Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc
[MINH HUỆ 30-8-2016] Ông Bạch Hạc, một cựu chiến binh ở thành phố Cát Lâm đã bị xét xử mà không có đại diện pháp lý với cáo buộc đã đệ đơn kiện Giang Trạch Dân, cựu độc tài Trung Quốc, vì phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công.
Hai tháng sau, vào ngày 5 tháng 8 năm nay, ông Bạch Hạc bị kết án ba năm rưỡi tù. Chỉ sau đó, gia đình và luật sư mới được biết chi tiết về phiên xét xử ông. Hiện tại, họ đang dự định kháng cáo bản án bất công.
Luật sư bị từ chối quyền đại diện cho ông Bạch
Tháng 7 năm 1999, khi cuộc đàn áp bắt đầu, ông Bạch liên tục bị bắt giữ vì không từ bỏ Pháp Luân Công. Tháng 5 năm 2015, ông yêu cầu đưa Giang Trạch Dân ra trước công lý, dẫn đến việc bị bắt giữ hai tháng sau.
Luật sư của ông Bạch đã nộp đơn lên Tòa án quận Phong Mãn yêu cầu đại diện cho ông trong phiên xét xử. Tuy nhiên, tòa án yêu cầu những văn bản sau.
1. Giấy tờ do cơ quan an ninh nội địa ở thành phố của luật sư cấp, chứng minh rằng luật sư không phải là một học viên Pháp Luân Công.
2. Giấy từ công ty luật của luật sư chứng minh rằng anh được phép nhận vụ việc của ông Bạch;
3. Giấy từ phòng tư pháp ở thành phố của luật sư, chấp thuận yêu cầu của anh làm đại diện cho ông Bạch; và
4. Giấy viết tay của luật sư đảm bảo không bao giờ biện hộ vô tội cho ông Bạch.
Luật sư đã không chấp nhận việc phải đi xin những giấy tờ trên vì không có luật nào quy định phải nộp những văn bản đó để thiết lập quan hệ giữa luật sư và thân chủ. Anh đã phản đối hành vi vi phạm thủ tục pháp lý của tòa án, nhưng không có kết quả.
Phiên tòa được cho là “công khai” được tiến hành bí mật
Ngày 1 tháng 6 năm 2016, tòa án đã tổ chức phiên xét xử ông Bạch mà không thông báo cho gia đình hay luật sư của ông. Thẩm phán đã công bố phán quyết có tội đối với ông Bạch vào ngày 5 tháng 8.
Gia đình và luật sư của ông nhận thấy việc kết án không có cơ sở pháp lý sau khi đọc xong bản án.
Thứ nhất, bản án sai khi tuyên bố rằng ông Bạch được xét xử trong một phiên xét xử công khai khi thực tế nó đã được tổ chức bí mật.
Thứ hai, bản án viết rằng ông Bạch bị kết án vì đã “tuyên truyền quảng bá Pháp Luân Công bất hợp pháp”.
Bằng chứng truy tố nhắm vào vụ kiện cựu lãnh đạo Trung Quốc của ông. Bản án cũng nói rằng ông Bạch đã giúp một học viên khác gửi bản sao đơn kiện Giang Trạch Dân của bà đến trang Minghui.org.
Luật sư cho rằng không có luật nào ở Trung Quốc buộc tội Pháp Luân Công, vì vậy việc yêu cầu đưa Giang Trạch Dân ra trước công lý vì đã xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng là quyền hợp pháp của thân chủ của anh. Do đó, cáo buộc tuyên truyền phi pháp không có giá trị.
Cuối cùng, phán quyết tuyên bố rằng vụ kiện của ông Bạch đã phá hoại việc thực thi pháp luật. Luật sư biện hộ rằng đơn kiện hình sự Giang Trạch Dân của ông Bạch không gây hại cho bất kỳ ai, chứ chưa nói đến phá hoại việc thực thi pháp luật. Ngoài ra, bản án đã không chỉ rõ ông Bạch đã “phá hoại việc thực thi pháp luật” như thế nào.
Luật sư đang giúp gia đình ông Bạch đòi lại công bằng cho ông.
Ông Bạch là một trong số nhiều học viên đã bị kết án vì kiện Giang Trạch Dân
Ông Bạch không phải là học viên Pháp Luân Công duy nhất bị nhắm đến vì khởi kiện Giang Trạch Dân. Chỉ tính riêng trong năm 2015, 19 học viên ở thành phố Cát Lâm đã bị kết án từ 2-8 năm vì khởi kiện Giang Trạch Dân.
Trong những tháng đầu tiên của năm 2016 đã chứng kiến thêm năm học viên bị kết án tù vì lý do tương tự. Ngoài ông Bạch, bà Vương Văn Quân cũng bị kết án tù. Hiện đã xác nhận thông tin là bà bị chuyển tới Nhà tù nữ tỉnh Cát Lâm.
Các học viên Dương Minh Diễm, Hình Xuân Vinh, Hình Xuân Yến và Phó Tuấn Quyên đều đã bị kết án tù treo, nhưng bản án chính xác vẫn đang được điều tra.
Hai học viên Lôi Tú Hương và Lương Bảo Phạm đã bị xét xử và đang chờ phán quyết.
Bối cảnh
Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), bất chấp sự phản đối của các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khác, đã phát động cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công.
Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong suốt 17 năm qua. Nhiều người bị tra tấn bởi niềm tin của họ và thậm chí bị giết để cướp nội tạng. Giang Trạch Dân phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc đàn áp tàn bạo này.
Dưới sự chỉ đạo cá nhân của Giang Trạch Dân, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “Phòng 610”, vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng công an và hệ thống tư pháp trong việc thi hành chỉ đạo của Giang Trạch Dân đối với Pháp Luân Công theo chính sách: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.
Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố kẻ cựu độc tài này.
Các báo cáo liên quan:
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/8/30/333708.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/9/5/158556.html
Đăng ngày 19-9-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.