Những suy nghĩ về chỉnh thể tu luyện hiện tại của đệ tử Đại Pháp

Bài viết của đệ tử Đại Pháp ở Trung Quốc.

[MINH HUỆ 31-10-2018] Tôi đã tham dự nhiều nhóm học Pháp nhỏ, gặp rất nhiều đồng tu và được nghe nhiều trải nghiệm khác nhau của họ. Hồi tưởng lại những cuộc gặp gỡ này, tôi thở dài và cảm thấy chúng ta đã không theo kịp tiến trình Chính Pháp của Sư phụ, mà thời gian lại rất gấp gáp. Do vậy, tôi viết lại những cảnh tượng mà tôi đã thấy nhiều lần trong giấc mơ, qua đó thức tỉnh các đồng tu.

Giấc mơ thứ nhất

Mọi người đang ở trong một phòng thi lớn để làm bài kiểm tra. Rất nhiều người tham gia cuộc thi nhưng họ lại truyền tay nhau sao chép cùng một bài kiểm tra theo tuần tự, người này rồi đến người kia.

Là một người tu luyện, tôi ngộ rằng phần bài thi được sao chép trong giấc mơ kia, giống như lời nói và hành động của điều phối viên chúng tôi. Nhiều học viên địa phương coi lời nói và hành động của điều phối viên là “hình mẫu“, mọi người đều bắt chước, thậm chí là bảo vệ lẫn nhau cùng làm việc đó. Qua thời gian lâu, điều này đã trở thành ví dụ điển hình của việc học theo người khác thay vì học từ Pháp.

Sư phụ giảng Pháp thời kỳ đầu đã chỉ rõ:

“Tôi không thể gặp mặt từng học viên, đặc biệt là vào tình huống này ở Trung Quốc, vào tình huống mà các học viên không thể gặp được tôi, không thể nói rằng có việc gì cũng tìm Sư phụ; do đó chỉ có thể ‘dĩ Pháp vi Sư’.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Florida Mỹ Quốc [ 2001])

Trong tình huống như vậy, hành xử của họ đã đi ngược lại lời giảng “dĩ Pháp vi Sư” của Sư phụ. Bởi vì những học viên này bị cái tình của con người dẫn động, họ dường như đang tu, nhưng không thực sự buông bỏ chấp trước của mình. Không thay đổi bản thân, không buông bỏ nhân tâm làm sao có thể đề cao trong tu luyện?

Lấy một ví dụ: Có một tình huống xảy ra khi một điều phối viên chuyển ra nước ngoài nhưng vẫn giữ liên lạc với các học viên địa phương của chúng tôi. Khi điều phối viên này tham gia một hạng mục giảng chân tướng cùng các học viên hải ngoại, anh đã gặp một số khó khăn và cần hỗ trợ tài chính, điều phối viên đã gửi thư để nói chuyện này với các học viên địa phương thông qua. Nghe đồng tu gặp khó khăn, tất cả mọi người trong cộng đồng địa phương đã đóng góp hàng nghìn đô la để giúp anh ấy. Các quỹ này sau đó được một học viên chuyển ra nước ngoài theo sự chỉ định của vị điều phối viên.

Cho đến nay, nhiều người tham gia việc đóng góp quỹ vẫn chưa ngộ ra được những ảnh hưởng do hành động của họ gây ra. Một số đồng tu đóng góp tiền khi đó là xuất phát từ cái tình của con người, nhưng sau khi chia sẻ với các đồng tu khác và nhận ra vấn đề, họ đã yêu cầu vị điều phối viên kia trả lại tiền cho họ. Có một số người không hiểu điều đó đúng hay sai, vì vậy họ phản ánh vấn đề này với Minh Huệ Net. Còn có một số bộ phận đồng tu không chỉ quyên góp tiền mà còn nói tốt cho học viên đi thu thập tiền và người điều phối ở hải ngoại, nói rằng các khoản quỹ này đều do các học viên tự nguyện đóng góp. Minh Huệ trả lời rằng đây là một hành động gây quỹ, là hành vi loạn Pháp nghiêm trọng. Người điều phối ở hải ngoại tự biện hộ cho bản thân, khẳng định rằng các học viên trong nước hoàn toàn tự nguyện cho vay hay phó xuất tiền, vị này thậm chí còn điều tra xem ai đã phản ánh vấn đề lên Minh Huệ Net.

Dù anh ấy nói thế nào chăng nữa, lời nói và hành động của anh vẫn bị lệch với Pháp. Cho dù trải qua một khoảng thời gian khá dài, anh ấy vẫn không tận dụng cơ hội tu luyện tốt bản thân. Do đó, anh ta sẽ phải chịu trách nhiệm về sai lầm này. Sai lầm sẽ tạo nghiệp và nghiệp lực cần phải hoàn trả. Điều này chẳng tạo ra khó khăn cho chính mình sao? Không chỉ tạo thành khó khăn cho tu luyện của chính mình, ảnh hưởng cứu độ chúng sinh, mà còn tạo cản trở Chính Pháp của Sư phụ. Là một người tu luyện, chúng ta thể hiện sự kính Sư kính Pháp và tín Sư tín Pháp thế nào đây?

Giấc mơ thứ hai

Rất nhiều ngôi nhà khang trang được xây dựng trong một khoảng rộng lớn và thoáng đãng. Tuy nhiên, mọi người không ở trong phòng nghỉ ngơi, thay vào đó họ nằm trên mặt đất bên ngoài sân mà ngủ say.

Là người tu luyện, tôi ngộ được rằng chúng ta có rất nhiều người không phải là “người tu luyện” chân chính, không từ trong mê mà tỉnh ngộ, đã quên đi tâm nguyện của mình khi đến thế giới này, đã quên đi ngôi nhà thật sự của mình. Họ đối với danh, lợi, tình trong người thường vô cùng coi trọng, thậm chí là hơn cả Đại Pháp. Có một số người ra nước ngoài du lịch, có một số người bị “bệnh người già”, thân thể xuất hiện trạng thái nghiệp bệnh, một số người vẫn còn chơi mạt chược v.v..

Giấc mơ thứ ba

Trong vũ trụ rộng lớn, những cung điện tráng lệ, hùng vĩ với lối trang trí rực rỡ, tầng tầng lớp lớp, đầy chật người, nhưng vị trí ở trung tâm vẫn còn chỗ trống.

Là một người tu luyện, tôi ngộ được rằng Sư phụ đã đẩy tất cả chúng ta đến vị trí tiên thiên. Cùng với tiến trình Chính Pháp, Sư phụ đã tạo nên hệ thống thiên thể vũ trụ phù hợp với tiêu chuẩn của vũ trụ mới, chỉ còn chờ các đệ tử Đại Pháp ở thế gian con người, đang còn phần nhục thân để trợ giúp Sư phụ cứu độ chúng sinh, hoàn tất quá trình tu luyện và trở về vị trí của mình, hay chính là “chỗ trống” mà Sư phụ an bài cho chúng ta.

Đây cũng là phần “biểu diễn” cuối cùng khi các đệ tử Đại Pháp hoàn thành quá trình tu luyện của họ, đây cũng là ân huệ của Sư phụ cấp cho đệ tử Đại Pháp chúng ta, là thể hiện sự từ bi của Ngài. Đó cũng là sự mong đợi của Sư phụ đối với từng đệ tử Đại Pháp chúng ta. Nhiều chúng sinh trong hệ thống vũ trụ của chúng ta cũng đang chờ đợi Vương hoặc Chủ của họ. Còn có đại diện vô lượng chúng sinh từ các hệ thống vũ trụ tương ứng của họ cũng tha thiết chờ đợi đệ tử Đại Pháp.

Quay trở lại mà nói, Sư phụ Chính Pháp đã đến cuối của cuối cùng. Đây cũng là thời gian được kéo dài, để cho đệ tử Đại Pháp chúng ta nắm bắt cơ hội làm tốt ba việc. Tuy nhiên, một số học viên vẫn còn có những ngôn từ và hành xử mang theo văn hóa đảng, đã trở thành quen thuộc, sao có thể ngộ được Pháp lý thâm sâu? Rất khó để có thể coi họ là học viên, và làm sao họ có thể cứu được chúng sinh?

Liên quan đến việc vay tiền này, các học viên tranh luận quyết liệt, đổ lỗi cho nhau, khiến những học viên địa phương rời xa nhau. Những việc vì danh, vì lợi, vì tình khiến họ bỏ qua trách nhiệm cứu độ chúng sinh, lãng phí thời gian và năng lượng quý báu. Các học viên không nhận ra điều này, do đó không nghĩ lại xem liệu mình có đủ uy đức ngồi ở “chỗ trống” đó không? Không nghĩ xem uy đức này đã đạt yêu cầu hay chưa? Họ cũng không nghĩ đến việc họ nên tiếp tục đi bộ chậm chạp như hiện nay, hay cần đi nhanh hơn, thậm chí là chạy nước rút để bắt kịp?

Có thể ngôn từ của bài viết quá nặng, nhìn vấn đề cũng không toàn diện. Cũng có thể vấn đề được mô tả bao gồm cả người viết ở trong đó. Qua bài viết này, hy vọng mọi người có thể quy chính các lỗi lầm. Khi chúng ta gặp vấn đề, đó chính là cơ hội để thay đổi thói quen hướng ngoại mà tìm, hướng ngoại mà cầu. Tất cả chúng ta đều nên học cách tu chính mình, hình thành thói quen tu bản thân, nhất định không được quên tu chính mình, không thể hướng ngoại mà tìm. Hướng ngoại mà tìm chính là muốn thay đổi người khác mà không muốn thay đổi bản thân mình.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/10/1/375163.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/10/31/173073.html

Đăng ngày 24-06-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share