Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 28-10-2010] Đã từng có một học viên nam mà cả gia đình anh đều gặp khổ nạn. Một học viên nữ vốn cảm thông sâu sắc với tình cảnh của anh đã chủ động giúp đỡ. Cô đã cố gắng giúp đỡ hết sức có thể đối với bất kể những thiếu thốn nào của gia đình đó. Sau khi đã đáp ứng những nhu cầu vật chất cho họ, người học viên nam lại kể với cô về những khó khăn mà anh ta gặp phải trong cuộc hôn nhân của mình và vợ chồng anh ta không hòa hợp. Trong khi nỗ lực để làm hài lòng người đồng tu bất hạnh này, cả hai rốt cục đã sa lầy vào những ham muốn thể xác. May mắn là, họ đã không phạm  lỗi lâu. Trong giới tu luyện từ cổ chí kim, bài học như thế này không phải là mới.

Có một câu danh ngôn cổ nổi tiếng của Trung Quốc rằng “Dục bất khả túng, túng tất thành tai.” (Nếu ham muốn được phép để buông thả thì sẽ dẫn tới tai họa). Đối với người tu luyện thì điều này còn hơn cả vậy. Nếu một người muốn tu luyện trên con đường thành Thần, thì mọi thứ trong thế giới xung quanh người đó sẽ được sử dụng để khuếch đại, và giúp anh ta từ bỏ những chấp trước người thường của mình. Những học viên có thể bị dẫn chệch đường và tu luyện xuống dốc vào đường tà nếu họ dùng nhân tâm để đánh giá, xử lý những vấn đề mà không từ quan điểm của Pháp và tu luyện. Đồng cảm với một đồng tu cũng là một chấp trước người thường.

Giúp đỡ một người theo cách này, đặc biệt là một người tu luyện, thì không phù hợp với các Pháp lý tại tầng thứ của xã hội nhân loại. Để được thì người ta phải mất. Phó xuất nhiều được nhiều. Phó xuất ít thì được ít.

Sư phụ đã giảng rất nhiều rằng khởi dẫn những chấp trước người thường là vấn đề rất nghiêm trọng. Tu luyện là việc rất nghiêm túc. Các chấp trước một khi đã được hình thành thì rất khó để từ bỏ. Nó có khả năng tiềm tàng  hủy hoại sự tu luyện của một người.

Những giao tiếp xã hội và phép xã giao giữa người thường và giữa các học viên, đặc biệt là giữa những người tu luyện khác giới, phải khiêm khắc tuân thủ theo các Pháp lý. Sao có thể ở đó nói về việc tu luyện thành Thần, nếu tư tưởng, hành vi và những chuẩn mực đạo đức đều không đạt chuẩn?

Sư phụ đã giảng cho chúng ta trước đó rằng:

Trộn lẫn bất kỳ cái gì của người đời vào tu luyện đều vô cùng nguy hiểm.” (‘Nhổ tận gốc’, Tinh tấn yếu chỉ)

Nếu những khái niệm người thường về thiện tâm và đồng cảm được sử dụng để đối đãi với các học viên khác, thì khi đó các vấn đề và khó khăn có thể nảy sinh. Đó là vì chúng không dựa trên Pháp. Sẽ có những sơ hở mà tà ác sẽ lợi dụng để bức hại bạn.

Nhân loại đều chìm đắm trong tình, và con người đã hình thành những khái niệm và chấp trước qua rất nhiều đời. Thêm vào đó tà ác trong các không gian khác đều để mắt thèm thuồng đến những khả năng tu luyện trong nhân gian của các học viên các học viên. Nếu không làm mọi việc dựa trên Pháp, và không chú ý hay đủ chính niệm, vấn đề sẽ phát sinh. Nó chính xác như điều một vài học viên đã ngộ ra “Con đường an toàn nhất để tu luyện là làm mọi việc chiểu theo Pháp!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/10/28/231538.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/11/4/121234.html
Đăng ngày 22-11-2010. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share