Bài viết của Thủ Chính

[MINH HUỆ 13-09-2022] ‘Đức tin’hay ‘tín ngưỡng’ có lịch sử lâu đời, đóng một vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt tinh thần và cơ sở đạo đức cho mọi người thuộc mọi tầng lớp xã hội, từ đó định hình nền văn hóa của xã hội ngày nay.

Từ ‘Tín ngưỡng’ xuất phát từ tiếng Phạn, chủ yếu được dùng trong phạm trù tôn giáo. Ở phương Đông, từ ‘tín ngưỡng’ xuất hiện sớm nhất trong Kinh Hoa Nghiêm của Phật giáo: “Hết thảy tiên nhân đều [tu] hạnh thù thắng, người và Trời các loài đều tín ngưỡng, pháp tu khổ hạnh khó hành như vậy, Bồ Tát tùy ứng tất làm được” (tạm dịch). “Tín ngưỡng” cũng là “ngưỡng tín”, là “sự kính ngưỡng không chút nghi hoặc đối với tam bảo Phật, Pháp, Tăng”, cũng là “sự kiên tín và sùng kính đối với tam bảo Phật, Pháp, Tăng”.

Ở phương Tây, ‘tín ngưỡng’ thường được giới học giả coi là trạng thái của con người khi hoàn toàn tin và dựa vào các sự vật siêu tự nhiên (như Thần, Thượng đế). Bởi vậy, tín ngưỡng thường xuất hiện khi luận bàn về các vấn đề tôn giáo.

Thánh Thomas Aquinas (1125 – 1274), nhà thần học và triết học phái kinh viện người Ý thời Trung Cổ, từng viết: “Tín ngưỡng là một phẩm chất, bởi nó là đức hạnh, là hạnh ngộ… Tín ngưỡng là một tập quán về tinh thần khiến sinh mệnh vĩnh hằng khởi nguồn trong ta, một trạng thái khiến kẻ tài trí tin vào những điều chưa thấy rõ.”

Ông William James (1842-1910), được mệnh danh là cha đẻ ngành tâm lý học của Mỹ, cho rằng tín ngưỡng là một bộ phận của xã hội. Ông viết trong “Ý chí để tin” (The Will to Believe, 1896)“Bất kỳ loại tổ chức xã hội, dù lớn hay nhỏ, đều tự hình thành bởi mỗi thành viên đều thực hiện nghĩa vụ của mình với niềm tin rằng những thành viên khác sẽ cùng thực hiện như họ. Khi nhiều cá nhân độc lập phối hợp để đạt được kết quả mong muốn, thì sự tồn tại thực tại của kết quả đó là hệ quả thuần túy của đức tin ban đầu giữa những người có liên quan trực tiếp.”Như vậy, tín ngưỡng sinh ra là do ý chí của nhân loại, dưới tác dụng của ý chí, người ta có thể thông qua hành động mà liễu giải sự thực, nhưng để nhận thức được đối tượng mà họ tín ngưỡng thì trước hết họ phải tin vào sự tồn tại của đối tượng đó, đồng thời tín ngưỡng cũng là một loại khởi nguồn của tri thức.

Hai loại tín ngưỡng nói trên đều thuộc về tín ngưỡng tôn giáo, đều là sự ngưỡng vọng đối với những sinh mệnh có năng lực siêu việt nhân loại. Mục đích của tín ngưỡng tôn giáo là mưu cầu hạnh phúc vượt khỏi thế gian con người, nhưng nếu vậy thì làm sao trong mấy chục năm ngắn ngủi của đời người có thể sống được huy hoàng và có ý nghĩa? 2.000 năm trước, ở phương Đông cũng như phương Tây đã đồng thời xuất hiện rất nhiều bậc hiền triết cùng các học thuyết: từ “Vô vi mà trị” của Lão Tử, “Tinh thần Nho gia” của Khổng Tử, “Kiêm ái, phi công” (thương yêu, không công kích) của Mặc Tử, cho đến các học thuyết thời Bách Gia Tranh Minh đều mang lại cho các sỹ tử thời cổ đại rất nhiều lựa chọn về chỗ dựa tinh thần. Những học thuyết này khiến đời người không chìm trong mê mang, khiến người trẻ tuổi muốn trở thành quân tử có mục tiêu và chuẩn tắc về quy phạm hành vi, đồng thời cũng khởi tác dụng ước thúc không để những thứ phụ diện trong nhân tính tùy ý bộc phát. Đây chính là tín ngưỡng truyền thống của Trung Hoa, bên cạnh các tín ngưỡng tôn giáo.

Vai trò của tín ngưỡng trong các nền văn hóa

Như nói bên trên, Trung Quốc cổ đại dưới ảnh hưởng của tín ngưỡng truyền thống “Thiên nhân hợp nhất”, đã xuất hiện Lão Tử, Khổng Tử đại biểu cho thể hệ tín ngưỡng truyền thống phương Đông. Những tín ngưỡng truyền thống này không chỉ cắm rễ ở Trung Quốc, mà còn lan rộng ra thế giới. Năm 1987, khi thời báo New York Times bình chọn mười tác gia lớn nhất từ xưa đến nay, tác gia Lão Tử của Trung Quốc đứng đầu. Bộ ngũ thiên ngôn (5.000 chữ) “Đạo Đức Kinh” của Lão Tử đã trải qua mấy nghìn năm nhưng vẫn có sức ảnh hưởng đến tư duy và nhận thức của nhân loại. Ngay từ thế kỷ 16, Đạo Đức Kinh đã được truyền vào Đức và có ảnh hưởng rất sâu rộng. Kể từ bản dịch tiếng Đức đầu tiên vào năm 1870, đến nay đã có tới 102 bản dịch tiếng Đức của Đạo Đức Kinh, các nghiên cứu về tư tưởng Lão Tử cũng lên 700 công trình. Trước Thế Chiến II, ở Đức, cứ bốn gia đình lại có một gia đình có một cuốn Đạo Đức Kinh. Ngay nhà triết học nổi tiếng người Đức Friedrich Hegel (1770 – 1831) cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi Lão Tử.

Gottfried Wilhelm Leibniz (1646 – 1716), nhà bác học người Đức, người khám phá ra phép vi phân, tích phân độc lập với Isaac Newton, rất quan tâm đến văn hóa Trung Quốc. Khi thấy bản dịch tiếng La-tinh của Hà Đồ và Lạc Thư, ông đã vô cùng kinh ngạc mà thốt lên rằng đó là bí ẩn lớn nhất của vũ trụ. Sau đó, dựa vào thái cực âm dương bát quái trong Kinh Dịch của Phục Hy, ông đã đưa ra “Phép Biện chứng” của phương Tây và phát minh ra hệ số nhị phân được sử dụng trong hệ thống máy tính ngày nay.

Mấy trăm năm qua, ở phương Tây đã có đến gần 500 bản dịch của cuốn Đạo Đức Kinh, thuộc 17 ngôn ngữ ở châu Âu. Trong các danh tác văn hóa thế giới được dịch ra tiếng nước ngoài và phát hành lượng lớn, Thánh Kinh là cuốn đứng đầu, Đạo Đức Kinh đứng thứ hai, qua đó có thể thấy phương Tây cũng đón nhận tư tưởng của Lão Tử lớn thế nào.

Từ xưa đến nay, những câu hỏi được coi là thuộc phạm trù triết học như “Ta là ai? Ta từ đâu tới? Ta sẽ đi về đâu?” vẫn là câu hỏi muôn thuở của nhân loại. Người đặt ra những câu hỏi này sớm nhất là nhà tư tưởng, triết học vĩ đại Plato của Hy Lạp. Nhưng phàm là nhân loại có thể suy nghĩ bình thường, sẽ đều suy nghĩ vấn đề vĩnh hằng này trong cái lý của hỷ nộ ai lạc, bi hoan ly hợp nơi thế gian con người. Từ cổ chí kim, từ Tây phương đến Đông phương, tất cả những người có hiểu biết, có tư tưởng, cho dù nơi thế tục hay trong tôn giáo đều không lúc nào ngừng suy nghĩ và tìm hiểu mục đích nhân sinh rốt cuộc là để đạt được điều gì.

Những người bước vào tôn giáo, trong chính giáo đã tìm thấy đáp án của mình, đó là: Ta đến từ vũ trụ, ta ở kiếp này là thể đối ứng với nghiệp lực và phúc báo của đời trước, ta phải siêu thoát khỏi bể khổ luân hồi của con người, quay về thế giới hạnh phúc vĩnh hằng ở bờ bên kia (cõi Bỉ Ngạn). Tuy rằng tín đồ trong các chính giáo khác nhau tuân theo các pháp lý và giáo nghĩa khác nhau, nhưng miễn là chính giáo thì sẽ mang lại mục tiêu và đáp án minh xác cho người tìm cầu trong nhân thế, đồng thời ước thúc hành vi của họ, khiến họ tu tâm hướng thiện, từ đó mang lại cho họ những giáo nghĩa để làm chỗ dựa tinh thần, khiến họ sinh lòng thành kính, kiên tín đối với những giáo nghĩa đó.

Tín ngưỡng dưới thời chủ nghĩa cộng sản

Theo thống kê về số người có tín ngưỡng tôn giáo toàn cầu được công bố năm 2018, cả thế giới có khoảng 2,3 tỷ tín đồ Cơ Đốc giáo, chiếm khoảng 32% dân số thế giới; người có tín ngưỡng Phật giáo là 400 triệu người, chiếm 7% dân số thế giới, tin vào Phật giáo. Dữ liệu cập nhật năm 2022 cho thấy thế giới chỉ có 1,2 tỷ người vô thần, còn lại 80% dân số thế giới có tín ngưỡng; trong đó số người theo Cơ Đốc, Phật giáo, Do Thái giáo, Đạo giáo và một số chính giáo khác chiếm gần 50%. Ngày càng có nhiều người tìm thấy lời giải về mục đích của đời người qua tín ngưỡng của họ.

Số liệu cũng cho thấy số người có tín ngưỡng tôn giáo của Trung Quốc, một quốc gia cộng sản, chỉ chiếm 7% dân số, đứng cuối bảng xếp hạng toàn cầu. Nhà triết học người Đức Arthur Schopenhauer viết: “Trước hết, con người không ai hạnh phúc, nhưng ai cũng cố gắng cả đời để đạt được điều được cho là hạnh phúc, mà hạnh phúc đó lại rất khó đạt được, dù có đạt được thì cũng sẽ lại không biết thỏa mãn.”Thoát khỏi thống khổ và tìm cầu thứ được coi là hạnh phúc đã trở thành cái gọi là “tín ngưỡng” của rất nhiều người Trung Quốc hiện nay. Cái gì có thể mang đến hạnh phúc tức thời thì “tín ngưỡng” cái đó; học thức, tiền bạc, địa vị, sắc đẹp cũng không ngoại lệ. Những cái gọi là “tín ngưỡng” hiện thực tức thời này có thể thay đổi bất cứ lúc nào, bởi nó chỉ dựa trên một xuất phát điểm duy nhất, đó là thỏa mãn dục vọng cá nhân. Cái gì có thể thỏa mãn dục vọng cá nhân liền “tín ngưỡng” cái đó. Thứ niềm tin truy cầu hưởng thụ lạc thú trước mắt theo thuyết vô thần này không phải là phạm trù tín ngưỡng mà chúng ta bàn đến.

Tiếp nối truyền thống

Dù là loại tín ngưỡng nào tin vào Thần như đề cập bên trên, thì cơ điểm đều là lấy thiện đãi người, tìm cầu sự giải thoát vĩnh hằng. Trung Quốc có đến 93% dân số là vô thần, nhưng trong 7% số người tin Thần, có một quần thể người tín ngưỡng Thần Phật, tín ngưỡng Chân-Thiện-Nhẫn, chiểu theo yêu cầu của nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, Sư phụ Lý Hồng Chí, mà tu thành bậc vô tư vô ngã, tiên tha hậu ngã (nghĩ cho người khác trước rồi mới đến mình). Nhóm người có tín ngưỡng này thuộc mọi giai tầng, mọi ngành nghề, bất kể ở đâu, tiếp xúc với kiểu người nào trong xã hội, đều có thể tận lực yêu cầu bản thân tuân theo Chân-Thiện-Nhẫn trong từng ý nghĩ, hành động, đâu đâu cũng trở thành tấm gương đạo đức nơi thế gian con người. Điều đáng quý hơn nữa là họ mặc dù đang trong cuộc bức hại nghiêm trọng, mà có thể quên đi sinh tử của bản thân, buông bỏ công việc tốt, cuộc sống gia đình thoải mái, địa vị xã hội tôn quý, mà bôn ba khắp chốn, từ làng quê đến thành phố, không đâu không tới truyền chân tướng Pháp Luân Đại Pháp, truyền phúc âm cứu mệnh khi kiếp nạn thời mạt thế tới. Bởi vì họ là những người tín phụng và thực hành theo Chân-Thiện-Nhẫn.

Tín ngưỡng là một loại lực lượng vĩ đại. Antoine Augustin Cournot, nhà triết học, toán học và kinh tế học người Pháp từng nói, “Đức tin có sức mạnh to lớn, nó có thể khơi dậy sự cao quý và vĩ đại của tâm hồn. Chỉ có giữ tâm thành kính mới có thể chống trụ được trong những tình huống cam go nhất. Trước những trở ngại lớn, cũng chỉ có thành kính mới giúp ta đạt được thắng lợi.”

Trong loạt bài “Kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới” năm nay, có bài miêu tả về quá trình Pháp Luân Đại Pháp cải biến một phụ nữ ngỗ ngược và một người vợ quá quắt thành một người luôn quan tâm đến người khác. Vì tấm lòng nhân ái của cô với tất cả mọi người, những người quanh cô như người thân, đồng nghiệp và hàng xóm đã vô cùng cảm động trước những thay đổi ở cô. Cháu gái của cô đã nói với chồng mình, “Em rất tự hào vì dì của em là một học viên Pháp Luân Công. Dì ấy đối xử tốt với tất cả mọi người. Học viên Pháp Luân Công là những người tốt nhất”.

Điều đó giải thích tại sao các học viên Pháp Luân Công vẫn kiên định với đức tin của họ cho dù bị ĐCSTQ bức hại tàn bạo trong 23 năm qua. Rốt cuộc, thế giới của chúng ta cần Chân-Thiện-Nhẫn.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả.Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/9/13/449512.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/10/19/204372.html

Đăng ngày 24-10-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share