tầng thứ hiện tại của tôi. Xin hãy chỉ ra những điều không đúng.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/5/8/交流–信师信法和学会修心 -240298.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/5/24/125495.html
Đăng ngày 31-5-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share