Bài của Ngật Nhiên, đệ tử Đại Pháp tại Đại Lục
[MINH HUỆ, 20-9-2010] Tâm sợ hãi là tử quan của người chân tu, người tu luyện chắc chắn sẽ phải vượt qua trên con đường từ người thành Thần, có hay không tâm sợ hãi trở thành bằng chứng khác nhau giữa người và Thần. Nhưng mà hôm nay, khi cái thế to lớn của Chính Pháp tiến nhanh không ngừng, vẫn có không ít đệ tử Đại Pháp bị tâm sợ hãi mà mệt mỏi mà vướng víu, không dám bước ra trên con đường chứng thực Pháp của mình, trực tiếp ảnh hưởng đến trạng thái người tu luyện, sau đó lại khiến Sư Phụ chờ đợi và lại chờ đợi thêm nữa, đây là tiếc nuối lớn nhất của bản thân là đệ tử Đại Pháp.
Như vậy cái cớ lớn nhất giữ lại tâm sợ hãi chẳng qua là sợ hãi mình bị bức hại. Đồng tu có tâm sợ hãi bị bức hại, là vì “bóng ma” từng bị bức hại trong quá khứ quấy rầy, như hình với bóng, xua mà không đi; đồng tu không bị bức hại, vì nhìn thấy các đồng tu khác bị bức hại mà sinh ra tâm sợ hãi, sợ hãi mình bước ra chứng thực Pháp cũng sẽ bị bức hại; có một tình huống khác là: Tự nhiên có đồng tu “đồng cảm” với đồng tu từng bị bức hại có tâm sợ hãi là điều bình thường, cho rằng người ta bị bức hại, không thể không có tâm sợ hãi. Ai chưa từng trải qua bị bức hại to lớn thế này, đương nhiên không biết sợ hãi; không thể giải thích được cho rằng đồng tu có tâm sợ hãi là không lo nghĩ cho người khác, là không có tâm Thiện.
Tuy nhiên nhìn từ trên Pháp, những người tu luyện chúng ta từng bị bức hại trong quá khứ là vì cựu thế lực nắm được chỗ sơ hở, vì thế tìm được cớ mà bức hại. Trong đó một nguyên nhân rất chủ yếu cũng là vì có tâm sợ hãi. Chúng ta càng sợ hãi thì cựu thế lực lại càng tăng mạnh hơn nhân tố vật chất sợ hãi, mượn cớ giúp chúng ta bỏ tâm sợ hãi mà tăng thêm bức hại. Chúng ta cần phải lý trí phủ định quá trình bức hại, hướng đến thành thục: Nghiêm khắc hướng nội tìm, tìm được chỗ chưa tốt trong tu luyện bản thân, chủ động dùng Pháp quy chính nó. Đồng thời dùng chính niệm phủ định sự tồn tại của bức hại, chúng ta có Sư Phụ quản, tu được tốt hay không tốt, cựu thế lực đều không xứng đáng quản. Bức hại của tà ác sẽ bị giải thể.
Như vậy, chúng ta nên thông cảm với tâm sợ hãi của đồng tu không? Chúng ta đều biết tâm sợ hãi là kẻ địch lớn của người tu luyện, là chúng ta không có khả năng chủ động thanh trừ chúng. Nếu như đồng cảm với đồng tu có tâm sợ hãi là bình thường, chẳng khác nào thừa nhận sự hợp lý của “sợ hãi”, chẳng khác nào giúp đồng tu cầu tâm sợ hãi, nó sẽ sinh tồn đường hoàng tại không gian của đồng tu. Nhưng mà tâm sợ hãi bỏ không được, cựu thế lực đều sẽ gây phiền phức, cái “đồng cảm” ấy chẳng phải là gián tiếp bức hại đồng tu không? Đồng cảm của chúng ta thể hiện ở chỗ đồng ý đồng tu trong quá trình đề cao tâm tính từng bước bỏ tâm sợ hãi, mà không phải đồng ý đồng tu có tâm sợ hãi là bình thường khó tránh. Đối với người tu luyện mà nói, có tâm sợ hãi không phải là bình thường, có tâm sợ hãi khó tránh khỏi đó là Lý của con người, mà không phải là Lý của Thần. Chỉ có giúp đỡ đồng tu từ trên Pháp mới có thể thật sự là đồng tu tốt, giúp đỡ đồng tu loại bỏ tâm sợ hãi do đó không bị bức hại mới là thiện chân chính.
Không khó tưởng tượng, đồng tu giữ tâm sợ hãi chính là xem tâm sợ hãi là của mình, vậy là mười phần sai. Cần phải rõ ràng một điểm, tâm sợ hãi không phải là cái “tôi” tiên thiên, mà là quan niệm cũ tồn tại trong quá trình phát triển của con người, hoặc là cựu thế lực gia tăng thêm nhiều thứ xấu, cho nên chúng ta quyết không thể đồng ý, nhất định phải loại bỏ! Tâm sợ hãi bộc lộ ra ngoài rồi, không phải chính là cơ hội tốt để loại bỏ nó không? Đồng tu giữ tâm sợ hãi trong Chính Pháp là cái bẫy của cựu thế lực: cựu thế lực sợ nhất đệ tử Đại Pháp hình thành chỉnh thể, vui nhất khi chúng ta hình thành gián cách. Chúng lợi dụng tâm sợ hãi của đồng tu làm cho chỉnh thể tạo thành gián cách, ngược lại chúng lại dùng hình thức bức hại như là cách “giúp” đồng tu bỏ tâm sợ hãi. Bởi vì tà ác nó chính là xấu, là độc, nó không luôn luôn làm như vậy phải không? Chúng ta phải hiểu rõ dụng tâm hiểm ác của nó, chỉ có dựa theo yêu cầu của Pháp mà làm mới là an toàn nhất.
Kỳ thật người giữ tâm sợ hãi trong lòng thì đau khổ và khó chịu. Thì giống như người đau đầu vậy, chủ ý thức đau, phó ý thức cũng đau theo, đau lắm. Như thế, chủ thể chúng ta sợ hãi, vô lượng vô biên sinh mệnh trong thế giới vi quan của chúng ta đều khổ theo đều sợ hãi theo, thiên thể cực đại kia đều vì tâm này của chúng ta không bỏ mà chịu tội a!
Tâm sợ hãi sẽ đưa đến tổn thất cực đại cho tu luyện của chúng ta. Tâm sợ hãi sẽ khiến người ta không dám phát tài liệu giảng chân tướng, không dám giảng thanh chân tướng cứu người, không dám tiếp xúc với đồng tu, thậm chí không dám dùng hòm thư liên lạc với đồng tu nơi khác. Trực tiếp hay gián tiếp tạo thành gián cách với đồng tu, không thể phối hợp cùng đồng tu, không thể hình thành chỉnh thể kiên cố không thể phá vỡ, chỉ có thể khởi tác dụng làm yếu chỉnh thể.
Tâm sợ hãi đưa đến cho chúng ta nguy hiểm khó lường, hơn nữa giữ lại tâm sợ hãi là đã chịu bức hại vô hình rồi. Sư Phụ giảng:
Phạ xá
“Nễ hữu phạ, tha tựu trảo
Niệm nhất chính, ác tựu khỏa”
«Hồng Ngâm II»
Nhận thức của tôi: “Trảo” (bắt) này chẳng những là hành động bắt cóc vật lý, hơn nữa là chỉ tà ác “bắt” được tâm chấp trước không buông bỏ của học viên và tiến hành cái gọi là khảo nghiệm, mà tăng thêm bức hại không dứt. Tâm sợ hãi một ngày không bỏ, tà ác sẽ có cớ can nhiễu chúng ta một ngày, thậm chí can nhiễu càng lúc càng nghiêm trọng, hình thành một vòng tuần hoàn ác tính.
Song song với tâm sợ hãi thì đã ở trong ma nạn rồi. Đồng ý cho tâm sợ hãi quấy rầy cũng chính là coi những thứ của “con người” là sự thật, mà xem những lời Sư Phụ dạy bảo như lời đẹp hoang đường. Ngay cả học Pháp năm lần bảy lượt, thời khắc mấu chốt không tin tưởng lời của Sư Phụ, lại có thể nào chứng thực uy lực vô biên của Đại Pháp đây?
Đối với Đại Pháp mà nói, tâm sợ hãi chẳng qua là tà ác thiết lập lên một loại huyễn tượng để bức hại chúng ta mà thôi. Thử nghĩ một chút, Thần có thể sợ gì không? Chỉ có người mới có thể sợ hãi. Mà chúng ta nếu muốn thành Thần, thì phải vứt bỏ nhân tâm. Đứng trước tâm sợ hãi, chúng ta có thể dùng phát chính niệm thanh trừ nó. Hàng ngày dùng một ít thời gian thanh trừ sự tồn tại của chúng trong tư tưởng bản thân, hết thảy vật chất và nhân tố sợ hãi trong thân thể và không gian, sẽ cảm nhận được sự biến hóa của tự thân, cảm thụ được trạng thái tu luyện chuyển biến tốt, tâm sợ hãi sẽ bị thanh trừ. Giai đoạn cuối cùng của tu luyện Chính Pháp, tất cả đều phải nhường đường cho cứu độ chúng sinh, cựu thế lực gia tăng tâm sợ hãi là tính toán những gì đây? Loại bỏ tâm sợ hãi giống như quét bụi trên đồ vật, là dễ dàng như nhau thôi.
Có tâm sợ hãi phải chăng biểu hiện người tu luyện đặt trên cơ sở và nền tảng là tu luyện cá nhân. Một cá nhân đồng hóa bao nhiêu thành phần của Đại Pháp, trong thực tu biểu hiện ra bao nhiêu thành phần vì người khác. Trong tâm nghĩ bản thân là nhiều hơn hay ít hơn, sẽ nhiều hay ít có tâm sợ hãi, còn vì nguyên do tâm niệm đồng tu là vì mình; trong tâm nghĩ về người khác nhiều hơn, thì sẽ phù hợp với Lý của đặc tính vũ trụ mới, sinh mệnh nào còn “sợ hãi” có còn vị trí đứng vững trong vũ trụ mới không?
Có tâm sợ hãi thì cơ điểm tu luyện của người tu luyện đặt tại đâu? Cơ điểm của tu luyện là vì bản thân, cho rằng tâm sợ hãi là trong tu luyện chậm rãi tu bỏ chúng đi, thì đó là thừa nhận bức hại và tâm sợ hãi, tự nhiên cho tâm sợ hãi cơ hội kéo dài hơi tàn; còn cơ điểm tu luyện vì người khác, cho rằng căn bản tâm sợ hãi thì không nên tồn tại. Cơ điểm tu luyện đặt ở Chính rồi, chính niệm sẽ mạnh, tà ác sẽ sợ hãi, tự nhiên không tồn tại vấn đề giữ tâm sợ hãi. Hãy nghĩ thử xem, Phật là Pháp Vương bảo vệ vũ trụ, có thể phó xuất tất cả vì chúng sinh trong vũ trụ, Ông sẽ sợ hãi gì không? Giác Giả của tân vũ trụ bảo vệ Lý của tân vũ trụ, càng thêm không có chỗ nào sợ hãi, ở đâu còn có khái niệm bị bức hại nào?
Giờ đã là tối hậu của tối hậu tu luyện Chính Pháp, tà ác bị thành trừ từ lâu, còn lại không có bao nhiêu. Thân là đệ tử Đại Pháp, vậy mà giống như người mặc chiếc áo trùm nhìn trước ngó sau, gan mật đập thình thịch, nghi Thần nghi quỷ, sao kết duyên làm đệ tử của Sư Tôn vĩ đại đây? Sao có thể nói chuyện chủ trì Thiên Quốc và thiện hóa chúng sinh đây? Nếu như giờ chúng ta giữ chặt tâm sợ hãi không buông, không dám bước ra trợ Sư làm Chính Pháp, không thể thực hiện đại nguyện từ tiền sử của bản thân, thì chúng ta đã đánh mất đi cơ duyên vạn cổ này, hủy diệt bản thân, hủy diệt vô lượng vô biên chúng sinh, đối với chúng sinh kia vĩnh viễn đều là hối hận và tiếc nuối vô hạn không cách nào bù đắp nổi.
Bất kể là bị bức hại hay không, lấy cớ giữ tâm sợ hãi chẳng qua là sợ hãi mình bị bức hại, sợ hãi bị mất đi cái gọi là hạnh phúc và tốt đẹp của người thường. Tuy vậy, bị bức hại quyết không thể thành lý do và cớ cho đệ tử Đại Pháp giữ lại tâm sợ hãi.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/9/20/229875.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/10/1/120361.html
Đăng ngày 31-10-2010; bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.