Bài viết của một học viên tại tỉnh Sơn Đông

[MINH HUỆ 15-05-2019] Năm 2010, tôi bắt đầu công việc thợ may. Một số người làm việc là để kiếm sống. Tuy nhiên, tôi coi công việc của mình là cơ hội tốt để đề cao tâm tính, cứu người và hoàn thành thệ ước của một học viên Pháp Luân Đại Pháp.

Mong muốn được tu luyện

Năm 1996, một người hàng xóm đã giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp cho mẹ tôi. Ngay sau khi bắt đầu tu luyện, mọi bệnh tật của bà đã biến mất. Chứng kiến sự cải biến của bà, gia đình tôi đã rất kinh ngạc. Tất cả chúng tôi đều ủng hộ mẹ. Bà mù chữ vì thế mà thường nhờ chúng tôi dạy chữ cho bà và giúp bà đọc Pháp. Tôi đã đọc các Pháp lý trong Chuyển Pháp Luân, cuốn sách dạy con người trở thành người tốt và lương thiện. Tôi nghĩ: “Lời giảng trong sách rất hay! Mình cũng muốn tu luyện khi có thời gian.”

Năm 1998 tôi đến thăm mẹ tôi và nói với bà rằng tôi cũng muốn tu luyện Đại Pháp và học các bài công Pháp. Bà đã đưa cho tôi cuốn Chuyển Pháp Luân Pháp Giải. Tôi đọc hết cuốn sách trong một ngày và đã khóc. Tôi biết rằng đây là môn tu luyện. Tôi ngộ ra rằng mình đã truy cầu danh lợi và không thực sự hiểu được ý nghĩa của cuộc sống. Tôi cảm thấy mình đã lãng phí mất nhiều năm vì vậy tôi quyết định tu luyện Pháp Luân Đại Pháp ngay lập tức.

Thay đổi công việc và trở thành thợ may

Tôi đắm mình trong Đại Pháp và cảm thấy thật may mắn. Tuy nhiên, tháng 7 năm 1999, Cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân đã phát động cuộc bức hại đối với môn tu luyện. Năm 2000, tôi mất việc làm vì đã đến Bắc Kinh thỉnh nguyện ôn hòa để ủng hộ Pháp Luân Đại Pháp. Vì vậy tôi phải làm các công việc nhà máy lương thấp và thường phải làm thêm giờ. Sau đó, bởi vì tôi bị giam giữ bất hợp pháp trong trại cưỡng bức lao động và lại mất việc, gia đình tôi đối mặt với khó khăn lớn về tài chính.

Chị gái tôi khích lệ tôi làm thợ may và mở một tiệm may ở chợ. Tôi hơi do dự vì tôi chỉ biết chút ít về công việc cắt may. Tôi đã học một chút về may vá năm 18 tuổi nhưng tới nay đã hơn 20 năm rồi và tôi đã quên gần hết những gì đã học. Chị tôi đã nhắc nhở tôi rằng chúng tôi có Sư phụ giúp đỡ, vì vậy tôi đã có đủ can đảm để bắt đầu công việc làm tiệm may.

Là thợ may, không chỉ biết may quần áo mà còn cần phải biết thiết kế. Tôi đã mua một số sách thiết kế và bắt đầu học trong quá trình làm nghề. Sư phụ đã khai mở trí huệ cho tôi vì vậy mà tôi có thể dễ dàng hình dung ra được các thiết kế mới.

Những người biết về tôi đã rất ngạc nhiên với chất lượng sản phẩm tôi làm ra. Họ nói: “Làm sao mà chị biết cách làm cái này? Chị đã học ở đâu vậy?” “Chị thật cừ đấy.” Qua vài năm, tôi đã làm ngày càng tốt hơn và bây giờ có rất nhiều khách quen. Tình hình tài chính của tôi cũng đã tốt đẹp trở lại. Bây giờ tôi sở hữu một chiếc xe ô tô và mua cho con trai một căn nhà. Khi họ hàng và bạn bè của tôi chứng kiến sự thay đổi này, họ bắt đầu công nhận sự tu luyện của tôi và Pháp Luân Đại Pháp.

Là một thợ may, tôi cũng đã đối mặt với nhiều khảo nghiệm tâm tính. Tuy nhiên, chiểu theo các Pháp lý, tôi đã từng bước đột phá trong tu luyện. Tôi muốn chia sẻ một số trải nghiệm tu luyện của mình.

Chính niệm của tôi làm thay đổi một chủ cửa hàng vải sợi

Khi may quần áo, người ta thường lo lắng về việc mua được vải tốt. Trong quá trình này, tôi đã gặp vài khảo nghiệm tâm tính. Lần đầu tiên tôi mua lụa, người chủ cửa hàng đã đưa thiếu tiền cho tôi. Lần thứ hai, tôi nhận ra anh ấy quên tính tiền tôi hai mảnh vải trong đơn hàng mua buôn. Gần đây tôi đã mua một số khoản có giá hơn 1000 Tệ, thế nhưng anh ấy chỉ tính cho tôi hơn 100 Tệ.

Trong xã hội ngày nay, khi mọi người truy cầu lợi ích vật chất và tư lợi, nhiều người sẽ không thừa nhận sự sai sót đó nếu họ đắc được lợi ích. Tuy nhiên, Đại Pháp đã thay đổi tôi. Sư phụ đã giải thích cho chúng ta nguyên lý “bất thất, bất đắc.” Là một học viên, tôi sẽ không muốn lấy cái gì không thuộc về mình, vì vậy tôi đã trả lại những gì mà tôi nợ.

Sau khi tôi liên tục trả lại tiền, chủ cửa hàng vải đã rất cảm động và nói: “Tôi chưa bao giờ gặp chuyện gì như vậy trước đây. Thường là người ta đến tìm tôi để đòi thêm tiền!”

Tôi đáp: “Trả cho những gì mà một người nhận được là điều bình thường, tôi nghĩ đó chỉ là hành vi bình thường.”

Anh ấy rất cảm động và bắt đầu ca ngợi tôi trên nhóm mạng xã hội của anh ấy. Tôi nói với anh ấy: “Tôi là một học viên Pháp Luân Đại Pháp, tôi tu Chân – Thiện – Nhẫn. Tôi sẽ không lấy bất kỳ cái gì không thuộc về mình. Đây là một điều căn bản của con người.”

Tôi đã dùng Đại Pháp để đo lường mọi thứ. Vì thế, khi mua hàng tôi không bao giờ mặc cả. Nếu tôi không có đủ tiền, tôi sẽ tìm một nhà cung ứng khác với giá cả phù hợp hơn. Qua việc đọc các bài chia sẻ của các đồng tu, tôi ngộ ra rằng mặc cả là một chấp trước vào tư lợi.

Khi thanh toán hàng, không ai thanh toán số tiền lẻ và chỉ trả số tiền chẵn. Tuy nhiên, tôi không bao giờ làm thế. Tôi thường thanh toán đúng số tiền mà tôi nợ. Thấy tôi nghiêm túc về vấn đề này, người chủ hàng vải nói: “Hãy quên nó đi. Không ai quan tâm đến số tiền lẻ ấy cả, chị không cần phải làm thế.”

Tôi nói với anh ấy: “Tôi khác với họ. Tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Tôi cần phải nghiêm khắc với mình, không bắt chước người khác được.”

Chính hành của tôi đã làm người chủ xúc động. Ông ấy thành tâm nói với những người khác: “Cô ấy tu luyện Đại Pháp. Cô ấy thật ngay chính, luôn nhất quán với lời nói và hành động của mình.” Tất cả thành viên gia đình ông ấy đã thoái ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó.

Đề cao tâm tính để vượt qua khổ nạn

Là thợ may, tôi gặp mọi kiểu người và gặp phải đủ loại phàn nàn. Khách hàng có thể phàn nàn rằng giá quá cao, váy áo trông không được kiểu cách cho lắm hoặc mặc không vừa vặn.

Tôi nhớ rõ những gì mà Sư phụ giảng trong Chuyển Pháp Luân:

“Nan Nhẫn năng Nhẫn, nan hành năng hành” (Bài giảng thứ 9, Chuyển Pháp Luân)

Khi khảo nghiệm tâm tính xảy đến, tôi đã coi mình như là người tu luyện. Tôi để khách hàng lựa chọn kiểu quần áo của họ và lắng nghe lời phàn nàn một cách chăm chú. Nếu mọi thứ vẫn không dàn xếp được, tôi đề nghị hoàn tiền cho họ.

Một lần, một phụ nữ lớn tuổi đến chỗ tôi. Không nói một lời, bà quăng một túi nilong đựng quần áo vào mặt tôi. Tôi may cho con gái bà một chiếc áo khoác và khi người phụ nữ đó mang nó về giặt, hai viên kim cương trang trí trên cổ áo đã rơi mất.

Tôi ngộ ra rằng người phụ nữ này đến để giúp tôi đề cao tâm tính và tôi biết mình cần phải vượt qua khảo nghiệm này. Tôi nói với bà ấy bằng một nụ cười: “Cổ áo mà cháu mua là một sản phẩm làm sẵn. Khi con gái bác đến, cháu đã nói với cô ấy rằng hai viên kim cương trang trí sẽ dễ dàng rơi ra và đề nghị cô ấy gắn nó chặt hơn nếu cô ấy định giặt bằng máy. Dường như là cô ấy đã không làm vậy trước khi cho nó vào máy giặt. Nhưng đó không phải là vấn đề lớn. Xin bác đừng giận. Cháu có hai gợi ý để giải quyết vấn đề. Một là cháu sẽ gắn một cái cổ áo mới cho bác và hai là gắn viên kim cương mới. Bác muốn theo cách nào ạ?”

Sau khi nghe tôi nói, người phụ nữ đã thay đổi thái độ, dịu giọng xuống, bà nói: “Thật là xin lỗi, con gái tôi đã không nói gì với tôi cả. Tôi cứ thế mà quẳng vào máy giặt, thế là hai viên kim cương rơi mất.” Qua việc này, tôi đã ngăn chặn được một vấn đề có thể phát sinh bằng cách chiểu theo các Pháp lý.

Một lần khác, một cô gái trẻ khoảng 30 tuổi đến lấy quần áo. Sau khi thử đồ, cô ấy lấy đồ và chuẩn bị đi. Tôi nói: “Này cháu, cô xin lỗi nhưng cháu chưa thanh toán tiền.”

“Cháu chắc chắn là đã thanh toán,” cô gái nghiêm mặt đáp, “Cô có bao nhiêu tiền trong ngăn kéo ạ?” Tôi nói rằng tiền trong ngăn kéo tôi không bao gồm tiền của cô ấy. Sau đó cô ấy bỏ đi. Tôi rất sốc. Tôi nghĩ về những gì Sư phụ giảng:

Nhưng người ta đến thế [gian] là do nhân duyên đã quyết định đường đời con người và những được-mất trong đời con người; (Tiến đến viên mãn trong Tinh Tấn Yếu Chỉ II)

Tôi ngộ ra rằng không gì là ngẫu nhiên cả. Hẳn là trước đây tôi đã nợ cô ấy và giờ cô ấy đến tìm tôi để đòi nợ. Sau khi nghĩ về việc này, tôi từ bỏ ý định đòi lại tiền. Một số người đứng gần liên tục chỉ trích tôi đã để cô ấy lấy quần áo đi mà không trả tiền.

Thực ra, không có nhiều những mâu thuẫn như vậy nhưng có những thứ nhất định đã làm tâm tôi xao động. Khi khách hàng chỉ trích về quần áo mà tôi may cho họ, tôi coi đây là cơ hội tu bỏ chấp trước vào thể diện và tư lợi.

Một người đứng ngoài từng chứng kiến tình huống một khách hàng không hài lòng về sản phẩm của tôi và nói: “Chị thật hòa ái. Nếu đó là tôi thì tôi sẽ phát điên lên mất!”

Tôi phát hiện ra đây là cơ hội hoàn hảo để chứng thực Pháp, và đáp lại: “Trước đây tôi từng rất nóng nảy, tôi dễ nổi nóng nếu gặp chuyện không hài lòng. Chính là Pháp Luân Đại Pháp đã dần thay đổi tôi. Nó giống như leo lên cầu thang ấy. Người ta sẽ không thể leo tới tầng cao nhất trong một bước, nhưng dần dần sẽ đi được tới đó. Nếu chị niệm ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo. Chân – Thiện – Nhẫn hảo’, chị cũng sẽ được hưởng lợi.“

Đó là cách mà tôi đã làm tốt việc kiểm soát bản thân mình, liên tục đề cao tâm tính, và dùng hành động để thể hiện vẻ đẹp của Đại Pháp.

Một vấn đề khác diễn ra là việc nhận tiền đặt cọc từ khách hàng đặt may quần áo. Ban đầu, tôi nhận tiền đặt cọc như những thợ may khác vẫn làm. Tuy nhiên, sau một thời gian, tôi nhận ra rằng một số người đã không đến lấy quần áo cho dù họ đã đặt cọc tiền.

Sư phụ dạy chúng ta phải hướng nội khi gặp mâu thuẫn vì vậy tôi luôn tự hỏi tại sao họ đã không lấy đồ của mình. Tôi bắt đầu cẩn thận suy xét bản thân mình. Chẳng phải đó là vì tôi vẫn có tâm chấp trước vào tư lợi rất mạnh mẽ và đã không làm nhiệm vụ chính của mình là giảng chân tướng cho khách hàng của mình hay sao? Kể từ đó tôi quyết định không nhận tiền đặt cọc từ họ. Sau đó, mỗi khách hàng đều đến lấy quần áo của mình!

Đường đường chính chính giảng chân tướng tại chợ

Làm thợ may thì khá bận rộn. Tôi thấy rằng mình không thể dành nhiều thời gian để giảng chân tướng và cứu người như trước đây. Vì thế, tôi tận dụng cơ hội khi lấy số đo cho khách hàng để nói về sự phổ truyền của Pháp Luân Đại Pháp trên hơn 100 quốc gia. Đôi khi tôi lấy bố mẹ tôi làm ví dụ, để minh họa tác dụng kỳ diệu của Đại Pháp trong chữa bệnh và cải thiện sức khỏe.

Sau đó, tôi bắt đầu phân phát tài liệu tại tiệm. Ban đầu, tôi hơi hồi hộp nhưng tôi đã chính lại tư tưởng của mình. Tôi cũng chính lại cách phát tài liệu cho mọi người, từ việc đưa một tay sang việc đưa hai tay một cách lịch sự.

Sau đó, tôi dần dần đã có thể loại bỏ được tâm sợ hãi. Tôi dựng một cái bàn cạnh quầy vải của mình để đặt các tài liệu giảng chân tướng, sách Cửu Bình và Bóng ma Chủ nghĩa Cộng sản đang thống trị thế giới chúng ta như thế nào. Khách hàng có thể tự mình đọc và lựa chọn loại tài liệu mà họ muốn đọc.

Lúc đầu, tôi hơi sợ hãi và dùng vải che đi một phần tài liệu giảng chân tướng. Ngay khi nhận ra điều này, tôi đã dùng cả chiếc bàn của mình để đặt tài liệu. Khi quan niệm của tôi thay đổi, có nhiều người hơn tới nhận tài liệu. Một số người đến tìm các tài liệu mới và một số người nói với tôi rằng họ đã đưa tài liệu thông tin cho những người khác.

Giờ đây khi tôi tới chợ tôi luôn có một niệm trong đầu: Ta đến không chỉ để kiếm tiền mà còn là để trợ Sư chính Pháp và cứu chúng sinh.

Được Sư phụ an bài, tôi đã gặp gỡ những người sẵn sàng thoái ĐCSTQ mỗi ngày. Dù những người này chưa từng gia nhập ĐCSTQ hoặc đã thoái Đảng, tôi thường bảo họ hãy niệm: “Pháp Luân Đại Pháp hảo. Chân – Thiện – Nhẫn hảo!”

Tại cửa hiệu ở chợ của tôi, tôi bắt đầu bật nhạc Phổ Độ và các đoạn ghi âm về văn hóa Thần truyền. Mọi người đều cảm thấy sức mạnh của từ bi ở trong đó. Một người bán hàng rong trẻ đã phấn khởi nói rằng đó chính là những khúc thiên âm. Một số khách hàng thích nghe những câu chuyện về văn hóa Thần truyền.

Những năm qua, công việc thợ may đã mang đến cho tôi nhiều cơ hội tu luyện vững chắc. Tôi cũng ngộ ra rằng một người có thể là một người tốt và chứng thực Pháp ở bất kỳ đâu, vào bất kỳ lúc nào. Trong công việc và cuộc sống của chúng ta, cũng như trong sự giao tiếp của chúng ta với những người khác, miễn là chúng ta chiểu theo Chân – Thiện – Nhẫn, chúng ta sẽ thu được kết quả tốt nhất.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/5/15-386082.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/5/28/177806.html

Đăng ngày 27-06-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share