Bài viết của một học viên Pháp Luân Công ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hà Bắc

[MINH HUỆ 21-09-2010] Gần đây, nhiều học viên trong vùng của tôi có biểu hiện gặp phải chứng bệnh trầm trọng. Tôi muốn chia sẻ với họ những nhận thức của tôi về việc hoàn toàn phủ nhận nghiệp bệnh. Tôi hy vọng rằng điều này sẽ đóng vai trò tham khảo để họ vượt qua nghiệp bệnh.

Tôi là một học viên Đại Pháp lớn tuổi và tôi đã tu luyện Pháp Luân Công được hơn chục năm. Tôi đã gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe như bệnh dạ dày, bệnh tim, viêm ruột, viêm khớp, nhưng tôi đã hồi phục sau khi tôi bắt đầu tập Pháp Luân Công.

Một hôm sau khi giai đoạn Chính Pháp bắt đầu, tôi cảm thấy khó chịu ở ngực. Tôi thấy đói vào mọi buổi sáng cho dù tôi chỉ vừa mới ăn sáng xong. Lúc đầu tôi không nghĩ gì về nó; tôi nghĩ rằng  chỉ là tôi bị đói nhưng càng ngày nó càng tồi tệ hơn. Tôi thường cảm thấy đói thậm chí ngay sau khi tôi vừa mới ăn tối, và cơn đau ở ngực của tôi thì mạnh hơn. Khi tôi đi phát tài liệu giảng chân tướng và giải thích sự thật về Pháp Luân Công cho mọi người vào buổi tối, cơn đau lại bắt đầu, và nó đã quấy rầy tôi. Đôi lúc nó quá đau đến nỗi tôi phải khom người xuống và khó mà bước đi nổi. Nó đã trở thành một can nhiễu nghiêm trọng tới việc chứng thực Pháp và cứu độ chúng sinh của tôi. Tôi nhận ra rằng nghiệp báo như vậy có thể là một sự an bài của cựu thế lực để can nhiễu việc chứng thực Pháp của tôi và tôi phải phủ nhận nó hoàn toàn. Sau đó tôi hướng nội và tự hỏi, “Tại sao tà ác lại lợi dụng nghiệp bệnh viển vông để can nhiễu tôi? Liệu có  Pháp lý cụ thể nào về nghiệp bệnh mà tôi chưa thể nhận ra? Là một người tu luyện, liệu tôi đã thực sự đo lường bản thân theo Pháp trong tu luyện hay chưa?

1. Nhận thức những chấp trước căn bản của tôi và chính lại xuất phát điểm tu luyện

Đầu tiên khi cơn đau xuất hiện ở ngực, tôi đã nghĩ, “Chắc chắn điều này xảy ra bởi vì tôi đã không dành đủ thòi gian để học Pháp. Đặc biệt là công của tôi không diễn hóa đầy đủ. Nếu công diễn hóa đầy đủ, cơn đau ở ngực sẽ biến mất.” Ẩn sâu trong tâm tôi vẫn là ý định dùng công của mình để chữa bệnh. Chẳng phải tôi đang tập công như là một cách gián tiếp để chữa bệnh hay sao? Trên bề mặt tôi hướng nội để tu luyện tinh tấn, nhưng ẩn sâu là truy cầu trị bệnh. Tôi giống hệt như loại người mà Sư Phụ đề cập đến trong đoạn giảng Pháp:

“Vậy mà trong tâm họ vẫn còn nghĩ, ‘ Chừng nào mà mình còn luyện công, thì chắc chắn Sư Phụ sẽ thanh lý bệnh tật cho mình.’ Chư vị thấy đấy, trong tâm họ vẫn còn nghĩ vậy, ‘ ‘ Chừng nào mà mình còn luyện công, thì chắc chắn Sư Phụ sẽ thanh lý bệnh tật cho mình.’ Chút suy nghĩ ấy vẫn còn ở đó ẩn sâu trong tâm họ. Họ vẫn muốn tôi giải quyết bệnh tật cho họ, đó để nói là, họ vẫn chấp trước vào bệnh tật của mình.” (Giảng Pháp tại Pháp hội ở Thụy Sỹ”)

Sư Phụ giảng:

“Mang theo chấp trước mà học Pháp thì không phải chân tu. Nhưng có thể trong tu luyện dần dần nhận thức ra chấp trước căn bản của mình, vứt bỏ nó, từ đó đạt đến tiêu chuẩn người tu luyện.”(“Tiến đến Viên Mãn”, Tinh Tấn Yếu Chỉ II)

Chấp trước căn bản thực sự là gì? Sư Phụ giảng:

“sau khi tinh tấn đọc sách và học Pháp thì nhận rõ được suy nghĩ nào của bản thân đã đưa đến tu luyện Đại Pháp vào lúc bản thân mình nhập môn Đại Pháp. Sau khi tu luyện một [giai] đoạn thời gian rồi, thì phải chăng vẫn còn là những suy nghĩ ban đầu, phải chăng là cái tâm ấy của con người vẫn lưu bản thân tại đó? Nếu như thế, thì không thể tính là đệ tử của tôi; chính vì tâm chấp trước căn bản kia chưa vứt bỏ, không thể ngay từ Pháp mà nhận thức Pháp.” (“Tiến đến Viên Mãn”, Tinh Tấn Yếu Chỉ II)

Đo lường bản thân mình với đoạn giảng Pháp, tôi tự hỏi, “Tôi bắt đầu tập Pháp Luân Công từ ý định chữa bệnh. Sau khi tu luyện lâu như thế, chấp trước căn bản này vẫn còn đó. Liệu tôi có thể được tính là một để tử Đại Pháp chân chính hay không?” Sư Phụ chỉ quản những người tu luyện chân chính. Đây là một vấn đề nghiêm trọng mà tôi phải làm chính lại. Đại Pháp có tác dụng trong việc trị bệnh và giữ gìn sức khỏe, nhưng nó không phải được truyền ra vì điều đó. Nó là để tu Phật. Bất cứ khi nào khi tình trạng sức khỏe của tôi không tốt, tôi thường vô tình cho rằng Pháp Luân Công là một cách để trị bệnh, nhưng bây giờ tôi phải chính lại khởi điểm tu luyện của mình ngay tức khắc.

2. Hướng nội và đề cao tâm tính

Trong những năm tu luyện vừa qua tôi thường tùy tiện tranh cãi với những người khác khi giảng chân tướng về Pháp Luân Công. Do tôi không thể giữ gìn tâm tính của mình một cách sát sao, tôi giải quyết mâu thuẫn giống như một người thường. Khi tôi bị đối xử bất công bởi người khác tôi thường nói về sự cay đắng trong tâm với các bạn đồng tu.

Sư Phụ giảng:

“Tu luyện chính là hướng nội mà tìm, dù đúng hay sai cũng đều tìm trong bản thân mình; tu chính là tu bỏ cái tâm con người. [Nếu] cứ không tiếp thu chỉ trích và phê bình, cứ hướng ngoại mà chỉ trích, cứ phản bác ý kiến và phê bình của người khác, [thì] đó là tu luyện sao? Đó là tu luyện thế nào vậy?”
“rằng việc này trong hình thế chỉnh thể của chúng ta đã là rất nổi rõ rồi; có người đã đến mức hoàn toàn không đụng được đến họ nữa, tôi thấy rằng nếu vẫn không giảng ra thì sẽ hỏng mất. [Có người biểu hiện] giống như que diêm vậy, hễ quẹt là [phát hoả]. Cũng giống như quả mìn: hễ dẫm phải là nổ. ‘Bạn chớ nói gì về tôi, hễ nói về tôi là không chịu được’. Ý kiến nào cũng không chịu nghe; thiện ý hay ác ý, hữu ý hay vô ý, thảy đều không tiếp thu; càng không hướng nội mà tìm nữa, khá là nghiêm trọng rồi.”

“Nhất định phải chú ý nhé, từ nay trở đi, ai lại không để người khác nói [phê bình] nữa, thì người đó là không tinh tấn; ai lại không để người ta nói [phê bình], thì người đó có biểu hiện ra không phải là trạng thái của người tu luyện; ít nhất là về điểm này.” (Giảng Pháp tại thành phố Los Angeles”)

Tôi rất xúc động bởi đoạn Pháp này. Bởi vì tôi khá bận rộn công tác hàng ngày, tôi hầu như không thể dành thời gian học Pháp. Tâm tôi trở nên mất cân bằng khi tôi bị người nhà đối xử tệ. Đôi khi họ có thể đối xử tệ với tôi  và tôi thường không vui và thậm chí nổi giận. Tôi muốn nói lại nhưng  nhắc nhở rằng mình là một người tu luyện đã dừng tôi lại. Nếu tôi làm vậy tôi sẽ không theo nguyên lý “đả bất hoàn thủ, mạ bất hòan khẩu.” Cho dù tôi giữ im lặng, nhưng tôi không thể giữ cho tâm không động. Đôi lúc tôi đã khóc vì tức giận. Đó có thực sự là một người tu luyện khi có cái tâm như thế hay không? Chịu đựng với nước mắt là cái nhẫn của người thường mà bị dính mắc vào những lo lắng của bản thân. Chịu đựng mà hoàn toàn không hề tức giận hay thù hận là cái nhẫn của người tu luyện. Từ khía cạnh này tôi hiểu rõ rằng tôi chỉ có thể tích đức như một người thường nếu tôi không thể đề cao bản thân như một đệ tử Đại Pháp trong việc chính Pháp và cứu độ chúng sinh, không kể bao nhiêu việc tôi đã làm. Nếu tôi không thể làm được “đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu,” tôi sẽ không hơn gì một người thường. Sư Phụ chỉ quản đệ tử Đại Pháp. Nếu tôi không thể làm như Sư Phụ yêu cầu, thì tôi có thể là đang bước đi trên con đường mà cựu thế lực an bài và nó có thể rất nguy hiểm.

Khi tôi nhận ra điều này, tôi ngộ ra rằng tôi cần phải coi trọng việc tu luyện cá nhân. Không kể tôi làm việc Đại Pháp nào, tôi cần phải theo Pháp và giữ gìn tâm tính một cách sát sao. Theo tôi biết, nhiều học viên chịu đựng nghiệp bệnh bởi vì họ không thể giữ vững được tình trạng tu luyện của họ. Cựu thế lực sẽ không ngần ngại lợi dụng những sơ hở như vậy.

3. Phân biệt sinh mệnh đằng sau nghiệp bệnh, phủ nhận chúng và giải quyết chúng bằng chính niệm

Khi ngực tôi bị đau lần đầu tiên, tôi không coi nó là nghiêm trọng bởi vì nó chỉ là một vấn đề nhỏ. Quan niệm như vậy đã để cho tà ác có cớ để nhảy  vào và gây ra những can nhiễu không ngừng sau đó. Thời gian trôi qua và vấn đề vẫn tiếp diễn, tôi lo lắng rằng tôi có thể không bao giờ thật sự khỏi  được căn bệnh tim trước đây của tôi, hoặc có thể có vấn đề gì đó với dạ dày của tôi. Sau đó tôi thay đổi cách nghĩ, tự nói với mình, “Là một đệ tử Đại Pháp tôi  không nên có bệnh. Tất cả những biểu hiện của bệnh tật là không thật. Nguyên nhân thật sự của vấn đề là những sinh mệnh đằng sau nghiệp bệnh.”

“Chúng tôi hãy giảng cái phổ biến nhất; người ta mọc khối u chỗ này, phát viêm chỗ kia, có gai xương ở chỗ nào đó, v.v., nơi không gian khác thì có một con linh thể nằm chính tại chỗ đó, có một con linh thể tại không gian rất thâm sâu.” (Chuyển Pháp Luân)

Tôi ngộ ra rằng bệnh tật thực sự không gì khác hơn là tác dụng của những sinh vật bẩn thỉu ở một số không gian sâu thẳm, những thứ mà biểu hiện trong không gian này như bệnh tật. Tôi nghĩ, là một người tu Phật, tôi không nên để những sinh mệnh bẩn thỉu này thao khống. Chúng không phải là một phần của tôi mà là những thứ không thuộc về tôi. Khi ngực của tôi đau tôi nghĩ, “Ngươi muốn ta nuôi dưỡng cái bệnh tật này, nhưng ta nhất quyết không làm theo ngươi muốn lần này. Ta phủ nhận ngươi bất kể ngươi làm ta đau đớn thế nào. Ta cũng sẽ không về nhà và nằm lên giường. Ngươi không thể can nhiễu tới việc giảng chân tướng của ta được.” Tôi coi chúng như là thứ không tồn tại và tôi đã đột phá trong việc giảng chân tướng của mình.
Sư Phụ giảng:

“… vào lúc đó tôi có cách khác để đối đãi với cái lạnh. Tôi nghĩ như thế này: “Ngươi lạnh, và ngươi cố gắng làm ta lạnh – có phải người đang cố gắng làm ta phải lạnh cóng không? Ta sẽ còn lạnh hơn cả người nữa, ta sẽ làm cho người phải lạnh” (“Giảng Pháp tại Pháp hội miền tây ở Mỹ Quốc vào tiết Nguyên Tiêu, 2003”)

Điều này nhắc nhở tôi phải chủ động đánh vào sào huyệt của những sinh mệnh này. Tôi nói với chúng, “Ngươi muốn ta ăn nhưng ta sẽ không làm vậy để nuôi dưỡng ngươi và thay vào đó ngươi sẽ chỉ có chết vì đói. Ta sẽ không giống như trước đây, sẽ đỗi đãi nghiêm túc với ngươi và sẽ không để ngươi lợi dụng thiếu sót trong sự tu luyện của ta. Nếu ta chịu đựng ngươi một cách thụ động và nuôi dưỡng ngươi, ngươi sẽ trở nên hung tợn hơn. Bây giờ ta sẽ hành động để chống lại ngươi.” Là một người tu luyện tôi biết rằng tôi có sức mạnh để nghiền nát tất cả tà ác trong vũ trụ và đám sinh mệnh tí xíu sẽ không đáng kể gì đối với tôi. “Ta sẽ tiêu diệt tất cả chúng!” Với chính niệm này, những sinh mệnh đó bị giải quyết ngay lập tức và cơn đau trên ngực tôi đã biến mất. Bây giờ tôi có thể làm ba việc tốt hơn trước đây để cứu độ chúng sinh.

Đây chỉ là một số nhận thức cá nhân về nghiệp bệnh mà cựu thế lực áp đặt lên cho chúng ta. Tôi hy vọng nó sẽ bổ ích cho các bạn đồng tu đang phải giải quyết với khổ nạn về nghiệp bệnh.

Xin vui lòng chỉ ra những điều chưa đúng trong nhận thức của tôi.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/9/21/229880.html
Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2010/10/3/120399.html
Đăng ngày: 07-10-2010, bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share