Bài viết của Đức Tường, phóng viên Minh Huệ tại New York, Mỹ

[MINH HUỆ 17-05-2016] Ngày 15 tháng 5 năm 2016, Pháp hội chia sẻ giao lưu tâm đắc thể hội tu luyện Pháp Luân Đại Pháp được tổ chức long trọng tại Trung tâm Thi đấu Barclays ở khu Brooklyn, thành phố New York. Gần 10.000 học viên Pháp Luân Công từ khắp các nước trên thế giới đã tới tham dự. Sư phụ Lý Hồng Chí đích thân tới hội trường giảng Pháp.

2016-5-17-minghui-nyc-fahui-audience-1--ss.jpg

Sư phụ Lý Hồng Chí giảng Pháp và trả lời câu hỏi hai tiếng rưỡi đồng hồ cho các đệ tử tại Pháp hội New York ngày 15 tháng 5 tại Trung tâm Barclay ở Brooklyn

Sau khi Pháp hội kết thúc, các học viên Pháp Luân Công tham dự đã vô cùng xúc động, ngoài cảm nhận về sự từ bi hồng đại của Sư phụ, mọi người còn cảm nhận được sự nghiêm túc của tu luyện, thời gian cứu người là cấp bách, và cảm nhận được sự lo lắng của Sư phụ, càng minh bạch hơn trách nhiệm trọng đại của đệ tử Đại Pháp. Cô Dương và cô Tạ tới từ nước Đức là hai người trong số đó; hai cô đã chia sẻ về thể ngộ khi tham gia Pháp hội.

Sư phụ lo lắng cho chúng ta, cho chúng sinh

2016-5-16-minghui-nyc-fahui-audience--ss.jpg

Cô Dương (trái) và cô Tạ (phải) tới từ nước Đức

Cô Dương đã tu luyện được 18 năm, hầu như năm nào cô cũng tới Mỹ tham dự Pháp hội. Cô nói: Lần này, khi nghe Sư phụ giảng Pháp tôi cảm thấy “Sư phụ đã cho chúng ta một gậy cảnh tỉnh, Sư phụ lo lắng, còn quá nhiều người đến vậy chưa được cứu. Sư phụ cũng nói mỗi người trên thế gian, mỗi một người thường đều đã từng thệ ước với Sư phụ. Đây là trách nhiệm của đệ tử Đại Pháp, không đi làm, không đi cứu thì không được, còn bảo chúng ta tìm lại những đồng tu cũ, những người lạc lối và những người tụt hậu.”

Cô còn nói: “Những chuyện này kỳ thực trước đây tôi cũng đều biết như vậy, Sư phụ cũng đều đã giảng trong các bài giảng Pháp, nhưng bản thân tôi cũng chưa coi trọng đúng mực.”

Mọi thời khắc đều suy xét dưới góc độ người tu luyện

Cô Tạ bắt đầu tu luyện từ năm 2001, cô nói khi lắng nghe Sư phụ giảng Pháp, điều khiến bản thân tôi thấy xúc động nhất chính là: “Sư phụ nói tới một điểm như một đòn cảnh tỉnh cho tôi, rằng khi làm việc gì đó thì hãy suy nghĩ dưới góc độ của người tu luyện, nếu suy xét bằng quan niệm, kinh nghiệm hay cảm thụ của bản thân thì sẽ trở thành một người thường, như vậy thì không được.”

Cô Dương cũng cho biết: “Hàng ngày học Pháp tốt, luyện công tốt, phát chính niệm tốt, đối với người tu luyện mà nói là điều căn bản nhất, rồi hãy đi giảng chân tướng, không có cơ sở đó thì quả thực là không được. Đôi khi bản thân tôi cũng nhận thấy, những lúc trạng thái không chính, cứ cố đi làm thì cũng không được.”

Đối với cô Dương, điều cô ấn tượng đặc biệt sâu sắc là “Sư phụ lại nhấn mạnh vấn đề văn hóa đảng. Có một số cử chỉ của các học viên Pháp Luân Công tại Đại lục, không phải nói tới học viên phương Tây, mà ngay chúng tôi cũng không thể nhìn được, phương thức hành vi đó quả thực không được.”

“Điểm này hiện nay cũng khiến tôi minh bạch thêm.” Cô Dương chia sẻ, vài năm trước cô chủ trì một hạng mục của hiệp hội văn hóa: “Vài năm trước đây tôi đã biết là có thể cứu người dựa vào văn hóa truyền thống, nhưng làm thế nào để nó phát huy tác dụng, thì tôi không có lý giải sâu dựa trên Pháp. Tại đây, Sư phụ đã nói rất mạch lạc, rõ ràng, Trung Cộng chính là thông qua việc phá hoại văn hóa truyền thống để không cho con người đắc Pháp. Trước kia Sư phụ cũng từng nhắc tới hai quả địa cầu và 200 triệu năm, hôm nay tôi mới minh bạch, 200 triệu năm chính là vì ngày hôm nay, vậy mà 200 triệu năm trải thảm đã bị mấy chục năm của Trung Cộng hủy hoại tới mức này.”

Ngoài ra, cô Tạ cũng nhắc tới vấn đề học viên Pháp Luân Công giảng chân tướng cho người nhà: “Hiện nay tôi cũng có thể ngộ rất đặc biệt về việc giảng chân tướng cho người nhà, giống như có học viên (trong bài chia sẻ) cũng nhắc tới. Hơn nữa, Sư phụ cũng từng giảng, lời chư vị nói ra không phải là đạo lý giảng cho người thường, như vậy thì không được, cần phải tu luyện thực sự, [khi lời nói của chư vị] có lực lượng của Pháp ở đó, tu luyện đề cao lên, thì chư vị mới có thể cứu được họ. Không phải là nói rằng chư vị đi thuyết phục họ, thuyết phục chỉ là cách làm của người thường.”

“Chúng tôi dẫn theo hai con, một cháu 9 tuổi và một cháu 12 tuổi, rất kỳ lạ là chỗ ngồi lại không liền nhau, mà cách rất xa, ban đầu tôi rất lo lắng không biết các cháu có thể ngồi yên một chỗ hay không, tôi thấy các cháu ra cuối cùng. Sư phụ có nói rằng những người ngồi tại đây thì đều là hữu duyên, không có duyên thì không vào được. Cũng là nhắc nhở tôi, trong nhà thì tôi là mẹ, tôi có thực sự coi các cháu là tiểu đệ tử Đại Pháp hay không, các cháu cũng cần phải cứu người, cứu người như thế nào, đây cũng là trách nhiệm của tôi, phải nuôi dạy các cháu cho tốt. Không được coi các cháu hiện nay chỉ là những đứa nhỏ, kỳ thực chúng cũng có trách nhiệm rất lớn.”

Cả cô Tạ và cô Dương đều đồng ý rằng học viên có trách nhiệm dẫn dắt con trẻ tu luyện tốt. Cô Dương cho biết: “Lần này, tôi không đưa con đi theo. Ngày nào các đồng tu cũng hỏi tôi vì sao không đưa con đi theo. Tôi tự ngẫm mình đã đối xử với con cái như một người tu luyện chưa.”

Đệ tử Đại Pháp gánh vác trách nhiệm trọng đại

b2195a252e6b77a35fe428afa9d9186a.jpg

Cô Mao Phượng Anh, học viên Pháp Luân Công đến từ Canada chia sẻ rằng khi nghe Sư phụ giảng Pháp, điều khiến bản thân cô xúc động nhất chính là: Không hoàn thành sứ mệnh thì tội cực lớn, bởi vì sẽ hủy mất vô lượng chúng sinh.

Cô Mao Phượng Anh, học viên Pháp Luân Công đến từ Canada chia sẻ: “Nghe Sư phụ giảng Pháp lại càng khiến bản thân mình minh bạch rằng làm một đệ tử Đại Pháp chính là gánh vác trách nhiệm trọng đại. Bởi vì thời gian cứu người đã vô cùng gấp rút, đệ tử Đại Pháp gánh vác trách nhiệm cứu người vô cùng trọng đại. Không chỉ phải tu bản thân, mà còn phải cứu vô lượng vô số chúng sinh. Hơn nữa, khi nghe tới đệ tử Đại Pháp không đi cứu người, không hoàn thành sứ mệnh thì tội cực lớn, bởi vì đã hủy mất vô lượng vô số chúng sinh, khiến tôi vô cùng chấn động, tôi nhận thức được nhiệm vụ đặt trước mắt rất gian nan, cần phải nắm vững thời gian tu tốt bản thân mới có thể cứu người.”

Cô nói, Sư phụ kéo dài thời gian hết lần này tới lần khác cho chúng ta, chúng ta cần dốc sức làm cho tốt, con đường đã đi qua dù cho đã có rất nhiều điều hối tiếc, nhưng trên đoạn đường cuối cùng này hãy tranh thủ tất cả thời gian còn lại, dù có chạy cũng không kịp thì vẫn phải tiếp tục chạy. Sự từ bi vô lượng của Sư phụ không cách nào dùng ngôn từ có thể biểu đạt được, Sư phụ gánh chịu tất cả vì chúng ta và vì chúng sinh, chúng ta không có lý do gì mà làm không tốt. Cho nên tôi tin rằng mỗi một học viên có thể nghe được Sư phụ giảng Pháp ngày hôm nay đều minh bạch được mục đích bản thân mình tới thế gian con người.

Cô Mao đắc Pháp năm 1996, cô chia sẻ: “Trước khi tu luyện, tôi là nhân viên công vụ của một bệnh viện lớn trong nước, trong lĩnh vực khoa học y tế, thuốc tốt, bệnh viện tốt tôi đều đã trải qua, cuối cùng bệnh viện đã cho tôi một án tử hình: Xơ gan và suy chức năng thận, chỉ sống được không đầy một năm nữa. Sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, nói chính xác là một tuần, thì những căn bệnh hành hạ tôi suốt 18 năm đều đã khỏi. Sư phụ đã cấp cho tôi sinh mệnh thứ hai, tôi bước theo Sư phụ cho tới ngày hôm nay, đoạn đường cuối cùng không bước đi tốt có được hay không! Cho nên tôi phải tranh thủ thời gian từng giây từng phút, để giảng chân tướng cho con người thế gian, rất nhiều thế nhân đang bị Trung Cộng lừa dối đều vẫn còn đang ở trong mê, nó đã đẩy rất nhiều người tới bờ vực nguy hiểm, cho nên tôi phải dốc hết sức mình giảng chân tướng cho họ. Chúng ta có rất nhiều hạng mục có thể trực tiếp cứu người như: gọi điện thoại, giảng chân tướng qua mạng, giảng chân tướng tại điểm du lịch, hy vọng nhiều đồng tu hơn có thể tham gia.”

Để xứng đáng với danh hiệu đệ tử Đại Pháp thì phải gấp rút cứu người

ce5d924b8648b0e9d27f5c976775f6a3.jpg

Bà Thẩm Oanh và cô Tra Tuấn Thanh (hai mẹ con) tới từ Canada thể ngộ rằng chỉ có làm tốt những điều Sư phụ cần thì mới có thể xứng đáng với danh hiệu đệ tử Đại Pháp, không phụ ân điển của Sư phụ

Bà Thẩm Oanh và cô Tra Tuấn Thanh là hai mẹ con tới từ Canada đều bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công từ năm 1994. Họ cho biết sau khi nghe Sư phụ giảng Pháp, đều cảm thấy thời gian rất cấp bách. Để xứng đáng với danh hiệu đệ tử Đại Pháp, chính là phải gấp rút cứu người.

Bà Thẩm Oanh nói: “Không chỉ là làm việc trên bề mặt, mà là chân chính cứu người xuất phát tự nội tâm, hôm nay Sư phụ giảng Pháp vẫn luôn nhấn mạnh rằng chúng ta nhất định phải tu tốt bản thân mình thì mới có thể cứu người. Vấn đề này hôm nay đã quá sáng tỏ – Chư vị là đệ tử Đại Pháp thì chính là phải cứu người.”

Người con gái Tra Tuấn Thanh nói: “Khi bước vào hội trường tôi có rất nhiều câu hỏi muốn hỏi Sư phụ, sau khi Sư phụ giảng Pháp xong, tôi cảm thấy điều gì Sư phụ cũng đều đã giảng rất minh bạch cho tôi rồi, tôi thực sự cảm thấy như thiên cơ tận lộ rồi. Cảnh giới tâm thái của tôi dường như ngay lập đã minh bạch, không còn gì để nghĩ nữa cả, chính là làm theo yêu cầu của Sư phụ: Tu tốt bản thân, cứu nhiều người hơn nữa.”

Trước khi tu luyện, hai mẹ con cô đều bệnh tật đầy mình, người mẹ Thẩm Oanh nói: “Những căn bệnh ‘thời thượng’ nào chúng tôi cũng có, tôi mắc phải bệnh tim di truyền, bệnh phong thấp, viêm khớp, đau nửa đầu, đau đốt sống cổ…”

Người con gái Tra Tuấn Thanh nói: “Năm 2 tuổi tôi bị bệnh viêm gan, sau này trở thành bệnh mãn tính; khi lên 5 thì bị viêm thận, cũng thành bệnh mãn tính. Từ nhỏ tôi đã nhờ uống thuốc mà lớn lên. Sau khi tu luyện, hai mẹ con tôi đều vô bệnh, thân thể nhẹ nhàng. Hồng ân [của Sư phụ] là không gì có thể báo đáp, duy chỉ có làm tốt việc Sư phụ cần thì mới xứng đáng với bản thân, xứng đáng với Sư phụ.”

Muốn cứu người thì phải hết sức dụng tâm

Khi nhắc tới có những điểm trước kia còn thiếu sót, sau này phải đề cao như thế nào, cô Dương xúc động cho biết: “Điều đó thì quá nhiều.” Cô nói: “Sư phụ giảng rằng người phụ trách phải điều phối tất cả các học viên mình phụ trách cùng tham gia. Tôi từng nghĩ rằng một số hoạt động đơn giản như tổ chức Ngày Thông tin, tôi thấy chuyện không có gì lớn nên tôi cứ tự làm, đã dưỡng thành thói quen như vậy, trong đầu không có ý thức điều phối mọi người với nhau. Đôi khi có việc thực sự phải điều phối thì tôi lại ngại phiền toái, chỉ nghĩ rằng hai người này có chuyện gì không biết, chỉ có một chút việc như vậy, ai cũng không chịu buông bỏ bản thân, thì tôi cũng không điều phối nữa. Nhưng giờ thì đã khác, Pháp Sư phụ đã giảng rồi, đây chính là trách nhiệm, muốn cứu người thì ắt phải điều phối tốt.”

Cô Tạ nói tiếp: “Hơn nữa Sư phụ đã giảng cho chúng ta về con đường này. Không phải nói rằng người điều phối bản thân chư vị có năng lực này, mà chính là nhìn vào cái tâm của chư vị. Chư vị có muốn dẫn dắt đồng tu trên con đường tu luyện và cứu độ chúng sinh, cái tâm cứu người này, chư vị có cái tâm này, thì Thần sẽ cấp cho chư vị trí huệ, đã nói rất minh bạch rồi, không cần lo lắng là có năng lực này hay không. Trong tâm tôi như buông xuống được tảng đá lớn, ví như đoàn nhạc giao hưởng cần tìm người, rồi cuộc thi dương cầm, đối với tôi mà nói quả thực là rất mông lung, kỳ thực chính là việc phải tìm ra những người có năng lực này, tôi phải nói chuyện này cho mọi người biết, chia sẻ với mọi người chuyện này nên nhận thức dựa trên Pháp như thế nào, có cái tâm này thì Thần sẽ giúp tôi, không phải lo lắng xem bản thân mình có năng lực này hay không, điều này khiến tôi thở phào nhẹ nhõm, tôi nói: Vâng, thưa Sư phụ, con vẫn có thể làm được.”

“Muốn cứu người thì thực sự phải rất dụng tâm, thực sự phải cứu được người này, phải có được niệm này.” Cô Dương cũng rất xúc động: “Không phải nói là ham số lượng nhiều, đôi khi hoạt động Ngày Thông tin có khá nhiều người tới, hoặc ngẫu nhiên gặp ai đó ngoài đường, do thời gian khá gấp rút, hoặc khi bản thân không ở trong trạng thái đó, thì lại không yêu cầu bản thân nghiêm khắc như vậy, điều này đều không được. Sư phụ đã đưa ra vài ví dụ khi trả lời câu hỏi về vấn đề ở Hàn Quốc. Con người hễ quyết định như vậy thì bản thân họ đều không biết họ sẽ phải đối mặt với điều gì. Nhưng đối với chúng ta mà nói, kỳ thực chúng ta là có trách nhiệm này.”

Cuối cùng cô Tạ nói: “Hôm nay lên đọc bài chia sẻ đều là học viên Bắc Mỹ, khi Sư phụ chuẩn bị rời đi còn biểu thị rằng, Ngài hy vọng sau mỗi lần Pháp hội đều có thể nghe được tin chúng ta làm tốt hơn. Tôi chính là có ý niệm này, năm sau có lẽ phải nghe được nhiều tin tức tốt đẹp hơn từ Châu Âu mới đúng. Nói vậy không phải là ý tôi có ý gì to tát, mà là tôi có trách nhiệm thúc đẩy chuyện này, tôi có thể minh bạch rằng rốt cuộc thì vì sao các học viên Châu Âu cần phải gắng sức hơn nữa.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/5/17/328877.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/5/20/157081.html

Đăng ngày 24-5-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share