Bài viết của một học viên Đại Pháp ở Trung Quốc.

[MINH HUỆ 15-02-2010] Mỗi học viên đều có con đường tu luyện khác nhau. Trải nghiệm của mọi người thì rất khác nhau trong suốt quá trình trở nên thuần thục, và tôi muốn chia sẻ về con đường tu luyện riêng của mình. Trước khi tu luyện Đại Pháp, tôi có mối quan hệ tốt với mọi người trong gia đình mình, và tôi cũng có nhiều bạn bè. Tôi thà nhìn người khác được hạnh phúc cho dù điều đó có làm cho tôi bị tổn thất. Tuy nhiên, tôi cảm thấy cay đắng và căm phẫn khi tôi phải hy sinh vì lợi ích của người khác — đó chỉ là tôi không để họ thấy điều này. Tôi đã có chấp trước này khi tôi bước vào tu luyện trong Đại Pháp.

Sau khi bắt đầu tu luyện, tôi dần dần ý thức được rằng nhận thức về “từ bi” của mình là không trong sạch. Nó chỉ giống như điều mà Sư Phụ giảng,

“Trong đơn vị [công tác], hoặc ngoài xã hội, có người có thể nói chư vị xấu, [nhưng] chư vị không nhất định đúng là xấu; có người nói chư vị tốt, chư vị lại cũng không nhất định đúng là tốt.”(Chuyển Pháp Luân, Bài giảng thứ nhất)

Khi sự tu luyện của tôi thăng tiến, tôi đã đào rễ “lòng từ bi giả tạo” núp bóng đằng sau chấp trước về danh được che đậy của mình. Tôi chỉ muốn nghe những gì mình thích. Với loại chấp trước này, tôi chỉ đơn thuần đang cố gắng để đạt được một mối quan hệ yên bình trong gia đình mình, cho dù làm như vậy đã vắt kiệt sức của tôi.

Chấp trước của tôi làm cho chủ ý thức của tôi trở lên khá yếu đuối qua một thời gian dài, cho dù nguyên lý của Pháp có khá rõ ràng với tôi. Nhưng lần này tới lần khác tôi thường che đậy điểm yếu của mình với Pháp, do vậy đã làm mạnh thêm chấp trước của tôi.

Sư Phụ giảng,

“Bất kể thói quen được sự việc gì dưỡng thành đều là sự sinh thành của vật chất.” (Giảng Pháp tại Manhattan 2006)

“Những thứ [kia] tôi có thể gỡ bỏ hết sạch cho chư vị; nhưng thói quen được dưỡng thành kia thì chư vị nhất định phải trừ bỏ đi, nhất định phải bỏ, nhất định phải bỏ. (vỗ tay).” (Giảng Pháp tại Manhattan 2006)

Sau khi đọc đoạn Pháp này nhiều lần, tôi bắt đầu nhận ra rằng những thói quen của tôi là một phần của vật chất bại hoại trong không gian của tôi, là điều gì đó mà tôi không thể xua đuổi chỉ bằng lời nói. Nó chỉ có thể được tiêu trừ qua việc học Pháp nhiều hơn và tu luyện vững vàng. Tôi cũng làm sạch trường không gian của mình bằng phát chính niệm.

Bởi vì sau đó tôi có thể tập trung học Pháp nhiều hơn, tập công, và phát chính niệm. Điều này đã giúp tôi làm yếu chấp trước sợ hãi trong khi giảng chân tướng. Trước đây khi phát chính niệm, tôi không thể giữ tay phải không dịch chuyển thậm chí cả khi mở mắt. Khi đả toạ, tôi luôn luôn trong trạng thái mơ màng, không biết khi cử động tay của tôi thay đổi hay khi ở trong tư thế đả ấn. Nhưng tôi liên tục tăng cường chính niệm, tôi tin rằng không gian của tôi đang được làm sạch và những vấn đề này trở nên tốt hơn.

Mỗi người đều có những nét khác nhau. Một người với một cá tính mạnh mẽ có thể có khuynh hướng hiển thị, coi thường người khác, kiêu căng, hay là không sẵn lòng chấp nhận phê bình—tất cả được gây ra bởi các vật chất thừa thãi trong trường không gian của anh ta. Trong tu luyện, chúng ta phải đương đầu và loại bỏ vật chất đó. Nếu chúng ta không làm như vậy, đối với chúng ta nó dường như một phần bản chất của chúng ta, cản trở chúng ta  vượt qua nó. Ví dụ một người trẻ tuổi có thể chú ý đến bề ngoài và trang phục của họ. Một người già có thể quan tâm thái quá tới sự bổ sung dinh dưỡng. Một công nhân khoẻ mạnh có thể luôn luôn muốn nói chuyện với mọi người về việc ngăn ngừa bệnh tật. Nói cách khác, những tư tưởng hằng ngày của chúng ta có thể bị điều khiển bởi một thứ gì đó chứ không phải bởi Pháp.

Sư Phụ giảng,

“Nếu quý vị không chịu thay đổi lối tư duy mà quý vị, như một người đời, đã hình thành qua hàng nghìn năm ăn sâu vào xương tuỷ, thì quý vị không thể nào vượt khỏi cái vỏ ngoài con người kia để tiến đến đích được đâu.” (Lời cảnh tỉnh, Tinh tấn yếu chỉ)

Bây giờ tôi có một hiểu biết sâu hơn về Pháp của Sư Phụ trong đoạn này. Khi những tư tưởng con người chiếm ưu thế, và rồi chúng ta đang nuôi dưỡng những nhân tố xấu tồn tại trong thời không của chúng ta mà không biết. Chúng cản trở tiến trình trợ Sư chính Pháp và tạo ra những khổ nạn cho chúng ta. Chúng huỷ hoại thời gian, sức lực và ý chí của chúng ta. Khi Chính Pháp của Sư Phụ đang tiến đến bề mặt, chúng ta thực sự phải đào tận gốc và giải quyết vấn đề.

Mặt khác, khi nhìn vào thái độ của người khác với tôi hay điều gì đó xảy ra giữa những người khác, tôi cần phải dùng Pháp nhìn nhận để xem liệu nó có phản ánh chấp trước nào đó của mình hay không. Luôn luôn muốn thay đổi người khác là một đặc tính của vũ trụ cũ. Sư Phụ từng nói nhiều về việc hướng nội tìm bản thân từ những quan điểm khác nhau, do đó tôi cần phải tự hỏi, “Tại sao tôi có cơ hội nhìn thấy mâu thuẫn giữa các bạn đồng tu?” Tôi cần phải biến việc nhìn vào trong như một phần tự nhiên của tôi.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/2/15/218213.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/3/8/115207.html
Đăng ngày: 11-03-2010, Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share