Kính chào Sư phụ tôn kính, xin chào các bạn đồng tu!

Năm nay là năm tu luyện thứ 2 của tôi, ở lần Pháp hội này tôi hy vọng có thể cùng các đồng tu giao lưu một chút về thể hội trong việc giảng chân tướng.

Trong một đoạn thời gian sau tháng 7 năm 2015 tôi đã không chủ động bước ra giảng chân tướng. Mặc dù cũng có tham dự các hạng mục khác, nhưng trong tâm vẫn luôn cảm thấy rằng còn thiếu gì đó, đồng thời bản thân dần dần trở nên có chút tiêu trầm, hay khó chịu không vui, trong thâm tâm, tôi dường như biết rằng việc này có liên quan đến việc lâu nay tôi chưa giảng chân tướng cứu người. Cuối cùng vài tháng sau, tôi lại bước ra lần nữa, chủ động giảng chân tướng, cứu chúng sinh.

Lần đầu tiên sau khi lại bước ra, tôi học Pháp, phát chính niệm một cách rất cẩn thận trước khi đi giảng chân tướng. Trên đường đi tôi liên lục gia trì chính niệm cho bản thân, tự nhủ rằng: “Tôi là đi cứu người”. Khi trong tâm cảm thấy áp lực, tôi liền nghĩ: “Người tu luyện không có kẻ địch, tôi là vì muốn tốt cho chúng sinh”. Lần đó, tôi đến Ngưu Xa Thuỷ, bước ra khỏi nhà ga mới phát hiện rằng hóa ra ở đó có nhiều đồng tu giảng chân tướng đến thế! Hiện giờ nghĩ lại, tình cảnh hôm đó đã cho tôi một sự động viên rất lớn. Lúc đó các đồng tu ở Ngưu Xa Thuỷ rất đông, nhưng người Trung Quốc còn đông hơn nhiều. Nhiều người Trung Quốc như vậy, tôi nên bắt đầu từ đâu đây? Tôi thấy một người trẻ tuổi ngồi trên bậc thềm, thế là tôi đến ngồi bên cạnh anh ta nói chuyện, giống như là đang tán gẫu vậy. Tôi cảm thấy dùng phương thức này giúp tôi có được một trạng thái khá thoải mái, cũng khiến đối phương cảm thấy thoải mái, thân thiết. Thỉnh thoảng trong khi giảng chân tướng, tôi đề cập đến văn hóa truyền thống Trung Quốc. Hôm ấy người đó hỏi tôi về chuyện liên quan đến Trung Quốc, đại ý là bạn nhìn nhận về Trung Quốc như thế nào, bạn có thích Trung Quốc không? Tôi đáp lại rằng tôi rất thích Trung Quốc, rất thích văn hóa xán lạn của nó, đồng thời lấy ví dụ về một số trang phục cổ (như Đường phục, Hán phục), ẩm thực, nhà cửa (như kiến trúc cổ đại Trung Quốc), hành vi, thậm chí cả những thú vui giải trí của người Trung Quốc cổ đại như hí khúc, bây giờ đều đã trở thành di sản văn hóa hoặc bảo vật về nghệ thuật, tiếp theo là chuyển trọng tâm câu chuyện sang việc Đảng Cộng sản bức hại nghiêm trọng kiến trúc, văn hóa của người Trung Quốc ra sao. Lúc đó những gì tôi nói thì anh ta rất tán đồng, nhưng khi nói đến việc tam thoái thì anh ta lại bị bạn gọi đi mất. Hiện giờ nghĩ lại, hôm đó khi nói chuyện với anh ta thì tôi xúc tiến chủ đề quá chậm, chưa nắm vững thời cơ. Lần đó tôi không khuyên tam thoái được người nào. Nhưng mà không sao, tôi tự nhủ rằng bản thân mình nên nghiêm chỉnh đối đãi từng chúng sinh, cho dù chỉ giảng cho một người, minh bạch chút nào chắc chút đó.

Lần thứ hai bước ra, tôi thực sự chỉ giảng chân tướng cho một người. Đó là một người trung niên, cụ thể giảng những gì thì tôi không nhớ rõ lắm, nhưng dường như nói đến rất nhiều vấn đề. Có thể là vì chịu ảnh hưởng của văn hóa Đảng, nên nhiều người Trung Quốc tôi gặp nói chuyện rất thiếu logic. Có lúc họ nói ra một quan điểm, khi tôi chỉ ra chỗ sơ hở trong quan điểm của họ thì họ lại lập tức đưa ra một quan điểm không liên quan đến quan điểm nói đến trước đó. Cứ như vậy hôm đó tôi và người trung niên kia nói chuyện đến gần 2 giờ đồng hồ. Cuối cùng khi khuyên tam thoái cho anh ta, anh ta nói đã thoái từ lâu rồi. Trong khi nói chuyện tôi phát hiện ra rằng ngay cả chân tướng về vụ tự thiêu anh ta cũng không biết. Hôm đó anh ta còn nói: “Trước đây những gì tôi thấy được đều là những người tập Pháp Luân Công lớn tuổi bước ra làm những việc này, lần đầu tiên tôi thấy một người trẻ tuổi như cô cũng làm những việc này, tôi cảm thấy bất ngờ.” Tôi nói với anh ta rằng có rất nhiều người trẻ tuổi cũng luyện Pháp Luân Công, cũng làm những việc giống như tôi. Sau trải nghiệm của ngày hôm đó tôi gặt hái được ba điều: Thứ nhất, giảng chân tướng cần nghiêm chỉnh và làm có trách nhiệm, ít nhất chân tướng cơ bản về Đại Pháp nên để cho chúng sinh minh bạch. Thứ hai, tôi muốn động viên nhiều đồng tu trẻ bước ra giảng chân tướng hơn nữa, như vậy có thể tạo được một sự xung kích nhất định đối với cách nhìn về Đại Pháp của những chúng sinh đang bị những lời lừa dối đầu độc, thúc đẩy họ phải suy ngẫm. Thứ ba là tôi bắt đầu nghĩ về ý nghĩ “cho dù chỉ giảng một điều, minh bạch được chút nào chắc chút đó” là chính xác hay không. Dù sao thì cũng có nhiều chúng sinh đang đợi nghe chân tướng, cũng nên suy nghĩ đến vấn đề hiệu quả.

Lần thứ ba, tôi nghĩ là Sư phụ động viên tôi, giúp tôi khuyên thoái được một người. Cũng có thể là người đó bản tính thiện lương, chịu độc hại không sâu, tôi giảng gì anh ta đều nghe đó, thoái rất thuận lợi. Đồng thời, hôm đó tôi cũng muốn nghe xem đồng tu giảng chân tướng thế nào, thế là khi một đồng tu giảng chân tướng thì tôi đứng bên cạnh nghe chị ấy giảng chân tướng còn mình thì phát chính niệm. Tôi phát hiện đồng tu giảng chân tướng thực sự rất có kinh nghiệm, ngôn ngữ hòa ái tiếp cận với đại chúng, nhưng tôi cũng ý thức được một điểm: Tôi không thể làm theo cách đồng tu giảng chân tướng thế nào tôi giảng như thế. Bởi vì đồng tu là dùng thói quen ngôn ngữ của chị ấy để nói ra, mà tôi có đặc điểm thói quen ngôn ngữ của tôi. Tôi thể ngộ được rằng tôi nên bước thành con đường của mình.

Dưới đây là một số cách giảng chân tướng và cách nghĩ của tôi, có cơ hội xin các đồng tu bổ sung, hoàn thiện.

Sư phụ giảng: “Con người ngày nay rất khó cứu, chư vị cần phù hợp trạng thái của họ thì họ mới muốn nghe, chư vị phải nói thuận theo cái tâm của họ thì họ mới muốn nghe. Nghĩa là chư vị cứu họ mà còn phải có điều kiện cho cứu độ.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Quốc tế New York 2004) Làm sao để thuận theo cái tâm của chúng sinh mà giảng đây? Lý giải của tôi là con người trên thế gian đều thích cảm thấy rằng người khác tôn trọng mình, do vậy trong quá trình giảng chân tướng tôi cũng chú ý đến điểm này, cân nhắc đến cái tâm tự tôn của đối phương. Các cách làm cụ thể bao gồm:

1. Ngôn ngữ thân thiết

Hiện giờ khi giảng chân tướng, tôi thường dùng từ “chúng ta”, hoặc là thông tục hơn một chút “chúng mình”. Như vậy tôi cảm thấy rằng có hai chỗ tốt: Một là có thể thu hẹp khoảng cách nói chuyện giữa hai bên, tăng thêm cảm giác thân thiết; hai là có thể đưa đối phương vào trong ngữ cảnh. Nếu như có lúc cần dùng đến xưng hô ngôi thứ hai tôi dùng từ xưng hô một cách trang trọng thay vì dùng từ thông tục, như vậy có thể khiến đối phương cảm thấy được tôn trọng.

2. Bắt đầu biết suy nghĩ cho đối phương

Tôi cảm thấy rằng đối với người Trung Quốc (nhất là đối với những người có tâm tranh đấu mạnh) thì nếu trực tiếp rút ra một kết luận, họ có thể không muốn tiếp thu, bởi vì họ sẽ cảm thấy rằng quan điểm của bản thân bị phủ định. Thông thường tôi sẽ sử dụng một số câu hỏi. Ví dụ như khi đề cập đến việc gia nhập đảng đoàn đội ở Trung Quốc, tôi sẽ nói: “Chúng ta quan tâm đến cha mẹ anh em, nhưng chúng ta cũng chưa từng phát ra bất kể lời thề nào là phải cống hiến hết toàn bộ sinh mệnh của mình cho họ đúng không? Vậy vì sao chúng ta lại phát lời thệ nguyện cống hiến hết sinh mệnh của mình cho Đảng Cộng sản?” Khi đề cập đến việc trong lịch sử Đảng Cộng sản bức hại rất nhiều người Trung Quốc, tôi sẽ nói: “Bạn thử nghĩ xem, trong lịch sử Đảng Cộng sản đã giết hại bao nhiêu người đúng không?” thông thường họ đều sẽ suy nghĩ một chút rồi gật gật đầu. Tôi cho rằng dùng những câu đơn giản như vậy thì sẽ khiến đối phương tự suy nghĩ một chút, mà không phải là tôi giúp họ đặt kết luận, là một loại phương thức mà khiến đối phương dễ tiếp thu giao lưu hơn, hơn nữa người có giáo dục càng cao thì càng cần một quá trình tự bản thân mình xem xét như vậy. Trong khi giao lưu thì tôn trọng suy nghĩ của đối phương, tôn trọng quan điểm của đối phương, nhưng không đồng nghĩa với việc đồng ý hoàn toàn với quan điểm của đối phương.

3. Không tranh chấp

Có lúc đối phương cho rằng tôi nói Đảng Cộng sản không tốt thì tương đương với đang nói Trung Quốc không tốt, mà họ là người Trung Quốc thì sẽ cảm thấy rằng liên quan đến mình, cho rằng điều tôi nói khiến họ cảm thấy mất mặt lắm, nên khởi tâm tranh đấu. Dưới hình thức tư duy như vậy, có lúc đối phương nói lời càng ngày càng lớn, xem ra càng nói càng tức giận. Lúc đó, tôi cắt lời họ, nói với họ rằng: “Bạn xem sao mà bạn càng nói càng lớn tiếng, càng nói càng kích động như vậy?” Thông thường người ta đều thích được công nhận rằng bản thân có lý trí, do vậy tôi nói như thế thì họ cũng sẽ ngại ngùng mà nói: “Đâu có”, sau đó ngữ khí lại trở thành hòa ái hơn.

4. Không kích động

Khi giảng chân tướng cho chúng sinh người Trung Quốc, lúc bắt đầu nói chuyện tôi sẽ chú ý đến phương thức biểu đạt, không ngay lập tức làm cho họ bị kích thích quá lớn. Ví dụ khi đưa Cửu Bình cho họ, tôi không nói: “Đây là cuốn sách vạch trần Đảng Cộng sản”, mà nói: “Đây là giảng lịch sử Trung Quốc cận đại cuối cùng đã thực sự diễn ra như thế nào, là lịch sử mà ở trong nước thì không thấy được.”

5. Kiên trì

Có lúc đối phương nhìn bề ngoài thì rất khó khuyên thoái, lúc này tôi rất muốn bỏ cuộc. Nhưng có hai trải nghiệm khiến tôi có các cách nghĩ khác nhau:

Một lần tôi đưa cho một người trẻ tuổi một tờ báo, anh ta không muốn lấy, trông nét mặt cũng không có biểu cảm gì. Tôi hỏi anh ta: “Anh không muốn xem cái này sao?” Anh ta nói: “Không thích.” Như vậy thì tôi không biết triển khai đối thoại như thế nào. Sau đó tôi nghĩ ít nhất nên nói chân tướng Đại Pháp cho anh ta, thế là tôi hỏi anh ta: “Anh có biết chân tướng Pháp Luân Công không?” Anh ta nói: “Không biết”. Như vậy tôi bèn giảng cho anh ta các chân tướng cơ bản về Đại Pháp, sau đó khuyên anh ta thoái. Anh ta thoái xong lại còn chủ động hỏi xin tôi tờ báo. Khi tạm biệt anh ta tôi nói: “Chúc anh công việc thuận lợi”, anh ta trở nên rất vui vẻ.

Có một lần, tôi giảng rất lâu cho một người, nhưng anh ta rất cố chấp vào quan niệm của bản thân mình. Tôi nghĩ tôi còn phải tìm người khác để giảng, thế là nói với anh ta: “Chúng ta có ý kiến khác nhau, cứ nói như vậy đến lúc trời sáng cũng không có kết quả gì. Chẳng bằng chúng ta nói đến đây thôi.” Sau đó tôi đi tìm người có duyên khác để giảng chân tướng. Khi tôi đang giảng chân tướng cho hai người, không ngờ anh ta tiến lại gần, tuy nhiên lại nói ra toàn những quan điểm do văn hóa đảng rót vào, âm thanh lại rất lớn. May là trong hai người kia có một người đã thoái rồi, khá là minh bạch, thế là nói với anh ta: “Anh tránh ra đi, chúng tôi muốn nghe cô ấy nói, không muốn nghe anh nói”. Như vậy anh ta có lẽ cảm thấy vô vị nên đã rời đi. Hai người đó sau này có việc phải đi. Khi tôi đang ngồi trên bồn hoa muốn nghỉ ngơi một chút thì tôi phát hiện anh ta lại ngồi bên cạnh tôi. Tôi nói: “Anh vì sao lại đi theo tôi? Vừa rồi anh can nhiễu việc tôi giảng chân tướng.” Anh ta ái ngại nói: “Tôi chẳng có việc gì nên quay lại ngồi một chút”. Tôi bắt đầu tiếp tục giảng cho anh ta, đề cập đến việc thời Đại Cách mạng văn hoá có rất nhiều cảnh sát theo Đảng Cộng sản làm cách mạng văn hóa xong liền bị xử tử. Anh ta nói: “Họ chính là vật hy sinh của chính trị”. Tôi bảo anh ta: “Do vậy chúng ta cần biết chân tướng, liễu giải được tình huống chân thực mới có thể có được những phán đoán lý trí. Hôm nay nói với anh những việc này cũng hy vọng anh không nên vì bị những lời lừa dối che đậy mà trở thành vật hy sinh trong vận động chính trị.” Cuối cùng anh ta nói: “Cô nói cũng có đạo lý.” Sau đó anh ấy đã thoái khỏi tổ chức của tà đảng.

Từ hai lần trải nghiệm này, tôi ý thức được rằng khi giảng chân tướng có lẽ kiên trì thêm một chút thì có thể cứu một người. Còn có điều nữa là trong đầu cần mang theo ít quan niệm và các cách nhìn nhận cố định về một việc. Những gì như là “anh ta sẽ dễ thoái”, “anh ta không dễ thoái”, theo lý giải của tôi những điều này đều là quan niệm.

Trên đây đều là nói về các vấn đề kỹ xảo, mà cơ sở tu luyện đối với kỹ xảo thì nên được coi trọng hơn. Tôi nghe nói có đồng tu cao tuổi không cần nói nhiều, chỉ dựa vào thiện tâm cũng có thể khuyên tam thoái rất nhiều người. Đem ra so sánh thì tôi vẫn còn kém rất nhiều. Tôi có lúc học Pháp không nhiều, chính niệm không mạnh, chủ ý thức cũng trở nên khá yếu, lời nói ra không có sức mạnh. Năm mới sắp đến, tôi hy vọng năm mới tu luyện có thể tiến thêm một bước. Nói một cách cụ thể, thì bao gồm có thể tĩnh tâm học Pháp nhiều hơn, sáng sớm có thể kiên trì dạy luyện công, vứt bỏ tâm danh lợi, tâm tranh đấu, tâm hiển thị, từ đó có thể có nhiều trí huệ hơn, đi cứu nhiều người hơn. Nếu như có cơ hội, cũng hy vọng các đồng tu có kinh nghiệm có thể vui lòng chỉ bảo, cho tôi cùng đi giảng chân tướng.

Thể hội của cá nhân, do tầng thứ có hạn, có chỗ không phải xin các đồng tu từ bi chỉ rõ.

Con xin cảm tạ Sư tôn!

Cảm ơn các đồng tu!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/1/18/322246.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/1/20/154878.html

Đăng ngày 09-02-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share