Bài viết của một đệ tử từ Trung Quốc Đại Lục

[MINH HUỆ 22-09-2010] Sau khi đọc bài “Quan điểm về việc đọc báo chí của người thường”, tôi rất đồng cảm với bạn đồng tu này. Năm ngoái thỉnh thoảng tôi thường cảm thấy hoa mắt chóng mặt, đặc biệt khi tôi phát chính niệm hay học Pháp. Tôi đã phát chính niệm để loại trừ can nhiễu này. Cảm giác này trở nên ngày càng nhỏ hơn, rồi cuối cùng co lại thành một cục nhỏ. Tuy nhiên, tôi vẫn không thể hoàn toàn loại bỏ nó. Cuối cùng, tôi đã không thể làm gì và đành bỏ cuộc. Ngày hôm sau, tôi bỗng nhiên nhận ra rằng  nếu tôi dành nhiều thời gian đọc báo hoặc xem thông tin trên Internet ở sở làm,  cảm giác này trở nên mạnh hơn, nhưng khi ở nhà vào cuối tuần, nó lại trở nên yếu hơn. Bởi vậy, tôi đã ngộ ra rằng vì tôi chấp trước vào việc đọc báo và lướt internet, nên tôi đã bị ô nhiễm bởi những thứ xấu như là  khiêu dâm, bạo lực và chính trị. Chính là những nhân tố xấu này làm tôi bị hoa mắt chóng mặt. Sau khi nhận ra điều này, tôi đã ngừng đọc tin tức một tuần, ngay lập tức cảm thấy khá hơn và  khi phát chính niệm thì có trạng thái rất tốt. Tuy nhiên, vì tôi không nghiêm khắc với bản thân, bị dao động với chấp trước này, nên cảm giác hoa mắt choáng váng thường xuất hiện trở lại.

Trong sự việc này, tôi cũng ngộ ra rằng chúng ta không chỉ nên tránh đọc báo, tạp chí hay xem những chương trình TV của người thường, mà chúng ta cũng nên giữ cho tâm của chúng ta không bị dao động, ảnh hưởng bởi tất cả những yếu tố của xã hội người thường. Đối với những chủ đề, hoạt động và giải trí của người thường, chúng ta nên chủ động tránh chúng mặc dù trước kia chúng ta quan tâm đến chúng. Nếu không chúng ta sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi truy cầu chúng. Về những thứ mà chúng ta nghe thấy mà không thể tránh được trong xã hội, chúng ta cũng nên đo lường chúng bằng chính niệm. Nếu chúng ta cảm thấy rằng chúng ta bị  ảnh hưởng, chúng ta nên hướng nội nhìn vào trong và tìm ra nguyên nhân để loại trừ tình trạng bị tác động bởi những thứ của người thường.

“ Một vị phật Như Lai thậm trí biết được cả tư tưởng của gia súc và ngựa, nhưng Ngài không bao giờ dùng lối nghĩ của chúng để nghĩ về sự vật.” (“Giảng Pháp tại Pháp Hội Miền Tây Mỹ Quốc 2004”, ngày 28 tháng 2 năm 2004).

Trên thực tế, khi chúng ta nhận ra hay biết được suy nghĩ của người khác, chúng ta đã bị dính mắc vào lối nghĩ của họ; và do đó đã khiến chúng ta bị ô nhiễm vì không làm được: “Tâm bất tại yên.” (“Đạo Trung”, Hồng Ngâm).

Một lần khi tôi ở trên xe buýt, tôi lắng nghe một phụ nữ bên cạnh đang nói chuyện điện thoại. Cô ấy đã nhắc tới việc cô ấy và bạn mình đã đi chơi cho đến tận nửa đêm và đã uống nhiều rượu như thế nào. Một cách vô thức, tôi đã để tâm tới cuộc nói chuyện của họ và đã bị vướng sâu vào đó.

Nó không thể có ảnh hưởng nghiêm trọng đến chúng ta nếu chúng ta nghe một cách thụ động .Tuy nhiên, nếu chúng ta bị tác động vì những truy cầu của bản thân, thì thực tế đó là một chấp trước và nó sẽ mang đến cho chúng ta can nhiễu không cần thiết. Bởi vậy, là người tu, chúng ta phải cảnh giác và không để bị ô nhiễm vì những truy cầu của bản thân. Chúng ta nên buông bỏ tính tò mò và tâm  hoan hỉ, để chúng ta có thể làm tốt ba điều với tâm trí sáng suốt. Nếu có thể chúng ta nên liên tục đọc nhẩm những khẩu hiệu Chính Pháp và phát chính niệm trong tâm chúng ta hàng ngày. Chúng ta phải chủ động  cự tuyệt sự ô nhiễm từ xã hội người thường.

Tôi chỉ ngộ được những gì ở trên và vẫn chưa hoàn toàn sống đúng theo đó. Viết bài này cũng là một nhắc nhở đối với tôi.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/9/22/229958.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/9/26/120262.html
Đăng ngày 28-09-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share