Bài viết của một học viên ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 1/10/2010] Tôi đã đọc bài viết “Bức hại không phải là cái cớ để ôm giữ chấp trước sợ hãi” (https://en.minghui.org/html/articles/2010/10/1/120361.html) và một đoạn trong bài viết đã làm tôi cảm động sâu sắc và thật sự suy nghĩ.

“Chúng ta sợ hay không sợ cũng phản ánh nền tảng tu luyện của chúng ta. Khi nền tảng của chúng ta là chấp trước vào bản thân, chúng ta có thể coi việc loại bỏ chấp trước này là một quá trình chậm chạp dần dần. Làm điều đó là thật sự thừa nhận nó cũng như những bức hại kèm theo. Điều này làm cho chấp trước có chỗ tồn tại. Nếu nền tảng của chúng ta là vô vị kỷ, chúng ta sẽ nghĩ rằng một chấp trước như vậy là không nên tồn tại chút nào. Thì với chính niệm mạnh như vậy, tà ác sẽ lo sợ và chấp trước này sẽ không có cơ sở để tồn tại. Một Giác Giả thật sự là một người bảo vệ vũ trụ, một người sẽ hy sinh mọi thứ vì chúng sinh. Liệu một Giác Giả có ôm giữ những tâm sợ này không?”

Đoạn này nói chung mô tả quá trình loại trừ chấp trước sợ hãi thường tồn tại trong các học viên. Nhiều học viên, bao gồm cả bản thân tôi, mang chấp trước sợ hãi để trừ bỏ sợ hãi. Chúng ta cố ý hoặc vô ý nghĩ rằng có lý do để “sợ”, do đó làm cho “sợ hãi” có chỗ tồn tại. Thật vậy, chúng ta đang truy cầu “sợ hãi”. Do vậy ngay khi một chút trong nó bị loại trừ thì một lượng nhiều hơn sẽ đến. Chúng ta cảm thấy rằng “sợ hãi” cứ liên tục đi theo chúng ta bất kể nơi nào chúng ta đến. Nhưng đó là vì chúng ta đang ôm chặt lấy nó mà không chịu buông bỏ.

Khi chúng ta không nhận ra chấp trước sợ hãi dựa trên các Pháp lý và hoàn toàn phủ nhận nó thì chúng ta đang cho phép “sợ hãi” tồn tại và phát triển. Vì vậy chúng ta đang trao cho cựu thế lực một cái cớ để bức hại chúng ta: “Ngươi cần loại bỏ chấp trước sợ. Vậy ngươi sẽ làm điều đó như thế nào? Chúng ta sẽ tạo ra môi trường nguy hiểm, khiến ngươi viết cam kết và đưa ngươi đến các trung tâm tẩy não và các trại lao động, v.v”. Chẳng phải chúng ta đang truy cầu tất cả những điều trên sao? Chỉ khi nhìn “sợ hãi ” từ quan điểm của Chính Pháp thì chúng ta mới có thể hoàn toàn loại bỏ chấp trước sợ hãi.

Vậy khi chúng ta nghĩ rằng“Học viên Đại Pháp là người và không phải là Thần đang tu luyện bản thân thì tất nhiên sẽ có sợ và nó được loại trừ đi một cách chậm chạp”, thật ra là chúng ta thừa nhận “sợ hãi”. Sợ hãi là một quan niệm con người. Hơn 10 năm qua, cựu thế lực đã và đang nhồi nhét vào chúng ta quan niệm “tự bảo vệ”. Nhưng đó là những quan niệm mà  các học viên không nên nuôi dưỡng bởi vì chúng ta đang trên con đường trở thành Thần. Vậy làm sao những quan niệm con người này có thể trở thành một phần của một vị Thần? Khi chúng ta thừa nhận và truy cầu chúng, chúng sẽ cản trở và điều khiển chúng ta.

Lý do tại sao việc tu luyện của chúng ta khó khăn và chúng ta vẫn liên tục loại bỏ những chấp trước tương tự là vì tận sâu bên trong chúng ta cho phép những quan niệm con người có chỗ để tồn tại. Chúng ta nên làm như Sư Phụ giảng:“..cần phải cải biến từ tận gốc quan niệm của người thường..”(Luận Ngữ- Chuyển Pháp Luân) nếu không chúng ta chỉ có thể là người và không phải là Thần.

Những điều trên là thể ngộ hiện thời của tôi. Xin vui lòng chỉ ra bất cứ điều gì chưa phù hợp.


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/10/10/120541.html

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/10/1/230371.html

Đăng ngày: 30-10-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share