Bài viết của phóng viên Minh Huệ từ tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc
[MINH HUỆ 08-08-2014] Đây là phần 2 trong báo cáo của bà Lý Ngọc Thư về sự ngược đãi tàn bạo mà bà đã phải chịu đựng trong nhà tù nữ Hắc Long Giang vì tu luyện Pháp Luân Công. Trong phần đầu, bà Lý nhớ lại việc bị bức thực mà bà đã phải chịu trong suốt 10 năm tuyệt thực để phản đối việc ngược đãi các học viên Pháp Luân Công ở trong tù.
Dưới đây, bà Lý thuật lại các hình thức tra tấn mà bà phải chịu đựng trong tù từ năm 2005 đến lúc được thả ra vào năm 2014.
Tra tấn trong xà lim ẩm thấp và lạnh lẽo (Tháng 02 năm 2005)
Vào tháng 02 năm 2005, Yến Ngọc Hoa – đội trưởng khu số 9, đã đến xà lim của tôi. Cô ta nói: “Tết đã cận kề. Nếu bà vẫn tiếp tục tuyệt thực, chúng tôi sẽ đưa bà đến các xà lim nhỏ hơn. Bà có một ngày để suy nghĩ về điều này.” Ngày hôm sau, họ đã thực hiện lời de dọa của mình.
Có 5 “xà lim nhỏ”, mỗi cái giam giữ vài học viên. Chúng rất lạnh và ẩm ướt. Các máy sưởi duy nhất chỉ có ở hành lang, nước của hệ thống lò sưởi bị rò rỉ chảy xuống từ trần khiến sàn bị ngập. Thậm chí giường và chăn đắp cũng bị ướt.
Các học viên ở xà lim số 3 đã đọc các bài giảng của Sư phụ Lý Hồng Chí cho tôi. Vì tôi bị biệt giam trong một thời gian dài, nên có thể học Pháp là một cơ hội quý giá. Tuy nhiên, các lính canh đã chuyển tôi đến xà lim số 1, nơi mà tôi không thể nghe các học viên đó đọc Pháp. Khi tôi bắt đầu đọc to các bài thơ Hồng Ngâm của Sư phụ Lý Hồng Chí, các tù nhân được phân công theo dõi đã cố gắng ngăn tôi lại. Họ đã đóng cửa xà lim của tôi.
Xà lim này là một phòng tra tấn được trang bị rất nhiều còng trên sàn nhà. Tay và chân của tôi đã bị còng đến nỗi tôi chỉ có thể ngồi uốn về phía trước và không thể di chuyển. Tôi phải chịu đựng tư thế đau đớn này khoảng một thời gian dài, mà mỗi giây phút trôi đi một cách chậm chạp. Các lính canh vẫn không thả tôi khỏi tư thế này dù đến đêm, và mỗi sáng việc đầu tiên của họ là xem tôi đã chết chưa.
Tôi đã bị tra tấn trong xà lim nhỏ khoảng 40 ngày.
Dùng gia đình để gây áp lực (Tháng 03 năm 2005)
Vào ngày 14 tháng 03 năm 2005, các lính canh và tù nhân đưa tôi đến một tòa nhà trống, ở đó bốn tù nhân được giao nhiệm vụ giám sát tôi. Trong tòa nhà này, mỗi tầng sẽ chỉ giữ một vài người, các cửa ra vào và cửa sổ được che kín bằng giấy. Không ai được phép vào tòa nhà. Các tù nhân bị biệt giam và không được phép liên lạc với nhau.
Các quan chức nhà tù đã gọi anh trai tôi đến. Họ ép anh ký vào giấy miễn trách nhiệm cho nhà tù trong trường hợp tôi chết. Anh ấy đã từ chối. Các lính canh cũng cố gắng làm các hồ sơ và video giả mạo. Trong trường hợp tôi bị giết trong khi bức thực hoặc các rắc rối liên quan, họ sẽ sử dụng các tài liệu giả mạo để đổ lỗi cho tôi. Tôi đã từ chối hợp tác với họ trong việc làm các hồ sơ đó.
Một vài ngày sau, các nhân viên nhà tù đã đưa chồng và con trai tôi đến với mong muốn rằng họ có thể nói chuyện để tôi từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công. Tôi đã giải thích cho họ lý do mà tôi tuyệt thực. Họ hiểu và không gây áp lực cho tôi. Tôi mừng vì họ nhận thức được.
Ngày 13 tháng 04 năm 2005, tù nhân Thương Hiểu Mai nói với tôi rằng: “Bà phải hợp tác với chúng tôi. Nếu bà chết trong khi bức thực, nó sẽ được xem là do bà từ chối hợp tác.” Tất nhiên, tôi đã từ chối yêu cầu này, thay vào đó tôi viết một bức thư nói rằng nếu tôi chết vì bức thực, đó là do sự ngược đãi dã man của họ.
Các hình thức tra tấn khác trong khi bức thực (2005-2006)
Vào ngày 02 tháng 06 năm 2005, Triệu Tuệ Hoa, phó viện trưởng bệnh viện nhà tù đã chứng kiến sự tra tấn tàn bạo trong khi tôi bị bức thực nhưng không làm gì. Vương Tân Hoa đã cố gắng dùng đũa để đè lưỡi tôi xuống và mạnh đến nỗi làm gãy cả đũa. Sau đó cô ta sử dụng các mẩu nhọn ở đầu gãy để đâm vào lưỡi tôi. Máu chảy đầm đìa trên mặt đất. Vương đã dùng giấy vệ sinh để lau máu chảy ra.
Ngày hôm sau, lưỡi và miệng tôi đau nhói. Tuy nhiên, họ vẫn tiếp tục bức thực tôi. Nó đau đớn đến nỗi tôi không thể phản kháng lại việc ngược đãi liên tiếp. Vài năm sau khi nhớ lại cảnh tượng đó, ngay cả Thương Hiểu và các tù nhân tham gia vào việc ngược đãi tôi cũng đã thừa nhận rằng: “Đó là một trận chiến sinh tử.”
Thực sự là một phép lạ khi mà tôi vẫn sống sót sau những ngược đãi của các tù nhân bị xúi giục bởi các quan chức nhà tù của chế độ Trung Cộng. Thật là một phép lạ chỉ nhờ niềm tin kiên định của tôi vào Pháp Luân Công.
Trong thời gian đó, các tù nhân đã giảm tần suất bức thực tôi. Cứ hai hoặc ba ngày, họ sẽ chỉ bức thực tôi bằng một ít đồ ăn lỏng. Thương Hiểu Mai thỉnh thoảng còn thể hiện sự lo lắng về việc sống sót của tôi. Cô ta đã kiểm tra huyết áp tôi, nó chỉ được 50-60 mmHg.
Họ thậm chí không thể làm xét nghiệm máu vì huyết áp ở tĩnh mạch máu của tôi không đủ. Thương nói với tôi: “Bà không thể qua được lần này đâu.” Khăng khăng rằng tôi tiếp nhận không đủ thức ăn lỏng, Vương Tân Hoa sai lầm cho tôi bí mật uống nước để duy trì sự sống. Khi đó, cân nặng của tôi chỉ còn gần 30 kg. Tuy nhiên, sự tra tấn chưa bao giờ ngừng lại.
Năm 2012, số lần họ bức thực tôi lại giảm trong khoảng một tháng. Các ngày khác thì tù nhân nói với lính canh bức thực tôi bằng một chút đồ ăn. Tuy nhiên, tôi vẫn từ chối đầu hàng và thường hô to: “Pháp Luân Đại Pháp hảo!”
Tẩy não, cấm ngủ và lạm dụng tra tấn (Đầu năm 2006)
Một ngày, Triệu Anh Linh, viện trưởng bệnh viện nhà tù, đã bảo Tương Thục Phân đọc cho tôi tuyên truyền phỉ báng Pháp Luân Công. Tôi đã từ chối nghe và thay vào đó đọc nhẩm các bài thơ trong Hồng Ngâm. Tương đã lao ra. Sau đó các nhân viên đã đưa Vương Tân Hoa và các tù nhân khác đến để tẩy não tôi.
Họ mở băng hình vu khống Pháp Luân Công và nhà sáng lập. Để buộc tôi xem, họ đã trói hai tay tôi vào lưng ghế. Chiếc TV chỉ cách tôi chưa đầy nửa mét và được mở với âm lượng to hết mức. Trong một tháng, tôi đã bị bắt phải xem băng hình đó từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối.
Sau đó, bắt đầu một chu trình ngược đãi leo thang.
Trở về từ văn phòng của lính canh, các tù nhân đã nói với tôi: “Bà phải ăn và mặc đồng phục. Bà phải từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công và tuân theo mệnh lệnh của các lính canh. Nếu không bà sẽ không được phép ngủ.”
Vào ngày thứ 3 không được ngủ, tôi liên tục ngã xuống đất khi đang ngồi trên một cái ghế nhỏ. Vương Tân Hoa đã phun nước lạnh vào mặt tôi để giữ cho tôi tỉnh táo. Quần áo tôi hoàn toàn ướt sũng. Vào ngày thứ tư, Tiếu Lâm – một đội trưởng từ phòng 610 đến. Khi tôi nói với ông ta về việc bị cấm ngủ, ông ta đã chửi rủa tôi và giục các tù nhân tiếp tục.
Tái hiện tra tấn: Kéo tách tay và chân của nạn nhân
Tái hiện tra tấn: Kéo căng chân tay của nạn nhân
Vương Tân Hoa cũng dùng băng ống để bọc quanh thân thể tôi và nhấc tay chân tôi khỏi chạm đất. Tôi cảm thấy ngạt thở và bàn tay tôi chuyển màu tím ngắt. Một đêm, Vương đã bảo Đơn Ngọc Cần trói tôi vào chiếc TV để nếu tôi ngã thì TV sẽ đè lên người tôi.
Tương Thục Phân đã giục tôi: “Bà chỉ cần ký tên và đồng ý với những điều kiện này. Ngay sau khi ký xong bà sẽ được đi ngủ.”
Vào đêm thứ sáu, Vương đã mắng nhiếc Tương và thúc giục cô ta tấn công tôi. Tức giận, Tương đã tát vào mặt tôi hàng chục lần và kéo tai tôi. Sau đó Vương cũng tham gia và dùng hết sức tát vào bên trái mặt tôi. Tôi cảm thấy như xương gò má của mình đã bị gãy. Những người khác nói với tôi rằng khuôn mặt của tôi đã bị biến dạng. Tôi nhìn vào trong gương, và thực sự là bên mặt phải và trái của tôi không cân nhau.
Tại thời điểm đó, tôi đã không được ngủ sáu đêm.
Vào ngày 02 tháng 06 năm 2006, Tương và Vương buộc tôi ngồi vào một chiếc ghế để nghe những tài liệu tuyên truyền của họ. Tôi đã từ chối ngồi hoặc nghe.
Ngày 28 tháng 06 năm 2006, tôi bị biệt giam lần thứ tư.
Bị đánh gần chết (Cuối năm 2006)
Là một học viên Đại Pháp, tôi vẫn kiên trì luyện các bài công pháp. Viên An Phân, một trong hai tù nhân được phân công giám sát tôi, đã đề nghị với trưởng khu Vu Anh Dân chỉ định thêm nhiều tù nhân để ép tôi phải tuân thủ. Vu đã dẫn Vương Tân Hoa tới.
Khi tôi phát chính niệm, Vương đã đẩy tôi xuống và tát mạnh vào mặt tôi. Tôi đã hô lớn: “Pháp Luân Đại Pháp hảo!” Vương tiếp tục đánh tôi trong khi yêu cầu tôi ngừng hô. Khi hai cánh tay đã mỏi, cô ta lại bắt đầu đánh vào mặt và đầu tôi bằng 1 cái móc quần áo cho đến lúc nó gẫy.
Việc đánh đập kéo dài 1 giờ. Tôi cảm thấy như tất cả xương của mình đều bị gãy. Sự đau đớn này thật khó chịu đựng. Viên đã quay lại phòng và tham gia cùng Vương. Cả hai tiếp tục đánh tôi cho đến khi tôi ngất đi.
Đêm đó, tôi đau đầu và rơi vào trạng thái nửa tỉnh nửa mê. Mãi cho đến khi trời sáng, khi vào nhà vệ sinh, tôi mới thấy phân trong quần của mình. Khuôn mặt tôi đẫm máu và biến dạng trông thật khủng khiếp.
Vương đã làm tất cả mọi thứ có thể để ngăn người khác thấy các vết thương của tôi. Cô ta giám sát tôi một cách nghiêm ngặt, ngay cả các lính canh cũng không được phép vào, để không ai biết rằng tôi bị bất tỉnh và đang trên bờ vực của cái chết.
Tôi vẫn tiếp tục hô. Khi Viên không ở đó, Vương đã bẻ gập tay và chân của tôi đến cực điểm để bắt tôi hứa sẽ không nói cho người khác về việc cô ta đánh đập tôi. Tôi nói rõ ràng với cô ta rằng tôi sẽ không im lặng.
Một hôm, cô ta nắm tay tôi và đe dọa: “Bà có muốn nói với những người khác việc tôi đánh bà không? Nếu bà làm vậy, tôi sẽ bẻ gãy tay và chân của bà ngay bây giờ!” Cô ta cũng giữ tôi lộn ngược để làm nhục tôi. Một buổi tối mùa đông, Vương kéo tôi vào nhà vệ sinh và mở cửa sổ để cho gió lạnh thổi vào người tôi. Khi tôi nhẩm các bài giảng Pháp, Vương và Viên đã giữ và nhét khăn vào miệng tôi.
Vào tháng 07, viện trưởng và các lính canh phụ trách bức hại các học viên Pháp Luân Công trong bệnh viện đã đến xà lim của tôi. Khi nhìn thấy các vết thương trên khắp khuôn mặt tôi, họ chửi rủa tôi cứng đầu khi kiên định tu luyện Pháp Luân Công và không tuân lệnh nhà tù, không kể bất kỳ biện pháp cực đoan nào mà họ đã dùng. Triệu đánh vào mặt tôi bằng một quyển sách và hét lên: “Tất cả chúng tôi đang hưởng thụ cuộc sống, còn bà thì đang đau khổ. Việc chúng tôi bức thực bà chỉ khiến bà đau khổ mà thôi…”
Tăng cường đánh đập (2007-2012)
Vào tháng 08 năm 2007, các lính canh đưa đai trói cho các tù nhân Thái Lâm và Viên An Phân. Bất cứ khi nào tôi luyện công, Viên sẽ dùng đai trói để buộc tôi lại. Vì tôi quá hốc hác, một tù nhân tên là Tu Thục Phân đã phải đục thêm lỗ ở các dây đai để buộc tôi.
Vào ngày 09 tháng 08, tôi bị đưa đến Đội 13 trong khu bệnh viện. Tôi tiếp tục luyện công và phát chính niệm. Thái Lâm đã ngồi lên người tôi. Tôi không thể thở dưới sức nặng gần 90 kg của cô ta. Sau đó Thái bắt đầu đánh tôi một cách dã man.
Ngay cả một số tù nhân cũng nghĩ rằng làm như vậy là quá tàn ác và cố nói chuyện với Thái để xin cô ta ngừng lại. Bỏ qua những lời cầu xin của họ, Thái túm lấy tôi và ném tôi xuống đất. Các cục u mới xuất hiện trên đầu của tôi và các vết bầm tím mới cũng xuất hiện trên cơ thể tôi trước khi các vết thương cũ biến mất.
Ghi chú của Ban biên tập: Bà Lý đã tuyệt thực trong suốt những năm này. Dưới đây là các bài viết chi tiết trường hợp của bà từ năm 2007 đến 2011:
Bài viết cho những năm 2007-2009:
Bà Lý Ngọc Thư bị tra tấn tàn bạo tại Nhà tù nữ Hắc Long Giang
Bài viết cho những năm 2010-2011:
Bà Lý Ngọc Thư bị tù nhân đánh đập dã man tại Nhà tù nữ Hắc Long Giang
Bài viết cho năm 2011
Bà Lý Ngọc Thư bị tra tấn hàng ngày trong Nhà tù nữ Hắc Long Giang (Ảnh)
Vào tháng 03 năm 2012, tôi bị đưa đến khu bệnh viện, nơi mà trưởng khu Triệu Hiểu Phàm đã ra lệnh cho các tù nhân mặc đồng phục tù nhân cho tôi và trói tôi lại.
Vào ngày 11 tháng 07, Bạch Anh, một trưởng khu khác, đã đưa vào xà lim của tôi một nhóm côn đồ. Họ lục lọi đồ đạc của tôi và lấy đi các bài giảng của nhà sáng lập Pháp Luân Công. Họ viết chữ “tội phạm” lên áo của tôi và ra lệnh rằng các học viên Pháp Luân Công không được phép cùng sử dụng nhà vệ sinh.
Các tù nhân khác cũng phải sử dụng nhà vệ sinh vào những thời gian được quy định. Về cơ bản, các quy tắc của khu “Chuyển hóa chuyên sâu” được áp dụng cho toàn bệnh viện.
Tôi bất chấp những hạn chế này bằng cách gặp các học viên khác trong nhà vệ sinh. Những lần khác, tôi đã trực tiếp đến xà lim của họ. Các tù nhân thường kéo tôi ra. Khi các lính canh đến trực vụ mỗi ngày, tôi đều hô to: “Pháp Luân Đại Pháp hảo!”
Một ngày, Bạch Anh gọi Triệu Lệ Na, trưởng nhóm tù nhân đến văn phòng của cô ta và mắng: “Nếu tôi còn nghe thấy Lý Ngọc Thư hô và nhìn thấy các bài giảng Pháp Luân Công, mọi người trong nhóm tù nhân sẽ bị cắt giảm thưởng của mình.”
Khi Triệu truyền xuống mệnh lệnh của Bạch, các tù nhân khác đã phát điên. Họ đã lục lọi hết tất cả đồ dùng cá nhân và xé chăn của tôi. Họ viết từ “tội phạm” lên các vật dụng cá nhân trước khi đè tôi xuống đất, dán băng kín miệng và dẫm đạp lên tôi. Triệu đã quấn băng quanh thân thể tôi và nhấc tôi ra khỏi sàn nhà.
Tôi chọn lúc điểm danh đêm hôm đó để thể hiện sự phản kháng với đợt bức hại mới. Việc điểm danh hàng đêm được thực hiện bởi Trịnh Kiệt, trưởng bộ phận nội vụ nhà tù. Các tù nhân đều bị Trịnh điểm danh. Có người bị mắng chỉ đơn giản vì trả lời không đủ to.
Tôi đã hô: “Pháp Luân Đại Pháp hảo!” Lo lắng động chạm lính canh, những người khác đã xông vào đánh tôi. Thiệu Trung Nhiên và Triệu Lệ Na đã tát tôi mạnh nhất có thể trong khi đè tôi trên giường.
Không cho gia đình vào thăm vì từ chối mặc đồng phục (2012)
Vào tháng 03 năm 2012, đội trưởng Triệu Hiểu Phàm đã ra lệnh cho các tù nhân mặc đồng phục tù nhân lên người tôi và trói tôi bằng băng keo.
Giám đốc nhà tù Bạch Anh Hiền đã đến kiểm tra phòng giam 310. Trong quá trình kiểm tra, Lý Vinh Lợi đã tát vào mặt tôi. Sau đó hàng chục tù nhân lao vào để mặc đồng phục lên người tôi. Tôi chống lại và ngã khỏi giường. Cao Phúc Diễm đã dẫm, vặn và kẹp chân tôi, giật tóc và đập đầu tôi vào thành giường.
Điều này diễn ra trong vài tháng. Vì tôi từ chối mặc đồng phục nên gia đình tôi không được phép vào thăm tôi. Một số họ hàng của tôi đã ở tuổi 70-80 và phải đi hàng trăm dặm đường để đến nhà tù, nhưng chưa bao giờ được gặp tôi trong suốt 12 năm đó.
Hô lớn: “Pháp Luân Đại Pháp hảo!” trong khi bị biệt giam (2013)
Vào tháng 08 năm 2013, tôi đã bị biệt giam lần thứ 7 vì thường xuyên hô “Pháp Luân Đại Pháp hảo!” Ba nhân viên đã đưa tôi đến khu vực nội trú của bệnh viện nhà tù, ở đó có một vài học viên đã bị giam giữ hơn một năm. Khi đến đó, chăn của tôi đã rách nát còn quần áo cũng không có. Hách Đan Quân, một tù nhân được phân công theo dõi tôi, đã chửi rủa và tát tôi một cách không thương tiếc.
Hách và những tù nhân khác cũng cấm tôi sử dụng nhà vệ sinh. Để chống lại sự ngược đãi này, tôi thường hô lên: “Xây dựng những xà lim nhỏ và bức hại người tốt là phi pháp!”
Tôi yêu cầu được gặp thanh tra viên chịu trách nhiệm trong nhà tù để vạch trần hành động vi phạm pháp pháp luật này. Tù nhân Vương Vi Khí đã đổ nước lên khắp người tôi và tát tôi bằng tất cả sức lực mà cô ta có. Tôi vẫn tiếp tục hô và cô ta không dừng đánh tôi cho đến khi đã kiệt sức.
Giám đốc nhà tù và các nhân viên cấp cao đã đến thăm khu bệnh viện. Vì tôi hô to phơi bày những việc làm phi pháp của họ nên các lính canh không muốn giữ tôi ở đó quá lâu. Một ngày, họ đã đưa tôi đến tổ 11.
Khi tôi nhìn thấy các học viên Pháp Luân Công khác ở đó và nói một vài lời với họ, một lính canh họ Vương đã lập tức lệnh cho các tù nhân kéo tôi đi. Khi họ đập đầu tôi xuống nền nhà, tôi bắt đầu chảy máu. Tôi đã được đưa đến khu bệnh viện và phải khâu năm mũi.
Thả ra (2014)
Ngày 18 tháng 05 năm 2014, ngày tôi được thả, nhưng các lính canh vẫn bức thực tôi. Một tuần sau, một nửa người tôi trở nên tê liệt, và nửa dưới mặt cũng thế. Tôi không thể nhìn hay nghe một cách rõ ràng và cả người tôi sưng lên. Tôi không thể làm các việc cơ bản như mặc quần áo và leo lên giường mà không có sự trợ giúp.
Gia đình và bạn vè tôi nghi ngờ rằng những đồ được dùng để bức thực tôi có chứa các loại thuốc gây hại.
Các bài liên quan:
Đợt bức thực cuối cùng tại nhà tù nữ Hắc Long Giang (Ảnh)
Đối mặt với sự bức hại tàn bạo và việc người thân trong gia đình qua đời
Bà Lý Ngọc Thư bị tra tấn hàng ngày trong Nhà tù nữ Hắc Long Giang (Ảnh)
Bà Lý Ngọc Thư bị tra tấn tàn bạo tại Nhà tù nữ Hắc Long Giang
Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2014/8/8/十二年冤狱-一个个生与死的瞬间-295740.html
Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2014/10/5/146251.html
Đăng ngày 19-11-2014. Bản dịch là từ bản tiếng Hán, có bổ sung phần giới thiệu từ bản tiếng Anh. Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.