Bài viết của một học viên Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 03-04-2011] Lớn lên trong một gia đình theo đạo Khổng và y học cổ truyền, tôi được giáo dục làm người tốt, chân thành và quan tâm tới người khác. Vì tôi là chị cả trong bốn anh chị em ruột, nên tôi cũng được dạy bảo phải khoan dung và nhường nhịn các em tôi. Bởi vậy, từ khi còn nhỏ, mọi người đã xem tôi là người có tất cả những phẩm chất đạo đức trên. Tôi đã coi mình là một người có danh tiếng tốt và xem thường những người mà tôi nghĩ là vô đạo đức. Tôi rất coi trọng tiếng tăm của mình và một danh tiếng tốt là điều mà tôi muốn. Tôi muốn bố mẹ tôi tự hào về tôi, và cố gắng sống theo danh hiệu đệ tử Đại Pháp. Tôi cũng đã đặt ra những tiêu chuẩn tương tự cho các em ruột của tôi.

Lý do mà tôi tiến vào tu luyện Đại Pháp là vì nguyên lý Chân Thiện Nhẫn tương tự với hệ thống chuẩn mực riêng của tôi. Là một người tốt là mục đích của tôi, bởi vậy điều mà tôi đang làm là để trở thành “tốt”. Tôi đã sớm nhận ra rằng tu luyện Đại Pháp vượt trên việc “là một người tốt”. Là người tu luyện, tôi muốn trở về nhà thực sự của tôi với Sư Phụ. Tôi cũng hiểu rằng sứ mệnh của đệ tử Đại Pháp là cứu độ chúng sinh và trợ Sư Chính Pháp. Tôi nghĩ tôi đang làm tốt ba điều và chấp trước của tôi vào việc “làm một người tốt” không còn tồn tại nữa, cho tới khi tôi đọc bài chia sẻ kinh nghiệm của một bạn đồng tu về vấn đề này. Sau đó tôi nhận ra rằng tôi đã không buông bỏ quan niệm làm một người tốt của tôi trong thế giới trần tục và tôi vẫn đang tranh đấu trong danh, lợi và tình được an bài bởi cựu thế lực.

Bây giờ tôi có thể thấy thật là nguy hiểm khi vấp ngã trong những quan niệm của người thường, vì người “tốt” và người “xấu” là ở cùng tầng thứ và trong cùng không gian khi nhìn từ một góc độ nào đó. Những người tu luyện cần liên tục thăng tiến tâm tính của họ để đạt tới cảnh giới sinh mệnh cao hơn nữa. Quan niệm con người về một người “tốt” thực sự là một cái khung cứng nhắc hạn chế tôi chuyển hoá thành một sinh mệnh cao hơn.

Tôi thắc mắc tại sao tôi không đạt được tâm từ bi. Tại sao tôi lại không đạt được tới tầng thứ đó? Câu trả lời của tôi là nó có liên quan tới tầng thứ tu luyện của tôi. Khi tôi học Pháp trong cái khung của những quan niệm người thường, thì làm sao tôi có thể đột phá đến tầng cao hơn? Bây giờ tôi đã ngộ ra sự khác biệt giữa lòng tốt của người thường và sự từ bi của người tu luyện. Lòng tốt của người thường là làm việc tốt trong cái khung phạm vi của tình cảm và danh vọng. Quan niệm người thường về vô ngã vẫn ở cùng tầng thứ với ích kỷ, và chúng là hai đầu của một thể liên tục. Nhưng từ bi là dựa trên trạng thái trí tuệ tuyệt đối không có cân nhắc tới bản ngã, không có cái tôi bản thân mà thay vào đó chỉ có nghĩ cho người khác. Trạng thái tư tưởng này là rộng lớn bao la và cao vượt lên trên tình cảm người thường, và đây là sự khác biệt giữa người và Thần.

Tại sao tôi lại dùng tiêu chuẩn của mình để yêu cầu người khác làm người “tốt”? Tại sao tôi không thích và tránh xa những người “xấu”? Tại sao tôi hay đánh giá phê bình người khác? Bởi vì tôi đã không hoàn toàn buông bỏ được quan niệm về bản thân, tôi không thể khoan dung và từ bi với người khác. Những cố gắng làm người tốt và quan tâm tới người khác của tôi là cho mục đích giữ danh tiếng của tôi, thu được lợi ích, và thoả mãn nhu cầu tình cảm của tôi.

Tất cả những mục đích và mong ước của người thường đều là dục vọng. Mục đích làm người tốt của tôi trong thế giới trần tục đã phản ánh ham muốn và chấp trước người thường của tôi. Sau khi tu luyện hơn 10 năm, tôi vẫn còn dính mắc vào chấp trước này và đã không thay đổi lý do căn bản khi bước vào tu luyện Đại Pháp. Điều đó là nguy hiểm và đáng buồn đối với một người tu luyện.

Sư Phụ chỉ ra rằng:

Nếu chư vị, là một người tu luyện, chỉ tách khỏi mọi thứ một cách hời hợt trong khi sâu bên trong chư vị vẫn còn dính mắc vào một số thứ hoặc dính mắc vào những lợi ích thiết yếu của bản thân mà chư vị không chịu loại bỏ chúng đi, tôi nói với chư vị rằng sự tu luyện của chư vị là giả tạo!” (Giảng Pháp tại Pháp hội Đầu tiên ở Bắc Mỹ, bản dịch chưa chính thức)

Trong quá khứ, tôi học Pháp nhưng đã không toàn tâm học. Tôi đã không hoà tan vào Pháp. Tâm danh lợi, hiển thị, cầu cuộc sống thoải mái, và những chấp trước khác vẫn còn trong tôi. Do vậy tôi đã không thể có được tâm từ bi, vì quá nhiều chấp trước như vậy đang chiếm lấy tôi. Tôi phải loại bỏ tất cả những chấp trước này.

Sư Phụ đã nói với chúng ta nhiều lần rằng:

“Mọi người hãy đặt công phu một cách hết sức thiết thực vào tu luyện, đừng luẩn quẩn ở bề mặt, không được để ‘nhân tâm’ nhiều đến thế.” “Tôi hài lòng với những ai thuần phác, thiết thực chắc chắn. Cũng mong mọi người trong nhiều năm tu luyện ấy, tăng cường trí huệ từ phương diện ‘chính’, không nên thu hoạch quá nhiều về mặt xử thế và trên phương diện làm người.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2010).

Tôi cảm thấy Sư Phụ đang nói về tôi và chỉ ra rằng tôi nên thực sự tu luyện bản thân mình một cách tinh tấn. Thời gian sẽ không chờ tôi mãi.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/4/3/我为什么还没修出大慈悲心-238472.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/4/12/124361.html
Đăng ngày 14-04-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share