Bài viết của phóng viên Minh Huệ
[MINH HUỆ 12-9-2016]
“… Mùa thu đến rồi, nhớ xiết bao Tết Trung thu đoàn viên một nhà! Nhưng tôi chỉ có thể âm thầm chạy tới trường học, đưa cho con trai vài cân bánh trung thu. Đứng ở cổng cầu thang, con trai nhìn thấy tôi đã nở nụ cười, nụ cười đó là nụ cười vui vẻ, là nụ cười hạnh phúc chỉ vì đã nhận được một chút yêu thương của cha. Thời khắc gặp nhau ngắn ngủi, nhìn bóng con trai quay lưng đi khuất, trong tâm tôi trào lên mọi nỗi niềm chua xót…” Đây là lời kể của Mã Thanh Hải một học viên Pháp Luân Công tại Nội Mông Cổ về một Tết trung thu trong “buồn” có “vui” khi phải lang bạt đây đó. Vì để trốn khỏi bị bức hại, gần ba năm nay anh đã phải chuyển nhà tới 16 lần.
Tết trung thu khác biệt của Dương Hồng, tú tài trường đại học Thiên Tân cùng vợ là Tưởng Nhã Huy.
(Lời chú thích trong ảnh: Tết Trung thu năm 2015 hai vợ chồng cùng bị sa vào cảnh ngục tù không được gặp nhau, chỉ được phép đứng xa vài mét, bốn mắt nhìn nhau qua song sắt, không được phép nói dẫu chỉ một lời.)
Trong bức ảnh trên là cặp vợ chồng trẻ Dương Hồng, Tưởng Nhã Huy, chỉ vì kiên định tín ngưỡng của bản thân làm một người tốt mà họ đã nhiều lần bị bức hại. Vào mùa thu năm 2015 hai vợ chồng cùng bị sa vào cảnh ngục tù này lại không được gặp nhau, chỉ được phép bốn mắt nhìn nhau nơi song sắt cách nhau vài mét, không được phép nói với nhau dẫu chỉ một lời. Lần gặp sau đó có lẽ là nửa năm sau khi hai người cùng bị phán quyết phi pháp, khoảnh khắc đó đã ám ảnh trái tim của người thân có mặt tại đó.
Đối với người Trung Quốc mà nói, Tết Trung thu là tết đoàn viên. Thông thường người Trung Quốc dù không dư dả để mua quà bánh, nhưng cũng vẫn gọi điện, nhắn tin chúc phúc cho người thân của mình. Rất nhiều học viên Pháp Luân Công và người thân phải xa cách nghìn trùng, thậm chí sinh tử cách biệt. Cuộc bức hại xảy ra vào Tết Trung thu này đã khiến học viên Pháp Luân Công và người thân mang thêm nỗi đau, khiến những người bị tù oan bao trùm lên bóng đen nặng nề hơn, làm rơi thêm biết bao giọt nước mắt.
Theo thống kê không đầy đủ, mùa thu năm nay đã có 10 học viên Pháp Luân Công bị bức hại qua đời (tỷ lệ ước chừng 1/365 tổng số). Những con số này chỉ là một số trường hợp học viên Pháp Luân Công đã đột phá phong tỏa mạng để đưa ra ánh sáng, số lượng thực tế còn nhiều hơn rất nhiều. Từ sau ngày 20 tháng 7 năm 1999, mỗi năm có 365 ngày, thì chuyện bức hại đều xảy ra hàng ngày, những vui buồn hợp tan trong ngày Tết Trung thu giống như một bức ảnh thu nhỏ, thể hiện được chiều sâu, chiều rộng và sự tàn khốc hiểm ác của kiếp nạn này.
Vụ án bắt giam vào tết đoàn viên
Ảnh hai vợ chồng Tưởng Tông Lâm và Tạ Thành Tân: Cuộc đoàn viên “khác lạ”: Trung thu một nhà ba người bị bắt vào hắc lao
(Lời chú thích trong ảnh: Mùa thu năm 2013 cô Tạ Thành Tân” vì để giải cứu chồng mình cùng con gái đã mời luật sư cho họ, nhưng lại vì vậy mà cô bị bắt giam phi pháp tới Trại tẩy não Tân Thiên, nơi đã giam giữ con gái và chồng cô, anh Tưởng Tông Lâm, trưởng phòng phòng nghiên cứu xây dựng Viên Minh tại Thành Đô cũ, một hắc lao không hề có bất kỳ căn cứ pháp luật nào.)
Mùa thu năm 1999: “Hôm ấy đúng vào ngày con tôi tròn 100 ngày tuổi, trong mười mấy tiếng đồng hồ tôi bị dẫn đi, cháu bé khóc hết phân nửa thời gian, đói là khóc, khóc mệt rồi lại ngủ. Cô ruột của con đã dùng hết cách mà đành bất lực, chỉ có thể ôm đứa nhỏ đi đi lại lại.” Đây chính là lời miêu tả của cô Tề Thục Anh, giảng viên trường Bảo Định kể lại trong bức thư khởi kiện hung thủ Giang Trạch Dân, trong màn bị bắt giam trong thời kỳ cho con bú, trong lúc bị xét hỏi phi pháp, khi cảnh sát nhìn thấy sữa của cô cương cứng lên chảy ướt sũng cả quần áo lại nhếch mép cười khểnh, không hề có chút đồng cảm.
Mùa thu năm 2001: Vương Dược Khuê (nhân viên chính phủ tại Chiêu Viễn tỉnh Sơn Đông) dẫn mười mấy người lùng bắt học viên Phó Thái Hà, đập đến vỡ nát cả cánh cửa, Phó Thái Hà thừa cơ chạy thoát, đã lang bạt hơn 6 tháng nay.
Mùa thu năm 2003: Lý Anh Hiên sống tại thành phố Triều Dương tỉnh Liêu Ninh vì để trốn khỏi bị truy bắt bất ngờ, không cẩn thận đã bị ngã tới chảy máu mồm máu mắt máu mũi, cảnh sát sau đó bỏ đi không nhìn ngó tới, người nhà đã phải tiêu tốn gần 20.000 tệ (chừng 70 triệu VNĐ) để chữa chạy cho cô.
Mùa thu năm 2004: Bạch Tam Nguyên sống tại thành phố Bạch Ngân tỉnh Cam Túc bị còng tay sau lưng, dùng còng tay còng hai tay lại giải tới đồn công an, trên xe một kẻ ác tâm còn cố ý dùng cơ thể đè lên còng tay khiến còng tay càng khoét sâu vào da thịt nơi cổ tay của Bạch Tam Nguyên, ngay hôm đó, hai cánh tay, cổ tay đều sưng vù lên.
……
Mùa thu năm 2007: “Lúc đó vợ tôi đang mang thai 8 tháng, cảnh sát bạo hành đã khiến cô ấy vô cùng khiếp sợ, sau này cô ấy sinh non. Đứa bé vì sinh non và bị khiếp sợ khi ở trong bụng mẹ, nên giờ rất nhút nhát, hướng nội, sợ gặp người lạ.” Anh Phó Lệnh Quân, giảng viên ưu tú tại thành phố Tiên Đào tỉnh Hồ Bắc nhớ lại lần bắt giữ hôm đó.
……
Theo thống kê không đầy đủ, những vụ bắt bớ được phơi bày trên Minh Huệ Net đã xảy ra vào ngày Tết Trung thu như thế này thì ngày nào cũng có, tổng số học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ vào ngày Tết Trung thu bao năm qua đã lên tới 490 lượt người, thực tế còn vượt xa con số này.
Bạo hành dưới ánh trăng
Gần 1.000 buổi biện hộ cho học viên Pháp Luân Công của hàng trăm luật sư đã khiến những người ngoài ngành đều quen với một nhận thức thông thường là “Cuộc đàn áp học viên Pháp Luân Công không có bất kỳ căn cứ pháp luật nào, tất cả những cá nhân và tổ chức tham dự vào cuộc truy bắt, giam gữ, phán quyết học viên Pháp Luân Công đều là tội phạm.” Do đó bức hại một cách vô lý đã chứa đầy sự giấu giếm và che đậy, “xảy ra trong bóng đêm”, “đóng cửa lại mà bạo hành” đều là như thế. Nhưng “Trên đầu ba tấc có thần linh”, vầng trăng đã chứng kiến tất cả những điều này.
Mùa thu năm 2002: “Quân tà ác đã còng hai tay của mẹ lên một cái cây lớn, còng như thế suốt một đêm khiến hai tay của mẹ tê cứng không thể cầm nổi thứ gì, sau đó bà còn bị ép phải làm việc.” Đây là một kiểu tra tấn do con trai của Nhậm Kim Huệ, học viên Pháp Luân Công bị bức hại tới chết, đã mô tả vạch trần cảnh mà mẹ anh phải chịu đựng trong hồ sơ khởi kiện Giang. Mẹ của anh còn bị còng tay vào giường chết (như hình bên dưới), ngồi ghế nhỏ, phạt đứng dưới trời nắng gắt, bị tiêm thuốc độc tới hôn mê, bị sốc điện bằng dùi cui điện… Khi Nhậm Kim Huệ bị bức hại mà lìa đời, bà đã gần 70 tuổi.
Hình thức tra tấn của Trung Cộng: “Giường chết”
(Lời chú thích trong ảnh: Trong các nhà giam, đồn công an, trại tẩy não của Trung Cộng có học viên Pháp Luân Công bị trói trên giường chết vài ngày đêm, thậm chí hai tháng, ngay cả khi đại tiểu tiện cũng không được cởi trói, gầm giường có để sẵn một cái thùng vệ sinh, học viên Pháp Luân Công bị lột truồng, phân và nước tiểu chảy vào thùng vệ sinh mặc cho người khác xem, họ còn bị bức thực bơm nước, có cảnh sát còn tuyên bố rằng tấm phản này (chỉ giường tử hình) là chuẩn bị cho đệ tử Đại Pháp các người.)
Cũng vào Tết Trung thu năm 2002, Trần Vỹ Quân, học viên Pháp Luân Công đã bị nhốt trong phòng giam nhỏ, bị đấm bị đá, cảnh sát tà ác đánh đập nhiều lần. Đây là lần thứ 20 cô bị tra tấn dày vò, cô đã từng bị tra tấn dày vò 37 lần. Ngày 3 tháng 6 năm 2007, Trần Vỹ Quân ngậm oan lìa đời, tuổi mới chỉ có 49. Đêm hôm đó sấm rền chớp giật, trời mưa như trút nước, ông trời cũng khóc than vì cô.
Tết Trung thu năm 2014: Hai tay Vương Kiến Huy, học viên Pháp Luân Công, bị bẻ ngược ra sau lưng trói chặt lại vào nhau tại Nhà tù nữ tỉnh Hắc Long Giang, anh bị bịt miệng bằng một miếng băng dính lớn và phải ngồi trên chiếc ghế nhỏ suốt một đêm không được ngủ. Trước đó không lâu. Vương Kiến Huy bị nhốt trong phòng giam nhỏ, bị khóa vào vòng sắt trên sàn nhà 15 ngày không được mở ra, ăn, ngủ, đi vệ sinh đều bị khóa trên sàn, không được rửa mặt, rửa chân, đánh răng…
……
Hình thức tra tấn của Trung Cộng: “Khóa sàn”
(Lời chú thích trong ảnh: Khóa sàn là cố định một vòng sắt trên sàn nhà, học viên Pháp Luân Công hai tay bị còng ra phía sau, sau đó lại bị khóa vào sàn nhà. Đinh Chấn Phương tại Đại Liên từng bị khóa trên sàn nhà hơn 40 ngày, Phiên Bổn Dư tại Tề Tề Cáp Nhĩ thuộc tỉnh Hắc Long Giang bị còng ra sau lưng xuyên qua khóa sàn khiến cánh tay không thể thông huyết, thớ thịt trên cổ tay, cánh tay đều bị thối rữa, khớp cánh tay lở loét đau đớn khôn cùng. Khóa sàn còn diễn hóa thành cách loại “chốt sàn” tàn nhẫn hơn. Chu Hướng tại Thiên Tân đã phải chịu đựng “chốt sàn phòng đơn”, Lý Hy Vọng thì bị tra tấn bức hại đến chết.)
Hiện nay để tổng kết ra những hình thức tra tấn của Trung Cộng dành cho học viên Pháp Luân Công đã lên tới hơn 100 loại, mà mỗi một hình thức tra tấn lại diễn hóa ra những loại khác nhau, rốt cuộc là có bao nhiêu loại? Tàn khốc đến mức nào? Điều này khiến người thân của học viên Pháp Luân Công lo lắng nhất, thông thường thì sự mong mỏi vô vọng đã trở thành một nguyện vọng đáng thương: “Chỉ cần còn sống là được.”
Nước mắt của người thân
“Trong nhà chỉ còn lại một mình tôi. Tôi vẫn rất nhút nhát, sự cô độc và khiếp sợ không ngừng bủa vây lấy tôi… Biết bao nhiêu Tết Trung thu tôi đều không có cha mẹ kề bên, Tết Trung thu mình tôi cầm bánh trung thu, ngước nhìn bầu trời đầy sao, ngắm nhìn ánh trăng, nhớ tới người cha nơi đất khách và người mẹ đang bị giam nơi ngục tù… ” Con của học viên Pháp Luân Công bị bức hại ngoài sự cô đơn còn có sự oan ức: “Nhiều đêm tôi đều nghĩ, chúng tôi đã làm gì sai. Chẳng phải là nói lời thật hay sao? Kiên định vào tín ngưỡng chân chính hay sao?” Chẳng lẽ công dân không có quyền tự do tín ngưỡng hay sao? Pháp Luân Công tốt như vậy vì sao lại bị bức hại?”
Con của Quách Hải Vinh: Chia ly đã khiến biết bao tâm hồn non nớt tràn đầy sự cô độc và trông ngóng
(Lời chú thích trong ảnh: Vào đêm trước Tết Trung thu năm 2013, có bảy, tám cảnh sát cưỡng chế bắt Quách Hải Vinh và lật tung cả nhà cô thành một đống hỗn độn khiến cháu bé khiếp sợ khóc òa lên, cháu bé vừa bập bẹ học nói đã nói với cảnh sát rằng: Đừng bắt mẹ đi, mẹ ơi, mẹ ơi về đi….” theo sau tiếng khóc của em nhỏ cả nhà suốt bốn ngày ba đêm không ngủ, em nhỏ cũng không cho bất kỳ ai trong nhà bước ra khỏi cửa, hễ ai ra ngoài là khóc thét lên: Về nhà mau.)
Vào đêm Trung thu năm 2007: Mẹ ôm Viên Viên 5 tuổi vào lòng khóc lóc. Ba của Viên Viên, Hồ Hồng Khoa, học viên Pháp Luân Công tại Bảo Kê tỉnh Thiểm Tây bị bắt giam nửa năm còn chưa về nhà. Ông bà nội của Viên Viên vì chuyện của ba mà đổ bệnh nằm liệt giường. Nhà ngoại của Viên Viên muốn mẹ và ba ly hôn. Viên Viên nói: “Mẹ thăm dò tin tức của ba khắp nơi. Ba đã từng bị nhốt trong Nhà tù Kỳ Sơn. Con không nhìn thấy ba.”
Phía trên có nhắc tới Lý Anh Hiên học viên Pháp Luân Công bị bắt giam trước Tết Trung thu, chồng cô từng nói với cô rằng: “Em đã phải gánh chịu sự tàn phá và dày vò về thể xác, còn anh phải gánh chịu sự dày vò về tinh thần, cũng không kém gì em!” Nhiều năm bị quấy nhiễu, bức hại đã khiến chồng cô ngậm oan lìa đời, bắt giam phi pháp vào trại cưỡng bức lao động và nhà tù đã khiến cha già trước khi lìa đời cũng không thể gặp mặt cô một lần.
Bài viết này đã đưa ra một phần những vụ án xảy ra vào Tết Trung thu, nhưng sự quấy nhiễu, bị bắt giam phi pháp, bị tra tấn, bị bức hại tới chết trong suốt 17 năm qua…. đã khiến số học viên Pháp Luân Công bị bức hại không sao đếm xuể, người thân của họ có biết bao nhiêu người, những người thân này họ phải trải qua bao nhiêu đau khổ tan nát cõi lòng, lại phải rơi bao nhiêu nước mắt. Món nợ khổng lồ này, chưa cần thăm dò xem Trung Cộng sẽ hoàn trả như thế nào, lại càng không xứng cho thứ “bình phản” và “giải thoát” nực cười đó của Trung Cộng, món nợ khổng lồ này đã đặt định việc Trung Cộng phải giải thể.
Vì sao lại kiên định?
Cuộc bức hại tàn khốc như băng như tuyết, nước mắt của người thân càng thêm xót xa, rốt cuộc Pháp Luân Đại Pháp đã mang lại cho họ những gì, vì sao họ lại kiên trì đến như vậy?
Chiếc bánh trung thu bị giẫm nát, nước mắt của cô gái nhỏ…. những điều mà học viên Pháp Luân Công phải gánh chịu không chỉ là bức hại.
(Lời chú thích trong ảnh: Lính canh hét lớn: Chỉ cần mẹ mi một hôm không viết giấy ly khai (Giấy cam kết không luyện công) thì mi đừng mong bà ấy ra khỏi đây, sau đó ấn mạnh chân giẫm nát chiếc bánh trung thu. Con gái khóc suốt dọc đường trở về nhà. Cô bé từ nhỏ đã thiếu đi tình yêu của mẹ vì mẹ em luyện Pháp Luân Công bị bức hại không được ở nhà, thêm vào đó ở khi trường thường xuyên bị bạn học bài xích em lại trốn vào nơi không có bóng người mà khóc thầm lặng lẽ, nửa đêm em thường quấn chăn cầm theo bức ảnh của mẹ vừa ngắm nhìn vừa rơi nước mắt, chồng của Đặng Hiểu Ba kể.)
Chồng của Đặng Hiểu Ba nói: “Năm 1998, Đặng Hiểu Ba, vợ tôi do cơ thể suy nhược nhiều bệnh, cô ấy mắc rất nhiều bệnh như bệnh thiếu máu, đau lưng, bệnh phụ khoa…, nhờ bạn bè giới thiệu cô ấy bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công. Nhờ việc không ngừng học Pháp luyện công, minh bạch được rất nhiều những câu đố không lời giải, minh bạch được Pháp lý rằng những chuyện thị phi, ân oán đều do quan hệ nhân duyên của đời trước, nên những phiền muộn trong ký ức đều tan biến, cô ấy lại hòa hảo trở lại với người mẹ chồng suốt bao năm qua không còn qua lại, sau khi luyện công sức khỏe ngày càng tốt hơn lên, chưa đầy nửa tháng thì mọi căn bệnh của cô ấy đều khỏi, thân thể nhẹ nhàng không bệnh tật. Cô ấy nghiêm khắc yêu cầu bản thân tuân theo “Chân-Thiện-Nhẫn”, Pháp lý tối cao của Pháp Luân Đại Pháp, không ngừng nâng cao tiêu chuẩn đạo đức của bản thân, làm người tốt, làm người tốt hơn nữa, trở thành một người tốt được công nhận trong gia đình, ngoài xã hội, cuộc sống của chúng tôi hạnh phúc tràn đầy.”
Quách Hải Vinh, học viên có em bé khóc thét lên gọi: “Mẹ ơi về đi” đã nhắc tới ở trên, sau khi bị bắt giam ông bà nội khóc nấc lên: “Nhà tôi là nghèo nhất, không ai muốn gả vào nhà tôi, chỉ có con dâu tu luyện Pháp Luân Công rồi mới về nhà tôi, mang tới phúc phận cho nhà tôi. Và nói, khi con trai tôi lâm trọng bệnh con dâu đã chăm sóc cho nó vô cùng chu đáo, khiến nó rất cảm động. Con trai của các cụ mắc bệnh nặng ở đầu đang nằm dưỡng bệnh ở nhà, các cụ thì bị thoát vị sống lưng, sức khỏe của mẹ chồng Quách Hải Vinh cũng không tốt, cả nhà đều không thể làm việc nặng nhọc, là gia đình khó khăn có tiếng trong vùng. Quách Hải Vinh đã ly dị với chồng một thời gian, nghĩ tới yêu cầu trong sách Đại Pháp là làm việc phải biết nghĩ tới người khác, nhìn thấy cảnh khó khăn của nhà chồng, có lẽ ngoài nó ra thì không còn ai lại muốn gả vào cái gia đình này. Cuối cùng nó đã quyết tâm quay lại với chồng, sau khi quay lại không lâu thì sinh ra một bé trai kháu khỉnh, đứa bé sinh ra rất hiểu chuyện, đã mang đến niềm vui và hạnh phúc cho cả nhà.
Nhiếp Xuân Linh bị bắt giam vào mùa thu năm 2000 cô từng mang bệnh đầy mình, “thuốc trợ tim cấp tốc” đã là vật bất ly thân từ năm cô 23 tuổi. Cô còn mắc bệnh cao huyết áp, viêm thận, u bàng quang… Đã 6, 7 năm trời cô phải dựa vào uống bia và uống thuốc lợi tiểu mới có thể tiểu tiện được một chút. Khi Nhiếp Xuân Linh nhìn thấy sự biến đổi của chồng sau khi tu luyện Đại Pháp, cô cũng bước vào tu luyện Đại Pháp. Dương Kiến Ba chồng cô vốn xưng bá một phương tại thành phố Lang Phường, ỷ vào cơ thể cao to vạm vỡ của mình, lại từng học võ thuật mà hoành hành khắp con phố, không ai dám động chạm tới anh. Đánh người ta gãy cả chân, anh cũng chỉ phải ở trong đó vài ngày, ra ngoài rồi anh vẫn chứng nào tật nấy hoành hành bá đạo. Nhờ tu luyện Pháp Luân Công, anh đã hiểu được đạo lý làm người theo “Chân-Thiện-Nhẫn”, anh trở thành một công dân tốt biết khoan dung, nhường nhịn, nộp thuế đầy đủ theo pháp luật. Kỳ tích cũng xuất hiện trên thân của Nhiếp Xuân Linh, chưa đầy một tuần, tất cả bệnh tật trên người cô đều biến mất, mà lại không phải tốn một đồng. Cả nhà cô đều ngập chìm trong niềm hạnh phúc và vui vẻ.
Thân thể khỏe mạnh, gia đình hòa hợp, lãng tử quay đầu…. Pháp Luân Đại Pháp đã mang đến sự thăng hoa trong sinh mệnh của học viên Pháp Luân Công, điều mà không thể diễn tả hết bằng lời. Tất cả sự kiên định đều bắt nguồn từ “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, “Pháp Luân Đại Pháp là Chính Pháp”!
Kiên định vì điều gì?
“Chỉ cần các cháu minh bạch chân tướng, thì chúng tôi chịu khổ một chút cũng xứng đáng.” Đây là lời mà Triệu Chiêu Thuyên bị bắt vào mùa thu năm 2004 đã nói với cảnh sát khi lại một lần nữa bà rơi vào cảnh ngục tù. Triệu Chiêu Thuyên, bà lão hơn 70 tuổi này đâu chỉ có “chịu một chút” khổ? Bà đã từng bị bức hại rất nghiêm trọng: Từng bốn lần vào trại giam, hai lần vào trại cai nghiện, còn vào trại tẩy não và trại cưỡng bức lao động. Quả thực đúng như bà lão Triệu Chiêu Thuyên đã nói, những điều mà học viên Pháp Luân Công gánh chịu đều là vì để con người thế gian có thể minh bạch chân tướng, trong đó bao gồm cả bạn. Hy vọng thế nhân có thể minh bạch Pháp Luân Đại Pháp hảo, Pháp Luân Đại Pháp là cơ duyên quý báu nhất của sinh mệnh; hy vọng thế nhân có thể minh bạch những lời lừa gạt dối trá của Trung Cộng, minh bạch được sự tà ác của Trung Cộng, không đứng vào hàng ngũ với nó; hy vọng thế nhân đều có thể thoát ly khỏi Trung Cộng để có một tương lai tốt đẹp.
Đến hôm nay cuộc bức hại vẫn đang tiếp tục:
Vương Trị Văn, cựu tình nguyện viên liên lạc của Pháp Luân Đại Pháp Học Hội đã bị tù oan 15 năm bởi Trung Cộng, con gái của ông, hai vợ chồng Vương Hiểu Đan công dân của Mỹ gần đây đã đột phá vòng vây tới Bắc Kinh, hy vọng có thể đón người cha đã xa cách mười mấy năm về Mỹ đoàn tụ. Nhưng vào thời khắc bước ra cửa hải quan ấy, hộ chiếu của Vương Trị Văn lại bị nhân viên hải quan của Trung Cộng cắt nát, bị ngăn cản không cho xuất cảnh. Vương Trị Văn lại một lần nữa rơi vào cảnh giám sát ngặt nghèo của Trung Cộng.
Bách Căn Di học viên Pháp Luân Công Thượng Hải bị bức hại tính mệnh đang lâm nguy
(Lời chú thích trong ảnh: Bách Căn Di học viên Pháp Luân Công bị bức hại tính mệnh đang lâm nguy tại Nhà tù nữ Thượng Hải. Vào ngày 14 tháng 8 năm nay cô được đưa vào bệnh viện cấp cứu, hiện nay cô đang nằm trong phòng giám sát bệnh nặng, lúc tỉnh lúc mê. Cô vốn là cán bộ nhân sự ngành dầu khí Bắc Kinh, lãnh đạo cấp trung ngành dầu khí Đông Hải, hòa ái, lương thiện quan tâm tới người khác, trong 17 năm bức hại Pháp Luân Công Bách Căn Di đã từng sáu lần bị bắt giữ bất hợp pháp, cô đã bị bức hại phải ngồi tù oan gần 14 năm.)
Theo thống kê của Minh Huệ Net, từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2016, Trung Cộng đã xử oan phi pháp 703 học viên Pháp Luân Công.
Nửa đầu năm 2016 có ít nhất 4.892 học viên Pháp Luân Công bị bắt.
Nửa đầu năm 2016 có ít nhất 20 học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết.
……
Tết Trung thu này vẫn có học viên Pháp Luân Công phải xa cách người thân nghìn dặm, bị ngăn cách bởi bức tường cao, xa cách bởi sinh tử. Vậy mà học viên Pháp Luân Công vẫn tuân theo Đại Pháp Chân – Thiện – Nhẫn, tâm mang thiện ý, mong bạn có một “Tết Trung thu vui vẻ”, hy vọng bạn có thể minh bạch chân tướng, có được một tương lai tốt đẹp.
Băng rôn chúc mừng tết trung thu tại khu phố Tàu tại NewYork năm 2016 của học viên Pháp Luân Công trong hoạt động chúc phúc cho người dân
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/9/12/334441.html
Đăng ngày 16-9-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.