Bài của phóng viên Minh Huệ tại Liêu Ninh, Trung Quốc
[MINH HUỆ 16-10-2014] Một người phụ nữ Đại Liên và gia đình của cô đã biết được rằng việc kháng nghị bản án bất hợp pháp của họ đã bị từ chối và [bản án] thậm chí đã khép lại trước khi phán quyết ban đầu được chính thức công bố. Họ đã choáng váng khi phát hiện ra sự vi phạm trắng trợn [của tòa án] trong quá trình kháng nghị.
Vào ngày 26 tháng 08 năm 2014, thẩm phán khu Sa Hà Khẩu là Lý Biên Cương đã ký vào bản án kỳ hạn 6 năm, nhưng đến tận ngày 02 tháng 09 năm 2014, ông ta mới thông báo cho cô Mã Đông Mai và gia đình của cô biết. Điều kỳ lạ là, vị thẩm phán của tòa án Trung thẩm Đại Liên là Hà Vân Ba đã ban hành quyết định giữ nguyên bản án và khép lại quá trình kháng nghị của cô Mã ngay từ ngày 23 tháng 07 năm 2014.
Cô Mã Đông Mai
Việc không nhất quán trong chuỗi các sự kiện đã khiến cô Mã và gia đình của cô choáng váng. Chỉ có duy nhất một lời giải thích mà họ có thể nghĩ ra được đó là hai tòa án đơn giản chỉ hành động một cách qua loa, và không bao giờ có ý định cho phép cô tìm kiếm công lý thông qua việc kháng nghị .
Cô Mã không phải là người dân địa phương duy nhất bị kết án vì niềm tin của mình vào Pháp Luân Công và bị từ chối [khi kháng án].
Thẩm phán Hà Vân Ba cũng đã từ chối việc kháng nghị của ít nhất 11 học viên khác, bao gồm Hàn Học Minh (3 năm tù), Mã Ái Binh (3 năm), Tần Ngọc Lan (3,5 năm), Hác Dược Sơn (4 năm), Vương Đức Phát (5 năm), Khúc Tân (6 năm), Xà Việt (6 năm), Mã Đông Mai (6 năm), Hạ Nguyên Tân (7 năm), Trương Hiểu Lệ (7,5 năm) và Mã Thụy Điền (8,5 năm). Thẩm phán Hà luôn ký quyết định giữ nguyên phán quyết về thời gian xử phạt đối với bất kỳ học viên Pháp Luân Công nào.
Thông tin về việc kháng án và xét xử của cô Mã
Cô Mã đã bị bắt tại nhà vào ngày 31 tháng 08 năm 2013 và bị xét xử ngày 27 tháng 05 năm 2014. Tại phiên tòa, chỉ có cô là nhân chứng cho chính mình, cô nói trước tòa rằng không có gì là sai khi phân phát các tài liệu phơi bày cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Thẩm phán huyện Sa Hà là Lý Biên Cương đã hoãn lại phiên tòa mà không hề đưa ra bất cứ một phán quyết nào cả.
Ngày 02 tháng 09 năm 2014, gia đình cô Mã đã nhận được một cú điện thoại gọi đến từ tòa án Trung thẩm Đại Liên, báo cho họ biết về về bản án 6 năm tù giam của cô. Luật sư của cô Mã cho biết, cũng đến ngày hôm đó cô Mã mới biết về số phận của mình.
Cô nhanh chóng đệ đơn kháng cáo lên Tòa án Trung thẩm Đại Liên. Một tháng trôi qua không hề có một bất cứ một phản ứng nào đến từ tòa án cấp cao hơn này, gia đình cô đã tiến hành điều tra và đã bị sốc khi biết rằng việc kháng nghị của cô đã khép lại mà họ không hề hay biết gì cả.
Ngày 26 tháng 08 năm 2014, thẩm phán Lý Biên Cương đã ký bản phán quyết (Văn bản số 00341), nhưng [ngay từ] 23 tháng 07 năm 2014, vị thẩm phán ở Đại Liên là Hà Vân Ba thuộc tòa án Trung thẩm Đại Liên đã ra quyết định giữ nguyên bản phán quyết ban đầu (Văn bản số 00127).
Vì muốn làm rõ sự không nhất quán trong các ngày ra phán quyết của hai tòa án, gia đình của cô Mã đã gọi cho thẩm phán và ép ông ta trả lời. Trong suốt cuộc nói chuyện điện qua thoại, thẩm phán này đã chối rằng [ông ta] không liên quan gì cả: “Mã Đông Mai là ai? Tôi chưa bao giờ nghe nói về cô ấy! ”
Gia đình cô Mã đã giải thích rằng: “Mã Đông Mai là một học viên Pháp Luân Công. Ông đang phụ trách trường hợp của cô ấy! “Ông ta đã hét lên: “Tôi không bao giờ quan tâm tới trường hợp của cô ta cả! Tôi đã phụ trách một phụ nữ khác có họ giống thế thôi.” Sau đó, ông ta đã đột ngột dập máy.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/10/16/299056.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/10/24/146542.html
Đăng ngày 13-11-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.