Bài viết của một học viên ở tỉnh Cát Lâm

[MINH HUỆ 13-01-2011]

Nghiệp bệnh và cái tôi của bản thân

Tôi là phụ nữ trẻ đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp hơn mười năm. Sau khi tu luyện Chính Pháp bắt đầu, tôi đã bị can nhiễu nhiều lần bởi nghiệp bệnh. Mỗi lần phát sinh triệu chứng nghiệp bệnh, tôi đều tăng cường học Pháp và nhắc nhở bản thân nhìn vào trong để tìm thiếu sót. Tôi cần cù tinh tấn để hoàn thiện bản thân bất cứ khi nào tôi tìm ra những thiếu sót. Nhưng tôi phải thừa nhận là không có hiệu quả. Những lần khác, tôi thậm chí không thể nhìn thấy mình sai ở đâu, do đó tôi chỉ cố gắng liên tục học Pháp, nhìn vào trong, và phát chính niệm. Phải mất một thời gian lâu tôi mới vượt qua những khổ nạn, chúng làm tôi thụ động và tuyệt vọng hơn. Dù trạng thái tu luyện của tôi như vậy, nhưng tôi vẫn chần chừ thảo luận nó với người khác. Tôi hiếm khi chia sẻ kinh nghiệm với chồng tôi hay bố mẹ tôi, họ cũng là những người tu luyện. Khi những học viên khác tới thăm tôi, tôi rất lạnh nhạt với họ.

Khoảng cuối năm 2007, tôi nhận ra rằng tôi nên thay đổi bản thân, và tôi đã khích lệ mình cởi mở với các bạn đồng tu để cùng nhau thăng tiến. Ngay sau khi tôi có suy nghĩ này, Cựu thế lực đã an bài can nhiễu đối với tôi. Bố mẹ tôi, từng sống với tôi bỗng nhiên chuyển ra ngoài ở. Chồng tôi đi công tác và con trai tôi ở nội trú trong trường. Không có ai khác ở nhà, nghiệp bệnh đã tấn công tôi mãnh liệt nhất kể từ khi tôi bắt đầu tu luyện. Tôi đau đớn tới mức không thể học Pháp, luyện công hay phát chính niệm. Tôi biết cựu thế lực đang ngăn cản tôi hình thành một chỉnh thể với các học viên khác, và đang lợi dụng thiếu sót của tôi để bức hại tôi, nhưng tôi không chắc chắn vấn đề cụ thể nào đã gây ra tình trạng này.

Vào một ngày mùa Thu năm 2008, một học viên đến thăm tôi. Lúc cô ấy nói: “Không gì có thể ngăn cản tôi tới chia sẻ kinh nghiệm với chị”, tôi đã cảm thấy lòng từ bi bao la của Sư Phụ. Hai chúng tôi đã chia sẻ kinh nghiệm và thu được nhiều lợi ích. Nhưng sau khi cô ấy rời đi, tôi lại phát sinh những triệu chứng nghiệp bệnh trầm trọng. Vậy nên, tôi không biết tôi có thiếu sót gì mà cựu thế lực đang lợi dụng.

Sau ngày Tết năm 2009, một học viên khác đã tới thăm tôi. Cô ấy hơi buông lơi trong việc tu luyện, nên tôi đã dành nhiều thời gian học Pháp cùng với cô. Cô cảm thấy rằng học Pháp chung như vậy đã giúp ích cho cô rất nhiều, nhưng tôi lại bắt đầu ho không kiểm soát được ngay sau khi cô ấy rời đi.

Một vài học viên khác từng làm việc với tôi đã tới thăm tôi vào mùa Hè 2009. Kịch bản tương tự lại diễn ra. Tôi lại bị nghiệp bệnh tấn công khi họ rời đi.

Tôi cực kỳ đau đớn bởi sự tái diễn của nghiệp bệnh như vậy. Chính xác thì vấn đề của tôi là gì? Mặc dù tôi liên tục học Pháp và phát chính niệm, nhưng tôi chỉ làm thế vì mục đích tìm ra một giải pháp. Do đó tôi vẫn không tìm ra được nguyên nhân gốc rễ vấn đề của tôi.

Tôi đã không ngộ ra vấn đề gốc rễ của tôi cho tới khi cách đây không lâu, khi tôi tham dự một Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm với chủ đề là những điều căn bản trong tu luyện. Tôi đã rời Pháp hội với một nhận thức mới về tu luyện. Nếu một học viên chỉ tập trung vào tu luyện cá nhân, thì người đó có thể vẫn gặp phải nghiệp bệnh và những hình thức bức hại khác, bất kể người đó làm ba việc cực nhọc vất vả đến đâu. Mặt khác, nếu xuất phát điểm tu luyện của người đó là trợ Sư Chính Pháp mà không mang theo tư tưởng nào vì bản thân, người đó sẽ chỉ làm theo yêu cầu của Chính Pháp và hoà hợp theo điều Sư Phụ muốn. Khi người đó có thể vượt lên trên tu luyện cá nhân, thì những khổ nạn và khảo nghiệm mà cựu thế lực đặt ra cho người đó sẽ không là gì cả, và sự tu luyện của người đó sẽ đơn giản hơn nhiều.

Nghĩ về sự tu luyện của tôi, tôi nhận ra rằng mình thực sự chưa bao giờ vượt trên sự tu luyện cá nhân trong suốt 10 năm qua. Tôi biết rằng có thể tu luyện trong Đại Pháp là một cơ hội quý báu, tôi muốn thoát khỏi thế giới trần tục dơ bẩn và đầy hiểm nguy này. Do vậy, tôi nhắc nhở bản thân phải trân quý cơ hội này, tu luyện cho tốt để tránh khỏi kiếp luân hồi. Tôi hiểu rằng để trở thành một Giác Giả và đạt viên mãn, tôi cần phải tích uy đức bằng việc làm ba điều. Tôi cũng rõ ràng rằng đệ tử Đại Pháp thời Chính Pháp phải làm ba việc. Bởi vậy, tôi đã đặt tiêu chuẩn cao cho bản thân và tu luyện tinh tấn. Tuy nhiên, lý do cho việc tu luyện của tôi trong tất cả những năm vừa qua vẫn chỉ là cho viên mãn cá nhân của tôi. Với một thiếu sót to lớn như vậy, làm sao tôi có thể theo kịp tiến trình Chính Pháp của Sư Phụ?

Vì cuộc bức hại, tôi đã phải thay đổi môi trường tu luyện của tôi hết lần này tới lần khác. Do vậy, tôi cảm thấy rằng tôi đã không có đủ mọi cơ hội sử dụng những năng lực của tôi để cứu độ chúng sinh. Tôi thường trách bản thân và không hài lòng với trạng thái tu luyện của tôi, và thậm trí tôi còn nghi ngờ về khả năng đạt viên mãn của mình, sau đó tôi đã nhận ra điều này thực tế là một biểu hiện của sự thiếu niềm tin kiên định vào Sư Phụ và Đại Pháp. Như vậy mục đích tu luyện của tôi trở nên bất thuần. Tôi để ý hơn tới trạng thái tu luyện cá nhân của mình. Đằng sau tất cả những cố gắng nỗ lực của tôi là một cái tâm ích kỷ ẩn nấp rất sâu. Mỗi lần tôi làm được một số việc giảng rõ sự thật, tôi lại cảm thấy rằng tôi vừa mới tích thêm vốn cho sự viên mãn của mình. Trước khi tham dự Pháp hội nêu ở trên, tôi chưa bao giờ nghĩ về mục đích của sự tu luyện của tôi.

Nhưng sau Pháp hội, tôi nhận ra rằng tư tưởng ích kỷ của tôi —truy cầu viên mãn cá nhân— là vấn đề lớn nhất của tôi. Bất kể điều gì tôi làm đều là để cho bản thân tôi, và hàng ngày tôi lo lắng về việc tôi có đạt viên mãn hay không. Do vậy nghiệp bệnh đã can nhiễu tôi không ngừng.

Khi cuộc bức hại bắt đầu năm 1999, nhiều học viên không thực sự muốn đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện, nhưng lại sợ bỏ lỡ cơ hội đạt viên mãn. Lúc đó, thái độ miễn cưỡng của họ làm tôi rất khó chịu. Bây giờ nhìn lại lúc đó, tôi thấy rằng tôi cũng không khác họ nhiều. Vì tôi đã hạn chế bản thân mình vào cái khung của cựu vũ trụ, cựu thế lực đã tìm thấy lý do to lớn nhất để bức hại tôi. Bất kể tôi tu luyên tinh tấn thế nào, mục đích duy nhất của tôi là hưởng lợi cho bản thân và đạt viên mãn. Do vậy, tôi đã không theo kịp tiến trình Chính Pháp của Sư Phụ và đã không tiến bộ để chuyển sang vũ trụ mới. Nên tôi đã liên tục bị nghiệp bệnh tấn công. Những triệu chứng nghiệp bệnh không chỉ làm lay động chính niệm và chính tín của tôi vào Sư Phụ và Đại Pháp, mà còn tác động tới cả các học viên khác.

Sự an toàn và cái tôi của bản thân

Một lý do khác khiến nghiệp bệnh can nhiễu tôi lâu như vậy đó là sự cô lập của tôi. Trong một thời gian dài, tôi chỉ giữ liên lạc với một vài học viên mà tôi nghĩ là đáng tin cậy. Tôi biết là tôi đang sợ hãi. Khi một học viên thuyết phục tôi tham dự Pháp hội nêu trên, điều đầu tiên tôi nghĩ là sự an toàn của tôi. Sau Pháp hội, tôi bỗng nhiên hiểu ra nguyên nhân tại sao một số học viên (bao gồm cả tôi) đã bị bức hại. Vấn đề vẫn liên quan tới những điều căn bản trong tu luyện. Nếu mục đích của Pháp hội là để giúp mọi người cùng nhau thăng tiến như một chỉnh thể để cứu độ chúng sinh tốt hơn, thì làm sao nó có thể chiêu mời bức hại được?

Sư Phụ giảng trong “Giảng Pháp tại Pháp Hội Boston năm 2002”:

Tà ác không dám phản đối việc giảng rõ chân tướng và cứu độ chúng sinh, điểm then chốt là ở chỗ tâm thái khi làm công tác không có sơ hở cho chúng dùi vào.”

Tôi đi tới nhận thức rằng một Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm trong sạch thuần chính, vô ngã và hoàn toàn phù hợp với Pháp thì sẽ không có cớ gì để cựu thế lực bức hại. Sự sợ hãi mà tôi có trước đây không phải là chân ngã của tôi, nó ngăn cản tôi hoà vào chỉnh thể và cứu độ chúng sinh. Sau khi ngộ ra điều này, tôi cảm thấy vật chất sợ hãi đã giảm bớt và dần dần biến mất trong không gian của tôi.

Tôi đã chia sẻ những suy nghĩ của tôi về nghiệp bệnh và sự an toàn trong Pháp hội. Một nữ học viên sau đó đọc cho tôi nghe hai đoạn sau từ những lời giảng của Sư Phụ:

Đoạn thứ nhất là từ “Giảng Pháp tại hội nghị học viên từ khu vực Châu Á và Thái Bình Dương”:

Câu hỏi: Một số học viên có công năng nghĩ rằng, khi họ phát chính niệm, các sinh mệnh trong các không gian khác nên được cứu độ, rằng tiêu diệt chúng là không thiện một chút…

Sư phụ: Nếu Chính Pháp không tồn tại, hay nếu sự việc này chỉ là một sư phụ chỉ đạo một số đệ tử, thì thật sự chư vị không thể nói rằng hiểu biết của người đệ tử này là sai, mặc dù vị sư phụ nghĩ rằng tư tưởng chư vị không phù hợp. Với bất cứ vị sư phụ nào, nếu tôi có một đệ tử như thế, trước hay sau gì, thì người đệ tử đó cũng sẽ bị gửi về nhà, bởi vì nếu chư vị không làm những gì sư phụ bảo, thì chư vị là đệ tử gì đây? Những gì đang xảy ra trong hiện tại thì khác. Chính Pháp đang tấn tới và vượt qua sự tu luyện cá nhân. Khi một sinh mệnh can nhiễu chư vị và can nhiễu Đại Pháp, thì sinh mệnh đó phải bị tiêu diệt, và nó không còn là vấn đề chư vị là một người nhân từ hay không, mà là vấn đề chư vị có trách nhiệm với Đại Pháp hay không.” (bản dịch không chính thức)

Đoạn thứ hai từ bài giảng thứ Bảy trong Chuyển Pháp Luân:

Tôi lấy một ví dụ cho chư vị, có một câu chuyện trong những năm đầu của Thích Ca Mâu Ni. Một hôm, Thích Ca Mâu Ni cần tắm, ở trong rừng rậm ấy Ông yêu cầu đệ tử của mình dọn sạch bồn tắm. Vị đệ tử của Ông đến coi, thấy trong bồn tắm bám đầy côn trùng; nếu dọn sạch bồn tắm sẽ giết chết những côn trùng ấy. Đệ tử quay lại nói với Thích Ca Mâu Ni rằng bồn tắm bám đầy côn trùng. Thích Ca Mâu Ni không nhìn vị đệ tử này, nói một câu: ‘Con hãy đi dọn sạch bồn tắm’. Vị đệ tử này đến chỗ bồn tắm thấy rằng không biết hạ thủ ra sao; hễ [dọn] thì côn trùng phải chết; vị này loanh quanh một vòng rồi lại quay lại hỏi Thích Ca Mâu Ni: ‘Bạch Sư tôn, bồn tắm bám đầy côn trùng; nếu [dọn sạch] sẽ làm côn trùng kia chết mất’. Thích Ca Mâu Ni [đưa mắt] nhìn vị ấy và nói: ‘Điều ta bảo con là hãy đi dọn sạch bồn tắm’. Vị đệ tử này giật mình tỉnh ngộ, lập tức dọn sạch bồn tắm. Trong [câu chuyện] này đã nói rõ một vấn đề: không thể [chỉ] vì có côn trùng, mà chúng ta không tắm; cũng không thể [chỉ] vì có muỗi, mà chúng ta phải đi nơi khác tìm chỗ ở; không thể [chỉ] vì lương thực cũng có sinh mệnh, rau có sinh mệnh, mà chúng ta liền thít cổ lại không ăn không uống chi nữa. Không thể như thế được; chúng ta cần cân bằng quan hệ này cho đúng, tu luyện một cách đường đường chính chính; chúng ta không cố ý làm hại các sinh mệnh là được rồi. Cũng vậy, con người cần có không gian sinh hoạt và điều kiện sinh tồn của con người, cũng cần duy hộ [điều đó]; con người cũng cần duy trì sự sống và sinh hoạt bình thường.”

Khi cô ấy đọc xong, một nam học viên đã đọc thuộc một đoạn Pháp khác cho tôi nghe:

Hãy tự hỏi liệu có phải chư vị có một động cơ sai, khó nhận ra, liên quan đến vấn đề không. Nếu chư vị, là một người tu luyện, chỉ tách khỏi mọi thứ một cách hời hợt trong khi ẩn sâu bên trong chư vị vẫn còn chấp trước vào điều gì đó hoặc chấp trước vào những lợi ích thiết thân mà chư vị không chịu loại bỏ chúng đi, tôi nói với chư vị rằng sự tu luyện của chư vị là giả tạo!” (bản dịch không chính thức) (“Giảng Pháp tại Pháp hội Đầu tiên ở Bắc Mỹ”)

Tôi hơi lo lắng sau khi hai học viên đọc xong Pháp cho tôi. Mặc dù còn nhiều thiếu sót, nhưng tôi đã tu luyện hơn mười năm. Làm sao họ có thể nghĩ sự tu luyện của tôi là giả tạo? Đồng thời, tôi biết rằng không gì xảy ra là ngẫu nhiên mà không có lý do. Đó có thể là Sư Phụ đang mượn lời của họ để điểm hoá cho tôi. Sau khi suy nghĩ vài phút, tôi cảm thấy hai học viên đang nhắm vào chấp trước cảm thấy tốt về bản thân của tôi. Tôi nghĩ khảo nghiệm này là để xem tôi có dao động hay không khi những học viên khác nghĩ rằng tôi không tu luyện tốt.

Tôi nói chuyện với chồng tôi về điều này sau khi trở về nhà. Anh ấy nghĩ một số đoạn Pháp đọc cho tôi là để khảo nghiệm niềm tin của tôi vào Sư Phụ và Đại Pháp. Theo lời anh ấy, khi đệ tử của Phật Thích Ca Mâu Ni sợ dọn sạch bồn tắm sẽ giết chết những con côn trùng, vị hòa thượng đã không làm theo lời của sư phụ anh ta, và khi ai đó nói phát chính niệm để tiêu trừ ma quỷ là không đủ từ bi, vậy thì người học viên đó đã không làm theo lời dạy của Sư Phụ chúng ta. Những lời của chồng tôi rất có ích cho tôi.

Tôi hiểu biết sâu sắc hơn khi viết bài này. Một vài đọan Pháp đọc cho tôi nghe thực sự là nhắm vào cái tôi của tôi ẩn nấp rất sâu trong nhiều lớp của sinh mệnh. Giống như nhiều sinh mệnh trong cựu vũ trụ, tôi đã không muốn thay đổi bản thân mình.

cựu thế lực tham dự Chính Pháp này bởi vì chúng muốn cứu bản thân chúng khi cựu vũ trụ bên bờ huỷ diệt. Tuy nhiên, chúng không muốn hợp tác hoàn toàn với Sư Phụ. Chúng tiến hành theo những quan niệm đã sai lệch của chúng. Mục đích căn bản của chúng là duy trì sự tồn tại. Mặc dù tôi đang chăm chỉ vất vả làm ba việc, nhưng sâu thẳm trong tâm tôi chỉ quan tâm tới viên mãn cá nhân của tôi. Nếu tôi cảm thấy điều gì đó không đủ an toàn, tôi sẽ chọn không tham gia. Nếu tôi nghĩ học viên nào đó không chú ý tới an toàn, tôi chắc chắn sẽ tránh xa người đó.

Cuối cùng tôi đã xác định được cái mà tôi vẫn dính mắc vào ở sâu thẳm bên trong. Đó là cái tôi bản thân của tôi — chỉ tu luyện cho cái tôi bản thân. Nếu tôi không thay đổi tư tưởng của mình, tôi sẽ không phải là một người tu luyện chân chính. Cho dù tôi không bao giờ đồng ý với người học viên cảm thấy việc loại trừ ma quỷ trong không gian khác là không từ bi, nhưng tôi đã có nhận thức mới về những lời giảng Pháp. Làm sao một học viên không làm theo Sư Phụ và vẫn còn bám víu vào những quan niệm riêng của anh ta có thể gọi là đệ tử chân chính của Sư Phụ?

Cám ơn Sư Phụ vì đã tạo ra cơ hội này để tôi phát hiện ra vấn đề gốc rễ của tôi. Tôi cám ơn các bạn học viên vì đã chân thành chỉ ra những thiếu sót của tôi. Tôi sẽ hoàn toàn thay đổi những quan niệm của tôi và chỉnh sửa lại những điều căn bản trong sự tu luyện. Tôi sẽ phá tan cái tôi cũ của tôi và làm theo Sư Phụ, để trở thành một đệ tử Đại Pháp chân chính thời Chính Pháp.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/1/13/交流–归正基点-234786.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/4/4/124211.html
Đăng ngày 14-04-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share