Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc
[MINH HUỆ 04-11-2018] Việc đọc bài chia sẻ của các học viên trên trang web Minh Huệ luôn giúp tôi đạt được nhiều hiểu biết và thể ngộ mới trên con đường tu luyện của mình.
Buông bỏ tâm vị kỷ
Sư phụ giảng:
“Đúng vào thời điểm ngay trước khi họ khai công khai ngộ, thì giúp họ bẻ tám phần mười công của bản thân họ xuống, ngay cả tiêu chuẩn tâm tính của họ cũng cắt xuống. Dùng năng lượng ấy mà bổ sung cho thế giới của họ, thế giới của bản thân họ”. (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)
Tôi đã rất chấn động khi lần đầu tiên đọc đoạn Pháp này. Lúc đó, tôi tin rằng Sư Phụ muốn tôi tu luyện tinh tấn và chịu đựng khổ nạn để có được sự tự do tự tại trong tương lai. Vì thế mà tôi hạ quyết tâm phải tu luyện tinh tấn hơn, chẳng hạn như kéo dài thời gian ngồi đả tọa, v.v.
Tuy nhiên sau khi cuộc bức hại bắt đầu, đoạn Pháp này đã giúp tôi nhận ra nguyên nhân các đệ tử Đại Pháp phải vượt qua khó khăn và khổ nạn không chỉ thuộc về vấn đề tu luyện cá nhân. Đệ tử Đại Pháp gánh vác trách nhiệm càng nhiều, thì uy đức tích được càng lớn.
Một bài đăng gần đây trên trang web Minh Huệ chia sẻ rằng trách nhiệm của các đệ tử Đại Pháp là trợ giúp Sư phụ cứu độ chúng sinh. Nhờ đó tôi đã đạt được thể ngộ sâu sắc hơn về đoạn Pháp trên – đó là hết thảy thành quả chúng ta đạt được trong tu luyện là để cấp cho chúng sinh, chứ không phải cho sự viên mãn hay uy đức của bản thân chúng ta. Làm phong phú thế giới của bản thân chúng ta chính là tạo ra một hoàn cảnh sinh tồn mỹ hảo hơn cho tất cả chúng sinh.
Tôi tự hỏi tại sao lần đầu tiên đọc đoạn Pháp này, tôi không có được thể ngộ sâu sắc hơn. Tôi nhận ra rằng đó là bởi tôi có tâm vị kỷ, và tôi đã đặt được và mất của bản thân lên trên những thứ khác. Khi tôi chỉ chú trọng vào việc đề cao bản thân, và làm thế nào để gây dựng uy đức cho mình, thì Pháp lý ở tầng thứ cao hơn sẽ không triển hiện cho tôi thấy, bởi vì sinh mệnh ở tầng thứ thấp sẽ không thể lĩnh hội được nhận thức và cảnh giới của sinh mệnh ở tầng thứ cao hơn.
Tìm ra gốc rễ của tâm vị kỷ
Những năm gần đây, tôi nhận thấy bản thân không đạt được những thể ngộ mới khi đọc Chuyển Pháp Luân, cũng như chưa tạo được bước đột phá lớn nào trong tu luyện. Lý do là vì tôi chưa hoàn toàn buông bỏ tâm vị kỷ, khiến thế giới quan của tôi bị thu hẹp, và làm hạn chế cảnh giới tu luyện của tôi. Tôi bị mắc kẹt trong tầng thứ mà như Sư phụ từng giảng:
“Đứng tại tầng, từ góc độ, trong cảnh giới tư tưởng của người thường, [thì] lý giải không được những điều chân chính [trong ấy]”. (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)
Những người có tâm tự mãn thường tự cho mình tu luyện rất tốt. Những người này trở nên ngạo mạn, và cảm thấy tự đắc về bản thân
Một học viên khác chia sẻ trên trang web Minh Huệ về chuyện từng có một người tu hành đến khấu đầu trước anh ấy. Tuy nhiên, anh ấy vội đỡ người tu hành này đứng lên, nhưng người tu hành nói rằng không phải ông ấy khấu đầu với người học viên này mà là với vị Phật lớn phía sau anh ấy.
Có lần, các đồng tu đã nói với tôi về một đạo sĩ cứ nhìn chằm chằm vào tôi khi tôi đang ngồi thiền định trước Đại sứ quán Trung Quốc, sau đó ông ấy quỳ xuống và khấu đầu trước tôi. Tôi không trông thấy ông ấy vì lúc đó tôi đang nhắm mắt. Tôi nghĩ có lẽ ông ấy đã nhìn thấy điều gì đó siêu thường ở tôi! Mặc dù không thể hiện ra nhưng trong tâm tôi rất hoan hỉ. Tôi tự cho rằng hẳn là mình đã tu luyện tốt, nên vị đạo sĩ đó mới làm vậy.
Bài chia sẻ của đồng tu đã làm tôi thức tỉnh, khiến tôi nhận ra Sư phụ mới là vị Phật mà họ bày tỏ lòng tôn kính chứ không phải tôi. Chính tâm vị kỷ đã khiến tôi bị mê mờ.
Tâm vị kỷ làm mê mờ chủ ý thức của người tu luyện
Những người vị tư thường tự xem mình là trung tâm. Đó có thể xuất phát từ nguyên nhân sự “vị tư” lo sợ bị người tu luyện phát hiện và tu khứ, vì vậy, nó che mờ chủ ý thức của người tu luyện. Nếu chủ ý thức của chúng ta không đủ mạnh, chúng ta sẽ dễ dàng bị tâm vị kỷ lừa dối, và thậm chí vô hình trung bảo vệ và nuôi dưỡng nó.
Một sinh mệnh càng vô ngã, thì càng nhìn thấu những thiếu sót của bản thân, và nhờ đó trở nên khiêm tốn hơn, bởi vì sinh mệnh đó luôn đặt lợi ích của người khác lên trước và luôn sẵn lòng giúp đỡ người khác.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/11/4/395385.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/12/6/180989.html
Đăng ngày 23-02-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.