Bài viết của Nhất Ngôn
[MINH HUỆ 17-05-2011] Tôi thường nghe hoặc thấy các bạn đồng tu nói về những việc xảy ra với một số học viên từng rất “tinh tấn,” họ bày tỏ sự băn khoăn về việc tại sao những chuyện này lại xảy ra với một học viên “tinh tấn”. Tôi nghĩ rằng mọi người nên cẩn thận hơn trong việc sử dụng từ “tinh tấn” để tránh tỏ ra bất kính. Bản thân từ đó là một yêu cầu của Pháp và là lời nhắc nhở cho sự tu luyện của chúng ta. Theo thể ngộ của tôi, một cách để tinh tấn hay không chính là kiểm định lại bản thân qua mỗi và mọi mâu thuẫn, khó khăn, khảo nghiệm tâm tính, hay những hành động để xem liệu chúng ta có tu luyện bản thân mình hay không, hay ít ra là nâng cao nhận thức hay thái độ của chúng ta sau sự việc nếu như chúng ta chưa làm tốt trong quá trình đó.
Rất nhiều học viên coi “tinh tấn” là làm việc chăm chỉ và bận rộn, những thứ chỉ là cái họ nhìn thấy ở bề mặt. Theo nhận thức của tôi, “tinh tấn” hay không chắc chắn thể hiện ở chỗ người đó có chủ động làm ba việc hay không. “Tinh tấn” thật sự thường không thể nhìn thấy ở bề mặt. Lấy ví dụ, một số học viên muốn đo sự tinh tấn dựa vào các việc như một ngày người ta ngủ bao nhiêu tiếng, một ngày học Pháp bao lâu, làm việc Đại Pháp bao lâu, và tham gia vào bao nhiêu dự án Đại Pháp. Theo họ, ngủ ít được coi là “tinh tấn”, bởi một học viên “tinh tấn” chắc chắn sẽ ngủ ít hơn; và học Pháp năm hay tám tiếng mỗi ngày là “tinh tấn,” bởi các học viên “tinh tấn” cần phải giành nhiều thời gian học Pháp, v.v.. Nhiều người đã tạo ra các công thức với các quan niệm người thường và sử dụng chúng như các tiêu chuẩn để đo lường những điều trong tu luyện. Sự thật là, một học viên tinh tấn có thể ngủ ít hơn, nhưng các quan niệm và công thức nêu trên chỉ có thể diễn tả được những thứ hiển hiện ở bề mặt.
Những phẩm chất quyết định của các học viên tinh tấn là cách họ coi trọng việc cứu độ chúng sinh như là ưu tiên đầu tiên và tuyệt đối như thế nào. Vì thế họ đặt trọng tâm vào việc cứu độ nhiều người hơn và làm sao để đạt được hiệu quả tốt nhất. Đồng thời, các học viên này cũng chắc chắn chú tâm tới việc tu luyện và tâm tính của họ. Không có nền tảng này, người ta sẽ không thể đạt được những kết quả tốt trong cứu độ con người dù họ thậm chí không ngủ chút nào, chứ chưa kể đến thực tế là cơ thể họ sẽ suy nhược nhanh chóng. Một số học viên, khi bận rộn, thì bề ngoài trông giống với các học viên tinh tấn, nhưng trong quá trình thì họ không chú ý tới việc tu luyện bản thân, và đơn giản chỉ thực hiện các việc. Những ham muốn, chấp trước và khả năng của người thường không thể sánh được với trách nhiệm và sứ mệnh của một đệ tử thời Chính Pháp, vốn là một điều rất bao la và vĩnh cửu.
Khi làm việc Đại Pháp tám tiếng mỗi ngày, một số người không bỏ ra đủ tâm huyết vào đó mà lại máy móc hoàn thành công việc của họ, và thậm chí còn nghĩ rằng, “Tôi làm thế vì người này việc này, tôi cần phải được công nhận vì đã làm thế.” Hiệu quả công việc của họ rất thấp, họ gặp các vấn đề và không chịu trách nhiệm cho hiệu quả tổng thể của dự án. Một số người, tuy nhiên, mất có ba tiếng để hoàn thành công việc mà người khác phải hoàn thành trong tám tiếng. Hiệu quả của những nỗ lực của họ rất lớn, họ rất có lý trí và biết rằng phần công việc của họ đóng góp một phần quan trọng trong bức tranh tổng thể, và họ không chỉ máy móc hoàn thành một nhiệm vụ, mà thực sự để tâm huyết vào đó.
Vì sự vô vị kỷ của mình mà một số học viên rất bận rộn. Họ nhận ra rằng một người cần phải bỏ công sức vào công việc Đại Pháp để thực hiện nó cho tốt, vì thế họ bỏ càng nhiều công sức vào đó. Họ cố gắng gánh vác những phần việc nhiều hơn, đề cao tâm tính và nâng cao trình độ của mình qua tu luyện. Trong các dự án nếu họ không giữ vai trò nòng cốt thì họ hợp tác tốt với những người khác. Một số người cũng rất bận rộn, nhưng có lẽ vì quan điểm của họ dựa vào những quan niệm của người thường, cái gì yêu, cái gì ghét, hay chấp trước của họ vào được, mất, họ không loại bỏ đi các chấp trước của mình hay học hỏi bất cứ điều gì, thậm chí mặc dù họ bận bịu tham gia vào vài hạng mục công tác Đại Pháp. Cuối cùng, họ không thể một đóng vai trò nào trong kế hoạch tổng thể của Sư Phụ, và thậm chí khó để đánh giá xem liệu họ đã hoàn thành thệ nguyện lịch sử của mình họ hay chưa.
Tất nhiên, đây chỉ là những ví dụ đơn giản. Hãy tiếp tục nói về việc “tinh tấn.” Qua rất nhiều năm tu luyện, tôi đã đi đến nhận thức rằng, chỉ khi nào chúng ta đáp ứng được những tiêu chuẩn của Sư Phụ thì chúng ta mới có thể được coi là tinh tấn khi đo lường bằng Pháp, trái ngược với việc dùng những tư tưởng và cảm xúc của người thường để đánh giá. Thêm vào đó, liệu một người tu luyện có “tinh tấn” hay không không thể được cụ thể hóa, bởi những gì chúng ta nói đến ở đây không phải là sự tổng kết mà là sự biểu hiện trong quá trình tu luyện. Do đó, theo nhận thức của tôi, để tinh tấn, một học viên phải kiểm tra xem liệu người đó đã đo lường bản thân theo tiêu chuẩn của Pháp (thay vì tiêu chuẩn của người thường), hướng nội, và tự điều chỉnh mình theo những yêu cầu của Pháp trong mọi mâu thuẫn, khó khăn, khảo nghiệm tâm tính, lời nói và hành động. Có thể có lúc người đó làm chưa tốt, nhưng sẽ luôn có các tiêu chuẩn của Sư Phụ theo sát anh ta, và từ đó, anh ta sẽ điều chỉnh bản thân theo các tiêu chuẩn của Pháp thay vì các quan niệm và chấp trước của mình.
Học Pháp không phải là học vài thứ lý thuyết hay kiến thức chỉ dừng ở việc đủ biết. Hơn thế nữa, là các đệ tử Đại Pháp, chúng ta học Pháp và đồng hóa với Pháp, biến nó thành hành động, giống như “Tố đáo thị tu.” (“Thực tu”, Hồng Ngâm.) Mặt khác, lý thuyết và thực hành mà không song song với nhau thì giống như những gì thể hiện trong thế giới người thường. Một số người thường rất hiểu biết và giàu kinh nghiệm, nhưng không thể hành xử theo các tiêu chuẩn đạo đức mà họ mong muốn. Họ là người thường. Đối với các đệ tử Đại Pháp, không có việc kiểu như “có chính niệm mà không có chính hành.” Nếu một người không hành xử ngay chính, hẳn là người đó phải thiếu chính niệm. Người ấy sau đó phải gia tăng chính niệm và được chúng dẫn dắt, bởi chính niệm chính hành là một chỉnh thể, như Sư Phụ đã giảng trong Chuyển Pháp Luân rằng “…vật chất và tinh thần là nhất tính.”
Tất nhiên, trong khi tu luyện, chúng ta vẫn là con người. Khi một học viên không học Pháp đủ hay thiếu tập trung trong khi học Pháp, anh ta sẽ không tránh khỏi việc phạm các lỗi lầm hay phát triển các tư tưởng và quan niệm người thường. Sự tu luyện của anh ta sẽ bị làm hại bởi mọi ham muốn thông thường hay các ảnh hưởng xấu. Rồi anh ta sẽ chỉ là “trung sỹ văn đạo, nhược tồn nhược vong.” Sư Phụ đã nhắc nhở chúng ta “cứ tu luyện như thủa đầu” (Giảng Pháp tại Pháp hội Quốc tế New York 2009), những có rất nhiều người trong chúng ta vội vàng làm mọi việc ngay khi mới nghe thấy từ “tinh tấn”, và tuân theo các ý kiến riêng của mình (thay vì các yêu cầu của Sư Phụ) để thực hiện các việc. Vì thế mà chúng ta thất bại trong việc phát triển những nhận thức về Pháp của Sư Phụ trong suốt quá trình, và không tạo ra thói quen hướng nội. Tôi không coi như thế là tinh tấn, bởi nó thiếu đi yếu tố tu luyện, và do đó, hiệu quả công việc của người đó chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng xấu.
Đi sâu hơn, việc này liên quan đến vấn đề tín Sư tín Pháp. Rất nhiều đồng tu tin rằng họ “tất nhiên tin vào Sư Phụ và Pháp,” và do đó chú ý ít hơn tới việc tu luyện. Vì thế, có nhiều khi họ không hiểu rằng điều duy nhất Sư Phụ muốn là các tiêu chuẩn chính Pháp, và đã coi trọng những quan niệm, tri thức người thường của họ, và những điều họ học được trong thế giới trần tục. Niềm tin của họ vào những thứ này còn cao hơn cả niềm tin của họ vào Pháp của Sư Phụ.
Sư Phụ đã sớm cảnh báo chúng ta từ năm 1995 trong Chuyển Pháp Luân Pháp giải rằng:
“Để từ bỏ được các chấp trước người thường, mọi khía cạnh của chúng cần bị phơi bày hết ra. Đặc biệt, ở một số điểm tập Pháp Luân Đại Pháp của chúng ta, có người còn tự nhận, ‘Ta là Phật. Đừng theo học Lý Hồng Chí.’ Tại sao điều này lại xảy ra? Đó chỉ là để xem liệu chư vị có lung lay ở tầng cơ bản này hay không. Trên toàn bộ con đường tu luyện cho tới khi chư vị đến bước cuối cùng, tâm chư vị sẽ bị khảo nghiệm xem chư vị có hiểu Pháp hay không và có vững tu ở tầng cơ bản hay không. Mọi khía cạnh đều phải tiến bộ và vững chắc” (“Giảng Pháp tại Bắc Kinh tại Lễ xuất bản cuốn Chuyển Pháp Luân”, tạm dịch)
Nếu chúng ta nghĩ rằng khảo nghiệm tín Sư tín Pháp không nhất thiết nhắm vào chúng ta thì đó là một nhận thức nguy hiểm, bởi như vậy có nghĩa là vô ý mà chối bỏ Pháp của Sư Phụ.
“Trên toàn bộ con đường tu luyện cho tới khi chư vị đến bước cuối cùng, tâm chư vị sẽ bị khảo nghiệm xem chư vị có hiểu Pháp hay không và có vững tu ở tầng cơ bản hay không. Mọi khía cạnh đều phải tiến bộ và vững chắc.” (“Giảng Pháp tại Bắc Kinh tại Lễ xuất bản cuốn Chuyển Pháp Luân”, tạm dịch)
Rất khó để tu luyện mà không có sự chỉ đạo của Pháp, và người ta sẽ thay thế việc “dĩ Pháp vi Sư” bằng sự thông minh, hiểu biết, kinh nghiệm, thói quen, quan niệm và phương pháp của người thường. Hơn thế nữa, người ta có thể trực tiếp phủ nhận những yêu cầu của Sư Phụ, và vô ý làm những điều ảnh hưởng tới chính Pháp của Sư phụ. Là các đệ tử Đại Pháp thời kỳ chính Pháp, tất cả chúng ta hãy cùng nhau thật sự tinh tấn!
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/5/17/交流–说说精進-240979.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/6/3/125788.html
Đăng ngày 16-6-2011. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để phù hợp hơn với nguyên bản.