Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại New York

[MINH HUỆ 02-12-2019] Con kính chào Sư phụ! Chào các đồng tu!

Tôi đã làm công việc sắp xếp bố cục và thiết kế cho Thời báo Đại Kỷ Nguyên trong gần 10 năm. Tôi làm việc tại Canada trong 5 năm đầu tiên và 5 năm tiếp theo tại New York. Thời gian trôi qua, tôi cảm giác mình là một nhân viên kỳ cựu. Những suy nghĩ và ý tưởng của tôi thay đổi theo thời gian và kinh nghiệm mà tôi có. Trạng thái tu luyện của tôi lúc tốt lúc không tốt. Tôi không thể giữ mình ở trạng thái mà Sư phụ đã nhắc tới:

“Tu luyện như thuở ban đầu…” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế New York, Những bài giảng Pháp IX)

Khi tôi bắt đầu làm việc tại New York, tôi làm thiết kế trong bộ phận mạng kỹ thuật số. Tôi có vài năm kinh nghiệm trong thiết kế đồ họa nên tôi nhanh chóng nắm bắt thiết kế kỹ thuật số. Sau vài năm, chỉ còn 3 nhân viên ban đầu trụ lại trong khi hàng chục nhân viên đã rời đi. Tôi cảm thấy bối rối và thất vọng. Tại sao họ dứt khoát rời đi mặc dù họ rất xuất sắc, có khả năng và chúng tôi phối hợp tốt? Mặc dù tôi nhớ họ, tôi có rất nhiều việc phải làm và tôi tiếp tục làm công việc của mình.

Khảo nghiệm trong tu luyện

Chứng kiến các đồng nghiệp rời đi không phải là phần khó khăn nhất. Những khổ nạn trong công việc là phần tồi tệ nhất. Chúng tôi đã cố gắng xây dựng nhiều trang web và phát triển một số ứng dụng phần mềm nhưng hầu hết chúng đã bị bỏ đi sau khi chúng tôi phát hiện ra kết quả không tốt. Một số học viên không thể chịu được căng thẳng hoặc có những ý kiến khác biệt. Họ nghĩ đó chỉ là một sự lãng phí thời gian và rời đi. Đôi khi tôi phàn nàn và cảm thấy tồi tệ vì mất quá nhiều thời gian. Một số hạng mục lớn đã khởi động, rồi tan rã và sau đó lại khởi động lại rồi lại tan rã. Tôi trở nên bi quan về các hạng mục mới và nghĩ rằng chúng tôi không nên làm chúng bởi vì nó là một sự lãng phí thời gian.

Sư phụ giảng:

“[nhưng] khi tu tâm thì phải dựa vào bản thân chư vị. Cái tâm này khi gặp chuyện phiền phức, khi gặp phải chuyện vượt quan, chư vị có thể nhẫn chịu được không, có thể vượt qua được không, hoàn toàn dựa vào bản thân chư vị.” (Giảng Pháp lần thứ nhất tại Mỹ quốc)

Sau khi học Pháp nhiều hơn và nói chuyện với các học viên khác, tôi nhận ra đó là quá trình tu Nhẫn của tôi để xem liệu tôi có thể Nhẫn chịu các khó khăn và khổ nạn liên tiếp hay không. Nó là một quá trình để các học viên làm trong hạng mục truyền thông trưởng thành. Chúng tôi đã tạo ra những thiết kế ngày càng tốt hơn và sự hiểu biết của chúng tôi về các sản phẩm của mình cũng trở nên ngày càng toàn diện hơn. Mỗi lần chúng tôi cũng phối hợp tốt hơn.

Mọi thứ diễn ra như vậy trong một thời gian dài. Tôi nhận ra rằng gần đây chúng tôi đã không còn những vấn đề này. Chúng tôi có lẽ đã vượt qua tầng thứ đó trong tu luyện.

Lụa chọn ích kỷ hay vị tha?

Chúng ta phải đối mặt với những lựa chọn trong các giai đoạn khác nhau trong tu luyện và trong cuộc sống. Tôi đã có một quan niệm khó buông bỏ. Thệ hệ bố mẹ tôi làm việc cả đời cho một công ty. Tôi muốn thử làm những việc khác nhau khi mình còn trẻ. Do áp lực và sự hối thúc thường xuyện tại Thời báo Đại Kỷ Nguyên, tôi muốn thay đổi công việc.

Tôi đã làm việc cho hãng truyền thông của chúng tôi trong gần 10 năm. Tôi đã làm rất nhiều và tạo dựng một nền tảng tốt cho những người khác. Tôi cảm thấy rằng những người khác có thể làm công việc của tôi. Tôi bắt đầu viện cớ cho bản thân và lên kế hoạch cho tương lai của mình. Thời gian trôi qua, suy nghĩ này ngày càng mạnh mẽ hơn.

Tôi muốn làm việc vào buổi tối và ngày nghỉ cuối tuần để kiếm thêm thu nhập. Sau đó, tôi tìm thấy một số cơ hội kinh doanh và muốn bắt đầu doanh nghiệp nhỏ của chính mình. Tôi thức khuya nghiên cứu tới tận 2-3 giờ sáng. Tôi cảm thấy rất tốt và có khả năng và tôi mơ ước trở thành một ông chủ. Tôi có thể tiếp tục công việc tình nguyện của mình trong kênh truyền thông của chúng tôi sau nhiều giờ.

Tôi gần như đã sẵn sàng khởi đầu doanh nghiệp của mình, và chuẩn bị nói chuyện với quản lý của tôi về việc làm bán thời gian. Tôi quyết tâm thực hiện thay đổi này dù anh ấy có nói gì. Nhưng anh đã nói chuyện với tôi từ góc độ tu luyện và cứu độ chúng sinh, điều mà tôi không thể không đồng ý. Anh ấy hiểu áp lực của tôi và cho tôi lời khuyên. Anh hy vọng rằng tôi sẽ tiếp tục công việc tại kênh truyền thông của chúng tôi tại thời điểm quý giá này trong lịch sử. Anh không buộc tôi phải làm bất cứ điều gì mà chỉ đề nghị tôi hãy suy nghĩ về nó trước khi tôi đưa ra quyết định cuối cùng.

Tôi về nhà và cố gắng bình tĩnh lại. Có cảm giác như tôi đang hùng hục lao về phía trước. Tôi bắt đầu xem xét quyết định của mình. Có lẽ nào chính cựu thế lực đã an bài để tôi bắt đầu công việc kinh doanh của riêng mình và khiến tôi quá bận để làm những việc tôi nên làm để cứu chúng sinh không?

Tôi đọc bài “Giảng Pháp vào Tết Nguyên tiêu năm 2003” của Sư phụ tới tận nửa đêm.

Sư phụ giảng:

“Cũng không cần nghĩ rằng ‘Chính Pháp đã tới bước này rồi, xem chừng sắp kết thúc rồi, chúng ta cần an bài những chuyện về sau thôi’. Tôi nói cho chư vị, bất kể tâm nào cũng đều thúc đẩy thành ma nạn rất lớn, hết sức chú ý đừng khởi tâm nào hết! Chư vị hãy tu luyện đường đường chính chính, chư vị hãy làm tốt bất kể việc gì nên làm trước mắt chư vị. Chư vị ngày mai mà viên mãn, ngày hôm nay chư vị ắt phải vẫn cần làm tốt có [trật] tự việc mà chư nên cần làm, là vì hết thảy những gì đệ tử Đại Pháp thực hiện hôm nay đều là lưu lại cho người sau, chính là con đường tu luyện cho người sau.” (Giảng Pháp vào Tết Nguyên tiêu năm 2003)

Những lời của Sư phụ đã thức tỉnh tôi. Chẳng phải tôi đã cố hoạch định tương lai cho mình khi tôi tin rằng Chính Pháp sẽ nhanh kết thúc và kênh truyền thông của chúng tôi sẽ ngày càng tốt hơn? Sếp của tôi nói rằng anh ấy cần tôi làm nhiều việc quan trọng trong khi tôi viện nhiều lý do cho bản thân và cố gắng đẩy trách nhiệm của mình.

Sư phụ giảng:

“chư vị hãy làm tốt bất kể việc gì nên làm trước mắt chư vị.” (Giảng Pháp vào Tết Nguyên tiêu năm 2003)

Tối có nên tiếp tục làm cho kênh truyền thông của chúng tôi nữa không?

Tôi nhận ra rằng tôi phải lựa chọn hoặc thỏa mãn bản thân hoặc cứu người khác. Tôi có thể theo đuổi lợi ích cá nhân, hoặc buông bỏ tự ngã và tiếp tục làm việc cho kênh truyền thông của chúng tôi để cứu nhiều chúng sinh hơn.

Sư phụ giảng:

“Tôi còn muốn bảo chư vị, bản tính thực chất từ trước của chư vị được kiến lập trên cơ sở vị ngã vị tư, từ nay trở đi chư vị làm các việc thì trước hết phải nghĩ đến người khác, tu thành bậc Chính Giác vô tư vô ngã, tiên tha hậu ngã, thế nên từ nay trở đi chư vị làm gì nói gì đều phải vì người khác, và nghĩ đến cả vì người đời sau nữa! Hãy nghĩ cho Đại Pháp vĩnh thế bất biến!” (Phật tính vô lậu–Tinh tấn yếu chỉ)

Bây giờ tôi đã hiểu. Tôi không nên ích kỷ. Sự lựa chọn của tôi là vì người khác và tôi nên: “tu thành bậc Chính Giác, vô tư vô ngã, tiên tha hậu ngã.”

Ngày hôm sau, tôi nói với người quản lý của tôi rằng tôi quyết định ở lại. Anh ấy mỉm cười và nói rằng anh ấy cảm thấy tốt hơn.

Thông qua sự việc này, tôi đã hướng nội và nhận ra rằng tôi đã buông lơi việc học Pháp của mình. Tôi dường như đã quên lý do mình ở đây! Tôi đã có quá nhiều chấp trước và quên rằng kênh thông tấn của chúng tôi giúp cứu hàng triệu chúng sinh. Tôi đã lãng phí quá nhiều thời gian thức khuya để chuẩn bị cho doanh nghiệp của mình. Tôi nên dành thời gian đó học Pháp và luyện công, hướng nội.

Sư phụ giảng:

“Tâm không Thiện niệm khởi”

Diễn nghĩa:

“Tâm vắng lặng dấy khởi Thiện niệm”

(Nhập Thánh cảnh – Hồng Ngâm III)

“Thản đãng vô chấp xuất minh kiến”

Tạm dịch:

“Cởi chấp mở lòng sáng trong tim”

(Thiểu biện – Hồng Ngâm III)

Tôi nhận ra rằng nếu tôi có thể gạt bỏ mọi suy nghĩ gây can nhiễu và bảo trì sự bình ổn thì trí huệ sẽ đến và tôi có thể đạt được những kết quả tốt hơn trong công việc.

Sư phụ giảng:

“Vậy nên công này hoàn toàn tự động chuyển hoá liên tục con người ta, nó hình thành nên một loại “công luyện người”, cũng gọi là “Pháp luyện người”. Lúc chư vị không luyện công, công luyện chư vị; vào lúc chư vị luyện công; công cũng luyện chư vị.” (Bài giảng thứ nhất–Chuyển Pháp Luân)

Tôi nhận ra rằng khi tôi luyện công, tôi cần tiến nhập vào trạng thái tĩnh tại để cơ thể tôi được chuyển hóa hoàn toàn. Khi tôi không luyện công, công đang luyện tôi. Đây chỉ là thể ngộ hữu hạn tại tầng thứ của tôi.

Làm theo yêu cầu của Sư phụ

Gần đây tôi nhận ra rằng nếu tôi làm như Sư phụ yêu cầu, đó là minh chứng cho tín tâm vào Sư phụ và Pháp. Dưới đây là một số ví dụ.

1) Sư phụ yêu cầu chúng ta làm những gì mà điều phối chính của hạng mục quyết định, một cách vô điều kiện

Tôi có những ý kiến khác với người điều phối chính và hạng mục gặp phải một số vấn đề. Sau này tôi nhận ra rằng tôi nên nghe theo Sư phụ. Sư phụ yêu cầu chúng ta phối hợp vô điều kiện với người điều phối chính, do đó tôi nên phối hợp với anh ấy. Anh ấy chịu trách nhiệm trước Sư phụ. Sư phụ biết mọi thứ và đang chăm sóc chúng ta.

Khi tôi thay đổi suy nghĩ, tôi tin rằng nhiều thứ sẽ thay đổi trong dài hạn. Tôi dần hiểu được nó khó khăn như thế nào cho người điều phối chính.

2) Sư phụ giảng:

“Đệ tử Đại Pháp đối đãi sự việc gì cũng đều nên đối đãi một cách chính diện, không nên nhìn vào phía không tốt của người ta, mà luôn nên nhìn vào phía tốt của người ta.” (Giảng Pháp vào Tết Nguyên tiêu năm 2003)

Thỉnh thoảng tôi có những suy nghĩ tiêu cực về những học viên khác khi tôi không thể đồng ý với cách họ làm việc. Tôi cảm thấy thất vọng và thậm chí trở nên khó chịu khi tôi nghĩ đến học viên đó. Tôi biết rằng đó không phải là trạng thái tốt và tôi không nên như vậy. Lời giảng của Sư phụ rằng “nên nhìn vào phía tốt của người ta” đã giúp tôi. Tôi bắt đầu nghĩ đến mặt tốt của học viên đó như sự tham gia tích cực của anh ấy vào việc cứu độ chúng sinh. Chẳng mấy chốc, sự khó chịu của tôi biến mất. Tôi cảm thấy nhẹ nhõm và thư thái.

3) Sư phụ giảng:

“Con người ấy, là có giao lưu. Xã hội nhân loại mấy nghìn năm nay văn hoá chính thống, văn hoá Thần truyền, trạng thái con người, đều không tách khỏi giao lưu trong quần thể nhân loại.” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ quốc 2015)

Sư phụ yêu cầu chúng ta giao lưu với nhau. Đây là cách mà con người nên làm. Tại nơi làm việc tôi cố gắng hết sức để giao tiếp trực tiếp với các học viên khác. Tôi có thể giải quyết các vấn đề nhanh chóng hơn, tạo ra những ý tưởng mới, thu hẹp gián cách giữa các học viên và chúng tôi hiểu nhau hơn.

Sư phụ giảng:

“Tôi nói với mọi người, bất kể khó chịu như thế nào, [chư vị] nhất định phải kiên trì đến nghe giảng bài, chỉ cần chư vị đi vào giảng đường [lớp học này], thì triệu chứng [bệnh] nào của chư vị cũng mất; sẽ không xuất hiện bất kể nguy hiểm gì. Có điểm này, [tôi] nói với mọi người rằng, cái mà chư vị cho là “bệnh” ấy dẫu nặng đến đâu, thì hy vọng rằng chư vị đều kiên trì đến [học]; Pháp rất khó được.” (Bài giảng thứ hai–Chuyển Pháp Luân)

Các học viên trong kênh truyền thông có buổi học Pháp nhóm vào ngày thứ Bảy. Vợ tôi lưỡng lự liệu cô ấy có nên đi không bởi vì cô ấy đang trải qua quá trình tiêu nghiệp. Tôi nghĩ đến lời giảng của Sư phụ và đề nghị cô ấy lắng nghe Sư phụ giảng. Cô ấy ngừng lo lắng và tham gia buổi học Pháp. Vào buổi chiều hôm đó, cô ấy đã gần như hồi phục.

Nếu chúng ta nghe theo Sư phụ và hành động theo như vậy, chúng ta sẽ thu được lợi ích.

Chúng ta đều biết rằng chúng ta đang ở giai đoạn cuối của Chính Pháp. Chúng ta nên học Pháp nhiều hơn và luyện công nhiều hơn. Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta sẽ tinh tấn nếu chúng ta luyện công 2 giờ mỗi ngày và đọc một bài trong sách Chuyển Pháp Luân mỗi ngày. Đây không phải là hoàn thành nhiệm vụ. Điều quan trọng là: tâm trí chúng ta có tường hòa không khi chúng ta luyện công? Chúng ta có hướng nội không? Chúng ta có buông bỏ chấp trước, thay đổi tư duy và cách chúng ta làm các việc sau khi tìm ra chấp trước hay không? Tôi tin rằng làm như vậy mới thực sự là tu luyện tinh tấn.

Tôi muốn chia sẻ với các bạn cách tôi kiểm tra liệu tôi có học Pháp tốt mỗi ngày hay không. Sau khi tôi bắt đầu đọc xong một bài giảng trong Chuyển Pháp Luân, tôi tự hỏi mình liệu tôi có đạt được thể ngộ mới nào không. Nếu tôi không có và cảm thấy như tôi đang hoàn thành một nhiệm vụ, vậy thì đó có lẽ là một vấn đề nghiêm trọng. Nó có thể là tôi không chú tâm và không tập trung khi đang học Pháp. Nó cũng có thể là tâm tính của tôi đã không đề cao gần đây.

Sư phụ đã trả lời câu hỏi này trong bài giảng Pháp:

Đệ tử: Gần đây [con] học tập «Chuyển Pháp Luân», thì không còn loại [trạng thái] mỗi khi đọc xong một lần đều có lĩnh hội mới, đề cao mới.

Sư phụ: Tâm tính cao đến đâu công cao đến đó. Vẫn là có nguyên nhân. Phải chăng tâm không tĩnh? Tôi cảm thấy vẫn là có nguyên nhân. Tới tầng thứ cao thì yêu cầu cũng cao.” (Giảng Pháp vào Tết Nguyên tiêu năm 2003)

Các học viên làm việc trong kênh truyền thông của chúng tôi đang trợ Sư chính Pháp vào thời khắc lịch sử này. Khi đoạn thời gian này qua đi, chúng ta có thể không bao giờ gặp lại nhau. Khi chúng ta nhìn lại sau 1000 năm hay 10.000 năm, chúng ta sẽ cảm thấy quãng thời gian này vô cùng trân quý. Tôi hy vọng rằng các học viên sẽ học Pháp nhiều hơn với một tâm thuần tịnh, không ngừng đề cao cảnh giới, đạt được viên mãn và theo Sư phụ trở về gia viên thực sự của chúng ta!

Xin vui lòng chỉ ra bất kỳ điều gì chưa phù hợp.

Tạ ơn Sư phụ! Cảm ơn các đồng tu!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/12/2/396513.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/1/9/182103.html

Đăng ngày 24-02-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share