Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Israel

[MINH HUỆ 19-01-2016]

Thưa Sư phụ tôn kính cùng các bạn đồng tu,

Một lần tôi đã nghe thấy một điều phối viên nói với một điều phối viên khác: “Hạng mục này không phải của riêng bạn.”

Vì một vài lý do nào đó, câu nói này cứ văng vẳng bên tai tôi trong suốt những tháng năm sau đó. Nó cũng đã giúp tôi vượt qua rất nhiều lúc chán chường khi rời khỏi một hạng mục nào đó và tiếp tục làm việc trong những hạng mục khác. Khi đó tôi cảm thấy rằng mọi người không để cho tôi được thể hiện năng lực của mình và tận dụng năng lực tiềm tại của tôi trong việc giảng chân tướng ở một số hạng mục. Tôi nghĩ rằng mình đang thực thi khá tốt. Tuy nhiên, tôi đã phát hiện ra rằng ẩn sâu đằng sau tất cả những sự tinh tấn hay sự quyết tâm chỉ là tâm chứng thực bản thân của tôi. Tôi đã quên mất rằng tất cả mọi năng lực mà tôi có là do Sư phụ ban cho để tôi có thể hoàn thành được nhiệm vụ của mình!

Một ngày, tôi nhận ra rằng tôi phải trợ giúp Sư phụ cứu độ những người đã lớn lên và trưởng thành cùng tôi. Tôi quyết định tổ chức một buổi tối giảng chân tướng tại khu định cư (kibuttzz) nơi mà tôi đã trưởng thành.

Mặc dù cảm thấy có chút không thoải mái nhưng tôi vẫn quyết tâm và hoàn toàn tin chắc rằng mình sẽ làm được việc đó. Tôi cũng lên một số ý tưởng trong đầu xem mình sẽ thực hiện việc đó như thế nào. Tôi lên một kế hoạch ngắn gọn nhưng nhắm vào trọng tâm để có thời gian dành cho phần thảo luận và hỏi đáp sau đó.

Có một vài khó khăn xuất hiện trong quá trình chuẩn bị cho sự kiện nhưng tất cả chúng đều tan biến bởi suy nghĩ và ý định của tôi đều rất rõ ràng. Ví dụ, câu lạc bộ nơi tôi định tổ chức sự kiện muốn tính phí rất cao. Sau khi chị tôi giải thích sự kiện đó cho người chủ và nói rằng sự kiện không nhằm mục đích kiếm lợi, người chủ đó đã cho chúng tôi tổ chức miễn phí. Sự việc diễn ra ngay cả trước khi tôi kịp mở miệng. Người chịu trách nhiệm về các sự kiện văn hoá tại khu định cư đó cũng hợp tác sau khi tôi giảng chân tướng cho cô ấy và bảo tôi hãy đưa ra một vài ngày khả thi để lên lịch cho sự kiện.

Sau khi suy nghĩ vắn tắt, tôi quyết định rằng, để việc giảng chân tướng thành công nhất có thể, sẽ tốt hơn nếu một học viên khác đi cùng tôi đề phòng trường hợp tôi quên mất điều gì đó.

Tôi đã gặp một vài học viên và mọi việc bắt đầu trở nên phức tạp. Một số nói rằng họ không thể tham gia vào một số ngày nhất định. Một số nêu ra nghi ngại về năng lực của tôi hay tính khả thi của việc đó còn một số lại nghi ngại về năng lực thực hiện của chính họ.
Tôi không thể hiểu được lý do tại sao tôi lại gặp phải những khó khăn này? Tôi chỉ muốn giảng chân tướng thôi, vậy thì vấn đề nằm ở đâu? Chẳng phải những người tu luyện nên được tương trợ nhau sao?

Lời nói của các đồng tu đã chạm đến tâm sợ bị chối từ và bị bỏ rơi của tôi và tôi cảm thấy rất khó chịu. Tôi đã xả bỏ những suy nghĩ chỉ trích hay phê phán người khác và chia sẻ cùng một đồng tu trên cơ điểm của một người tu luyện. Tôi đã hỏi cô ấy: “Tại sao không có ai tin tôi vậy?” Cô ấy đã nói với tôi rằng thật ra việc chẳng có gì nhưng tôi lại làm phức tạp hoá vấn đề và các học viên khác đã phản ứng lại theo cách này là để tôi có thể nhận ra. Cô ấy nói: “Chính là bạn đang không tin vào chính bản thân mình!”

Tôi đã bị sốc bởi ẩn sâu bên trong tôi luôn chắc chắn rằng mình có thể thực hiện được điều đó và thậm chí còn có thể làm rất tốt là đằng khác. Vậy tại sao tôi lại muốn những người khác đi cùng tôi? Tôi bắt đầu xem xét lại một cách cẩn thận tâm sợ hãi và lo lắng của mình. Tôi phát hiện ra rằng tôi rất cần sự hậu thuẫn từ bên ngoài. Tôi rất ngại khi phải học hay ghi nhớ các sự kiện mới như ngày tháng hay các sự kiện diễn ra tại Trung Quốc.

Tuy nhiên, tôi hoàn toàn tin tưởng ở Sư phụ và tin chắc rằng Sư phụ sẽ dẫn dắt tôi và cho phép tôi cứu độ những người đó.

Tôi quyết định bỏ qua tiểu tiết và chỉ tập trung duy nhất vào một niệm muốn cứu độ chúng sinh.

Chỉnh thể của các học viên cùng lúc đã trải qua một sự thay đổi rất mạnh mẽ. Ngay khi tôi nhận ra điều này, tôi đã được yêu cầu dịch bài chia sẻ kinh nghiệm về việc quảng bá Thần Vận. Chia sẻ kinh nghiệm của những học viên này đã khích lệ tôi rất nhiều và tôi xin trích dẫn ra thể ngộ của một học viên: “Nếu toàn tâm chúng ta đặt vào việc cứu người thì những quan niệm của người thường không thể hạn cuộc chúng ta được nữa và đó chính là biểu hiện của việc hoàn toàn tín Sư tín Pháp. Miễn là chúng ta tín Pháp, Sư phụ sẽ gia trì cho chúng ta.”

Trong khi dịch những bài viết chia sẻ kinh nghiệm, thể ngộ của tôi về việc giảng chân tướng trở nên mạnh mẽ hơn: Các hạng mục khác nhau đều rất quan trọng và chúng ta nên cố gắng hết sức để cứu được tất cả mọi người. Tuy nhiên, điều mà ngăn trở các hạng mục của chúng ta phát triển không phải ở những vấn đề cụ thể hay khó khăn của những hạng mục đó mà chính là việc chúng ta đang chứng thực bản thân mình. Khi tâm chứng thực bản thân xuất hiện, chúng ta sẽ không thể phối hợp tốt với những người khác và do vậy cũng không thể có được chí hướng hợp nhất của một chỉnh thể. Mặc dù, chúng ta có thể thật sự có tâm cứu người và trợ Sư Chính Pháp nhưng chấp trước này được ẩn dấu tinh vi sâu bên trong rất nhiều người trong chúng ta. Tôi nhận ra rằng mình nên phơi bày tâm đó ra.

Tôi cũng có thêm sự khích lệ trong bài viết chia sẻ kinh nghiệm khác mà tôi đã dịch. Tác giả có nói rằng chúng ta chỉ có thể quảng bá tốt Thần Vận khi chúng ta đối chiếu mọi việc chiểu theo Pháp và chính niệm chính hành.

Thực sự hướng nội

Tuy nhiên vẫn chưa có sự hoà hợp giữa tôi với người học viên mà đi cùng tôi tới khu định cư.
Tôi cảm thấy bị ngăn trở và không có được sự ủng hộ từ anh ấy trong khi đó anh ấy đã chia sẻ một cách rất thành thật với tôi về cảm giác của anh ấy rằng tôi đã không nghĩ cho anh ấy hay những mong muốn của anh ấy và anh ấy cảm thấy rất khó để có thể trao đổi được với tôi. Tôi đã bị sốc và không thể hiểu được. Tôi đã cố gắng hết sức để hòa hợp với kế hoạch của anh ấy. Tôi đã từ bỏ cách tôi muốn tiến hành vào buổi tối hôm đó để thực thi theo kế hoạch của anh ấy vậy mà anh ấy đang nói gì vậy.

Tôi đã lắng nghe và cố gắng đưa ra một vài giải pháp nhưng thực sự không thể hiểu được anh ấy có ý gì. Điều đó khiến tôi bối rối và cảm thấy kiệt quệ. Khi hướng nội, tôi thấy sự bất bình của anh ấy thật sự có liên quan đến một vấn đề khác. Tôi phát hiện ra rằng mình đã không chú tâm đến một số khó khăn nhất định mà anh ấy đã nêu ra và đó có thể là vấn đề. Ngày hôm sau, tôi đã xin lỗi anh ấy về sự hiểu lầm của mình. Tôi thừa nhận rằng mình đã quá xét nét, không chu đáo và không đủ từ bi đối với anh ấy.

Mặc dù chúng tôi không đưa ra được quyết định cuối cùng về việc xử lý việc đó thế nào và trong tôi đã dấy lên sự lo lắng về khả năng phối hợp giữa chúng tôi nhưng tôi đã quyết định buông bỏ tâm truy cầu hoà hợp hay an toàn của mình. Tôi quyết định tin vào anh ấy và để anh ấy thoải mái, tin vào bản thân và chủ yếu là tin vào Sư phụ đồng thời để thuận theo tự nhiên.

Thêm vào đó, một học viên khác mà đồng ý mang hoa sen đến buổi sự kiện đã không liên hệ với tôi đúng hẹn. Tôi đã phải cố gắng để tìm được một vài bông hoa sen khi tôi đến nhóm học Pháp lớn hàng tuần nhưng tôi đã quên mất chúng trên đường lái xe về nhà.

Tôi đã dốc hết sức mình cho sự kiện giảng chân tướng, mặc dù tôi đã chuẩn bị thật kỹ càng bằng cách học Pháp, luyện công và phát chính niệm. Tôi đã thông báo về buổi tối hôm đó bằng mọi phương thức có thể nhưng tôi e rằng mọi người sẽ không đến vì vậy tôi đã cố gắng mời gọi họ trong tâm mình. Tôi đã nói với họ trong tâm rằng: “Chúng ta đến từ những nơi rất xa chỉ để chờ đợi đến thời khắc này. Xin đừng để lỡ mất cơ hội. Xin hãy đến đây.”

Chỉ có 16 người có mặt và một nửa trong số đó là gia đình của tôi. Ngay trước khi buổi tối bắt đầu, người học viên đó đã đến và tôi có thể cảm nhận được trường năng lượng thật tuyệt vời của anh ấy, thư thái và mạnh mẽ. Anh ấy mỉm cười và ôm một túi giấy lớn chứa đầy những bông hoa sen tuyệt đẹp, một món quà mà người học viên đó dành tặng cho tôi.

Tôi không biết sự kiện đó diễn ra như thế nào theo cái nhìn của những người khác nhưng tôi cảm thấy một sự hoà ái, ấm ấp và hào hứng đang tuôn chảy giữa hai chúng tôi với nhóm nhỏ khán thính giả. Tôi hành xử một cách tự tin, trôi chảy và chúng tôi phối hợp với nhau một cách tự nhiên, nhịp nhàng như một chỉnh thể. Mặc dù tôi đã không thể hiện được hết sức mình trong khi trình bày các vấn đề nhưng có điều gì đó rất mạnh mẽ đã kết nối chúng tôi với khán giả. Qua buổi thuyết trình tối nay, việc gia đình tôi có thể hiểu được Đại Pháp từ một góc độ khác cũng rất quan trọng đối với tôi.

Sau sự kiện này, tôi nghĩ rằng có lẽ tôi đã quá chấp trước vào việc đưa những người có quan hệ nhân duyên đến và có thể điều đó đã ngăn trở họ tới. Tôi rất mừng cho tất cả những ai đã đến tham dự và cảm thấy tiếc cho những người mà không đến. Một đồng tu rất thân thiết đã giúp tôi sáng tỏ bằng một câu nói: “Bạn thậm chí còn không biết ai là người có quan hệ nhân duyên với bạn. Gia đình bạn có những người rất đặc biệt ở trong đó và có lẽ là hết thảy mọi thứ đều không liên quan gì tới những người mà đã hiểu được Đại Pháp vào ngày hôm đó. Đó có thể là một sự đột phá của chính bạn và cùng với bạn, vô lượng chúng sinh cũng đang trải qua sự đột phá giống như vậy.”

Một bước đột phá khác

Một sự việc khác xảy ra trong công việc với nhóm tổ chức Pháp hội này đã cho tôi một bài học về chỉnh thể. Mối quan hệ giữa tôi với một đồng tu tràn đầy sự oán hận, hiểu lầm và thiếu hoà hợp. Sự việc này diễn ra trong mỗi cuộc đối thoại giữa chúng tôi. Điều này tạo nên rất nhiều khó khăn cho tôi và rồi cuối cùng cô ấy đã nói với tôi rằng: “Tôi không hiểu tại sao việc trao đổi với bạn lại khó khăn đối với tôi đến như vậy. Chắc là tôi nên hướng nội.” Tôi cảm thấy hết sức ngạc nhiên! Điều này thật giống với những gì mà người học viên cùng hợp tác với tôi vào buổi tối ở khu định cư đã nói với tôi khi chúng tôi có sự thiếu hoà hợp trong giao tiếp.

Sau khi thanh minh với cô ấy, tôi bắt đầu hướng nội và nhận thấy rằng điều gì đã xảy ra. Tôi đã gọi cho cô ấy, xin lỗi về sự thiếu kiên nhẫn của mình và chia sẻ với cô ấy: “Bạn biết không, mình đã tìm ra căn nguyên của vấn đề rồi. Mình đã đo lường những người khác bằng chính thước đo mà mình dùng để đo lường bản thân mình. Mình đòi hỏi người khác đúng như mình đòi hỏi chính mình và đó là điều hoàn toàn sai. Mỗi người khác nhau có thể ngộ khác nhau, tiến độ khác nhau, tính cách khác nhau và mình muốn họ phải đáp lại theo những cách cụ thể mà phù hợp với mình…Điều đó thật sự đang đi ngược lại với quy luật của vũ trụ.”

Qua cuộc nói chuyện đó, mối quan hệ của chúng tôi đã trở nên hoà hợp hơn và chúng tôi đã phối hợp với nhau rất tốt.

Tôi nhận ra rằng là một chỉnh thể chúng ta phải có khả năng thích ứng, hỗ trợ và bổ sung cho nhau. Nó còn hàm chứa cả sự hoà hợp với nhu cầu và khả năng của những người khác thay vì trở nên tức giận với những thiếu sót của họ. Dù thế nào, chúng ta cũng nên trân quý bản thân mình và cả những người khác nữa.

Chỉnh thể

Một buổi sáng, trong khi học Pháp, tôi đã hiểu được điều mà Thích Ca Mâu Ni đã giác ngộ:

“Mỗi lần đề cao [lên] một tầng, [Ông] lại phát hiện Pháp Ông giảng trước đó về nhận thức đều là rất thấp. Ông cũng phát hiện rằng Pháp của mỗi một tầng là thể hiện của Pháp tại mỗi một tầng đó; mỗi một tầng đều có Pháp, nhưng đó không phải là chân lý tuyệt đối của vũ trụ.” (Chuyển Pháp Luân)

Một lần tôi chia sẻ thể ngộ của mình trên hệ thống mail của một học viên và đã bị phản ứng từ các học viên khác. Tôi nghĩ rằng có thể mình sẽ nhận phải một số phản ứng gay gắt nhưng dù thế nào tôi vẫn viết ra suy nghĩ của mình bởi việc thể hiện ra nhận thức đặc biệt này rất quan trọng đối với tôi. Tôi rất vui vì mình đã biết chấp nhận phản ứng từ những người khác. Tôi xem xét kỹ hơn những gì những học viên đó viết. Một số điều mà mọi người viết đã giúp tôi đề cao và khai thị cho tôi để tôi hiểu được rằng để có thể chạm vào tâm khảm của mọi người và truyền cảm hứng cho họ thì tôi thậm chí cần phải đề cao nhanh chóng hơn nữa. Trong một vài lời phản ứng, tôi đã thấy biểu hiện của những thiếu sót của người đưa ra ý kiến phản hồi. Tôi nhìn vào những biểu hiện đó và can đảm tìm ra dấu vết của những thiếu sót đó ở chính mình. Do vậy, tôi đã phát hiện ra tâm tranh đấu ẩn sâu trong tôi, lấy những thiếu sót của người khác để đe dọa hay công kích cá nhân và không đủ từ bi để trợ giúp những người khác.

Đáp lại thể ngộ của người khác bằng việc phủ nhận hay chỉ trích không bắt nguồn từ việc tu Chân-Thiện-Nhẫn.

Không có gì là lạ khi tôi cứ liên tục gặp phải những lời nhận xét này qua những phản ứng rất giống nhau của các học viên khác. Tôi quyết tâm nỗ lực hơn nữa để tu Thiện và Nhẫn.

Điều thú vị là bản ngã hay sự ích kỷ không nhất thiết biểu hiện ở hành vi ngạo mạn hay ích kỷ, nhiều khi nó chỉ là một loại cơ chế bảo vệ. Tính ngạo mạn có thể biểu hiện ở người không biết lắng nghe hay thấu hiểu người khác, nhu cầu, nỗi đau của họ hay khả năng chấp nhận điều gì đó. Sự ích kỷ cũng có thể ẩn dấu đằng sau nỗi đau khổ của cá nhân. Tuy nhiên, cái đẹp bắt đầu triển hiện khi bạn thật sự thấu hiểu được người khác và rồi Đại Pháp sẽ hướng ta đến một sự hoà hợp hay bao dung một cách tự nhiên. Tôi nhận ra rằng một người nên chủ động, dù cho gặp phải các phản ứng từ bên ngoài, ngày càng tương trợ các học viên khác hơn, vị tha, nhiệt tình và hăng hái. Tôi đã quyết định hành theo nhận thức này.

Tôi cũng nhận ra rằng bất cứ khi nào tôi đề cao tầng thứ hay trong nhận thức của tôi có bước đột phá, những suy nghĩ và thể ngộ trước đó của tôi đã hoàn toàn khác hẳn bởi vì Pháp có nội hàm khác nhau ở các tầng thứ khác nhau. Ví dụ: giữ tâm thái thật mềm dẻo và nhẹ nhàng; không ngừng hòa với trí huệ của Đại Pháp; không khăng khăng bảo vệ cách làm của chính mình (trái lại, giờ đây tôi có thể đồng ý với cách làm hoàn toàn trái ngược)- đó thực sự là sự đề cao tầng thứ.

Trải nghiệm này giống hệt của Thích Ca Mâu Ni:

“Mỗi lần đề cao [lên] một tầng, [Ông] lại phát hiện Pháp Ông giảng trước đó về nhận thức đều là rất thấp.”(Chuyển Pháp Luân)

Quả là một tâm thái khiêm nhường!

Tôi cho rằng nếu chúng ta có thể gạt sang một bên mọi suy nghĩ mà chúng ta có trước đây, trân quý bản thân mình và các đồng tu, dựa trên trí huệ của Đại Pháp thay vì các phương thức của người thường thì chúng ta cũng sẽ đưa được Thần Vận đến Israel.

Cảm ơn mọi người đã ở bên tôi, giúp tôi nhận ra và thức tỉnh tôi ngay cả khi việc đó có chút đau đớn.
Con xin tạ ơn Sư phụ!
(Chia sẻ tại Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm tu luyện Pháp Luân Đại Pháp tại Israel)


Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2016/1/19/154869.html

Đăng ngày 28-2-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share