[MINH HUỆ 22-1-2010]Tình trạng tu luyện của tôi mới đây trở nên khá tồi. Tôi thường thấy mình luôn ca thán và có rất nhiều va chạm với các học viên xung quanh. Tôi cũng gặp nhiều chướng ngại khi thực hiện các công việc Đại Pháp, điều đó khiến tôi bức bối và thậm chí trở nên tiêu cực. Ngay sau một cuộc tranh luận với một học viên tại nhà tối nọ, chồng tôi (cũng là học viên) đã nói với tôi những điều tồi tệ cho đến tận nửa đêm. Tinh thần kiệt quệ, tôi quyết định nhìn vào bên trong, dù anh ấy vẫn tiếp tục, tiếp tục.

Ngày hôm sau, tôi rất yếu. Tôi thu xếp in ấn Tuần báo Minh Huệ từ trưa cho đến đêm, và tôi cảm thấy sau đó có khá hơn. Những ngày sau, tôi cảm thấy chậm chạp, uể oải và hôn mê. Tôi ít khi rơi vào tình trạng như vậy từ khi bắt đầu tập luyện. Không cần nói, tôi khá lo lắng. Tôi nói với một học viên, người mà tôi tin tưởng, sau đó tình hình của tôi có khá hơn chút ít. Tuy nhiên, khi chúng tôi liên lạc hôm sau với nhau, cô ấy lại chỉ trich tôi, tôi cảm thấy tâm mình không an chút nào. Những gì cô ấy nói hoàn toàn khác với những điều tôi nghĩ trong trường hợp này, và phê bình của cô ấy hoàn toàn sai sự thật. Trong mắt tôi, cô ấy hoàn toàn thiếu tâm từ bi, và cô ấy thật xa cách khi lên lớp cho tôi. Tôi nghĩ về điều này thật lâu, đến lúc đột nhiên bừng lên trong tâm trí tôi – chẳng phải cô ấy là tấm gương phản chiếu chính tôi hay sao?

Hành động và lời nói của tôi gần đây hiện lên trước mắt tôi. Ví dụ, tôi đã nói triền miên và tùy tiện phê bình một học viên lớn tuổi. Tôi lên lớp bác với một giọng điệu xa cách, và tôi đã không đặt mình vào vị trí của bác để hiểu những khó khăn của bác ấy. Thiếu lòng tốt nơi tôi không chỉ làm bác tổn thương mà còn làm cho bác càng phản kháng lại nội dung những điều tôi nói, dù nó là đúng hay là sai. Vấn đề là tâm tôi không chính. Một trường hợp khác, tôi kín đáo chọn một bạn đồng tu làm đối tác trong một dự án. Tôi than phiền về việc cô ấy không dành nhiều thời gian đề học Pháp hay phát chính niệm, và than phiền về việc cô ấy tu luyện chưa tốt, và chưa thật sự nhanh nhẹn. Tuy vậy, cô ấy không có phản kháng chút nào về tất cả những điều tôi nói. Để dự án của chúng tôi tiến triển, cô ấy không chỉ khoan dung với những sai sót của tôi, mà vẫn thường xuyên làm việc với tôi trong một số dự án khác.

Về phần mình, tôi lại có cảm giác tự mãn về tầm quan trọng của bản thân vì số lượng các dự án mà tôi đã làm độc lập trong những năm qua. Dần dần chút một, tôi bắt đầu lơ là các bạn cộng tác viên. Năng lực của tôi trong các hoạt động liên quan đến Pháp đã khiến cho tôi trở nên kiêu căng, và kiêu ngạo hơn, xu thế lên lớp người khác đối với tôi tăng dần. Gốc rễ của những tính chất này chính là chấp trước của tôi với danh và lợi, đó là những thứ mà tôi đã thất bại không thể buông bỏ sau bao thời gian. Bây giờ tôi nghĩ lại chuyện này, nó đáng sợ biết bao! Tôi đã ở trên bờ vực, và tôi vẫn còn tiếp tục chỉ trích các bạn học viên tham gia dự án với tôi. Có lẽ, cô ấy là một tấm gương chỉ cho sự hiện diện của tôi. Có lẽ trên thực tế cô ấy đã cải thiện những vấn đề này, những thứ mà trong tôi đang bị phóng đại lên. Bên tai tôi lại vẳng lên những nhận xét thô ráp của chồng tôi, “Trên thực tế thì tất cả những yếu kém em nhìn thấy ở họ đều có ở em.” Tôi cuối cùng cũng nhận thức được những triệu chứng của bệnh viêm cơ tim, vốn đã khỏi sau khi tôi tập luyện, nay lại quay lại. Dù tôi có sáng tỏ về cuộc bức hại tà ác áp lên qua nghiệp bệnh và tôi không sợ chúng, tôi cũng đã thất bại trong việc tu tốt và loại bỏ các chấp trước. Do đó thế lực tà ác đã khai thác những sơ hở của tôi. Khi tôi nhận thức được vấn đề này, triệu chứng của bệnh viêm cơ tim đột nhiên biến mất.

Tôi tiếp tục hướng nội tìm kiếm nguyên nhân gốc rễ. Vấn đề cơ bản của tôi là thiếu lòng từ bi và lòng tốt, điều này đã khiến cho tôi có những niệm và hành động không chính. Sư Phụ giảng,

Chư vị luôn từ bi, lấy Thiện đãi người, làm việc gì cũng cân nhắc đến người khác trước, mỗi khi gặp vấn đề thì trước hết nghĩ rằng: “Việc này đối với người khác có thể chịu được không, đối với người khác có phương hại gì không” Như vậy sẽ không xuất hiện vấn đề gì. Do đó chư vị luyện công cần theo tiêu chuẩn cao, tiêu chuẩn cao hơn nữa mà yêu cầu bản thân.” (Bài giảng thứ Tư, Chuyển Pháp Luân)

Tôi đã không làm được những gì Sư Phụ nói. Những quan niệm ích kỉ của tôi đã khiến tôi coi mình là trung tâm. Ví dụ, tôi thích chọn những bạn học viên tu luyện tốt để làm dự án với mình, vì tôi cảm thấy an toàn và tin cậy khi cộng tác với họ. Với những ai tôi thấy tình trạng tu luyện của họ có vẻ “không ổn định”, tôi không muốn làm việc với họ. Thay vì giúp đỡ các bạn bằng những nhận xét có tính xây dựng, thậm chí tôi đôi khi còn nói những điều tổn thương họ. Từ những gì Sư Phụ dạy chúng ta, tôi ngộ ra rằng chúng ta nên đối đãi với các bạn học viên, nhất là trong những cơn khó nạn, với một tâm tràn đầy từ bi và lòng tốt. Lấy tôi làm thí dụ. Khi bị những người khác cáo buộc trong lúc có khó nạn, tôi cảm thấy bi quan và không phấn chấn. Tôi rất mong muốn các bạn học viên có thể mang đến cho tôi sự động viên và thoải mái. Đó cũng là điều áp dụng cho kinh nghiệm khó nạn của những người khác. Họ không cần động viên và khuyến khích sao? Họ có cần những lời cáo buộc không ?

Cá nhân tôi cảm nhận rằng lòng từ bi đi cùng với sức mạnh tích cực và năng lượng. Giống như vậy, những tác động tiêu cực của những lời cáo buộc, lên lớp không chỉ làm tổn thương cảm giác của con người ở bề mặt, và vật chất đằng sau đó cũng rất xấu, và nó sẽ đẩy người kia sang hướng đối diện. Trên thực tế, sau bao năm tu luyện, chỉ có một ít học viên chưa hiểu rõ ràng về Pháp. Đa phần những vấn đề chúng ta gặp phải đều do chúng ta chưa thật nghiêm khắc với bản thân mình, hoặc chúng ta vẫn còn dính mắc vào những chấp trước “tiện nghi”, điều này đã khiến cho tình trạng tu luyện của chúng ta là “ngộ mà không theo được.” Tôi một lần có nghe chuyện một học viên nọ (A) định lên lớp một “bài hướng dẫn” cho học viên B, người vốn đang chống chọi với nghiệp bệnh trong một thời gian dài. Ngay khi A đến, B bắt đầu nói. Học viên A gần mất hết kiên nhẫn và định nói bài ‘hướng dẫn” ngay lập tức, thì khi đó, cô chợt nhận thấy niệm không chính của mình, và quyết định tiếp tục nghe. Sự im lặng ngồi nghe của cô kéo dài hai tiếng đồng hồ. Cuối cùng, tất cả các triệu chứng “bệnh tật” của B biến mất một cách thần kì (dù nó chưa bao giờ xảy ra trong tất cả các trường hợp).

Cũng có một học viên lớn tuổi trong vùng chúng tôi không thể vượt qua kiểm nghiệm “nghiệp bệnh”. Tà ác tận dụng cơ hội này để áp đặt cuộc bức hại lên cơ thể của bác ấy một cách thường xuyên. Bác vốn nhút nhát, và bản chất không thật quyết đoán, lại luôn nói về vấn đề của mình mỗi khi gặp các học viên khác. Sau những cố gắng liên tiếp của các học viên với những “hướng dẫn”, chúng tôi đều chịu thua. Chúng tôi cũng không cho bác cơ hội để nói trong thời gian chia sẻ kinh nghiệm hoặc chỉ ra một ai đó “giúp” bác. Bác được chỉ bảo về bao điều mà bác đã làm chưa đúng, chưa tốt, và bác không biết tu luyện thế nào, hoặc là bác đã đến giới hạn tuổi tác đặc định,v.v. Tác động của lời nói và hành động của chúng tôi khiến bác khó chịu đựng. Tâm trí và suy nghĩ của bác rời xa khỏi sự chính trực và sự phàn nàn của bác đối với chúng tôi leo thang. Hiện tại bác đã đi bệnh viện. Dù cũng không đúng khi nói tất cả trách nhiệm là của chúng tôi, nhưng nếu chúng tôi có thể đối xử với bác với những tâm tràn ngập từ bi và thiện lành, câu chuyện có lẽ cũng đã khác rồi. Lòng từ bi của chúng tôi có thể sản sinh ra bao nhiêu năng lượng tích cực và có thể đẩy bác vượt qua khảo nghiệm lần này và mãi mãi.

Kí ức về bác đã khiến tôi nhớ lại trong tâm trí mình năm sáu năm trước. Khi đó, tôi rất bức bối vì thất bại liên tục của mình trong việc vứt bỏ chấp trước về sắc dục. Bác đã đên gặp tôi, và chúng tôi không trò chuyện về chủ đề này và chỉ nói về những chủ đề khác. Nhưng đột nhiên tôi cảm thấy chấp trước của mình mờ nhạt dần và trở nên nhẹ nhõm. Trên thực tế, bác không có nhiều chấp trước sợ hãi và đầu óc khác đơn giản. Vấn đề duy nhất của bác là không thể vượt qua khảo nghiệm về nghiệp bệnh.

Khi tôi không cộng tác tốt với các bạn học viên, vấn đề nằm ở chỗ sự thiếu từ bi, và không có khả năng đặt mình vào vị trí người khác, và thất bại của tôi trong việc vứt bỏ chấp trước về tranh đấu. Tại sao họ lại đối xử với tôi như vậy? Bởi vì tôi đã không thực hiện được tốt. Bởi vì vẫn còn những vật chất xấu trong không gian của tôi, tôi chưa đạt được đến tầng cấp “Phật quan phổ chiếu, lễ nghĩa viên minh.” (Bài giảng thứ Ba, Chuyển Pháp Luân). Tôi liên tục hướng ngoại tìm kiếm. Hành xử của tôi còn xa mới đạt đến hành xử của một học viên chân chính.

Sự tìm kiếm đáng kinh ngạc này đã khiến tôi nhận ra rằng, dù bao nhiêu năm tu luyện, tôi vẫn còn thiếu tâm Thiện. Vậy nên tôi đã viết bài này để nhắc nhở mình rằng không bao giờ được thiếu tâm từ bi khi giao lưu với các bạn học viên và chúng sinh.


https://www.minghui.org/mh/articles/2010/1/22/216694.html

https://www.minghui.org/mh/articles/2010/1/22/216694.html

Đăng ngày 7-3-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share