Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc
[MINH HUỆ 06-09-2022] Sau khi đọc bài chia sẻ “Một số suy nghĩ về trạng thái tu luyện của phần lớn đệ tử Đại Pháp”, tôi nghĩ, đồng tu chủ yếu nói về tình trạng phần lớn đệ tử Đại Pháp chưa đạt tiêu chuẩn trong tu luyện và chưa làm tốt ba việc, nhất là phát chính niệm, vì thế chúng ta chưa cứu được nhiều người và cuộc bức hại ở Trung Quốc vẫn còn nghiêm trọng.
Còn vấn đề thế nào là trạng thái tu luyện chân chính cũng chưa được đề cập cụ thể. Dưới đây, tôi xin được bổ sung một chút. Dựa vào những gì bản thân tôi thấy được ở những đồng tu tôi từng tiếp xúc trong nhiều năm qua, tôi muốn cùng giao lưu với các đồng tu những vấn đề tồn tại phổ biến trong tu luyện, vấn đề đưa ra chỉ nhằm vào sự việc chứ không nhằm vào người nào. Chỉ là mong mọi người đều có thể tu lên cao. Nếu chúng ta không đạt tiêu chuẩn thì cũng không thể viên mãn, như vậy sẽ không chỉ là tiếc nuối mà còn là sự thống hận thâm sâu.
1. Phóng túng bản thân, lẫn lộn với người thường
Từ khi cuộc bức hại bắt đầu vào năm 1999, đệ tử Đại Pháp chúng ta đã toàn diện tiến nhập vào hình thức tu luyện Chính Pháp, đệ tử Đại Pháp toàn thế giới đều toàn diện tập trung duy hộ Đại Pháp, phản bức hại và cứu độ chúng sinh.
Nhưng trọng yếu nhất là tu luyện lại không coi trọng lắm, có lúc thậm chí còn quên rằng chúng ta là người tu luyện, đặc biệt trong tu luyện cá nhân tiêu chuẩn tốt xấu cũng không có nữa; trong tu luyện tâm tính, đây là điều người tu luyện tất phải làm thì dường như không coi trọng nữa, mà cho rằng chỉ cần trên bề mặt là đang học Pháp, giảng chân tướng, phát chính niệm thì chính là đệ tử Đại Pháp rồi.
Nhưng thực tế là, học Pháp chạy theo hình thức; giảng chân tướng giảng cũng không được minh bạch bởi chính bản thân cũng không minh mạch; phát chính niệm thì bản thân cũng không biết niệm của bản thân phát ra có phải là chính niệm (niệm của Thần) hay không nữa.
Nếu như trạng thái tu luyện của đệ tử Đại Pháp đều như vậy, lại muốn viên mãn, thì làm sao có thể chứ? Đều không đạt được tiêu chuẩn viên mãn!
2. Học Pháp chạy theo hình thức, ngôn hành đều như người thường
Vấn đề lớn nhất chính là học Pháp mà không hiểu Pháp. Tuy rằng rất nhiều đồng tu đều học Pháp hàng ngày, hơn nữa còn học Pháp tập thể nhưng đại đa số đều là lướt qua, xem ai đọc sai, đọc thiếu chữ. Học Pháp xong, thì những chuyện nói đến chính là chuyện nhà bạn, chuyện nhà tôi, chuyện của đồng tu này, chuyện của đồng tu kia, đều là dùng quan niệm và phương thức giải quyết vấn đề của người thường để giúp mọi người giải quyết những quan nạn gặp phải.
Rất ít được giống như trước năm 1999, khi chưa có bức hại, các đồng tu học Pháp xong đều trao đổi về sự thăng hoa trong Pháp lý, đối với Pháp có nhận thức gì mới, làm thế nào để đối mặt với quan gia đình hay kiên định chính niệm vượt quan nghiệp bệnh thế nào, v.v., đều giao lưu về vấn đề tâm tính.
Các đệ tử Đại Pháp ở Trung Quốc đại lục trong trường bức hại cực kỳ tà ác này, đương nhiên vấn đề trao đổi là làm thế nào để phản bức hại, làm thế nào để không bị tà ác bức hại. Nhiều năm phản bức hại như vậy cũng tổng kết ra rất nhiều kinh nghiệm. Ví như rất nhiều đồng tu đều nói khi ở trong Pháp thì sẽ không bị bức hại, bèn học Pháp thật nhiều, học thuộc Pháp; phát chính niệm có thể thanh trừ tà ác, bèn phát chính niệm nhiều hơn, thế nhưng khi phát chính niệm thì trong đầu nghĩ là những gì đây: “khiến người nào đó bức hại để tử Đại Pháp mau chết, chết ngay đi; khiến bệnh của ai đó mau khỏi, nhanh chóng thanh trừ can nhiễu đối với ai đó…” Còn nhiều ví dụ buồn cười hơn nữa.
Tôi đã từng trao đổi với rất nhiều đồng tu, hỏi họ rằng các bạn mỗi ngày sau khi học Chuyển Pháp Luân xong có đọc giảng Pháp ở các nơi nữa không? Rất nhiều đồng tu đều nói mỗi ngày có thể đảm bảo đọc được một bài giảng là tốt lắm rồi, còn có bao nhiêu việc cần làm, còn nghĩ cách giải cứu đồng tu này, trợ giúp đồng tu kia, mỗi ngày một bài giảng cũng rất khó bảo trì tĩnh tâm học Pháp.
Tôi lại hỏi “Tinh Tấn Yếu Chỉ” mọi người có học không? Rất nhiều đồng tu đều nói chỉ những kinh văn ngắn mới đây họ mới đọc một hai lượt bởi vì không có chỗ cất giữ. Còn có rất nhiều đồng tu tu rất khổ, mãi vẫn vướng ở một quan nạn không bước vượt ra được, ví như quan nghiệp bệnh mấy năm mãi không qua, đau đớn khôn thấu liền đi viện, uống thuốc, làm giải phẫu. Bạn hỏi họ sao không xem bản thân là người tu luyện chứ? Phải học Pháp thật nhiều vào, họ nói tôi hàng ngày đều học Pháp, những cũng không ngộ ra được điều gì mới; không đọc được sách, tôi lại nghe Pháp, mà vẫn đau như vậy, chịu không nổi nên chỉ có đi bệnh viện. Cá biệt có tình huống vượt quan không được liền đi bệnh viện giải quyết giống như người thường thì cũng không thành vấn đề lắm, nhưng học Pháp không đắc Pháp, rất nhiều quan đều không qua được thì lại là vấn đề lớn.
Tôi khuyên các đồng tu, nếu muốn có thể chân chính từ Pháp mà thăng hoa lên, chân chính có thể nhận thức Pháp một cách lý tính, thì các bạn hãy tĩnh tâm xuống đọc mười lần cuốn “Tinh Tấn Yếu Chỉ”. Sư phụ đã chỉ bảo tận nơi, một lần nữa bảo các đệ tử phải học Pháp thật nhiều, học Pháp thật tốt, học hiểu Pháp, nhưng chúng ta thì sao? Học Pháp lướt qua, bởi vì tâm sợ hãi không dám cất giữ kinh văn mới, mượn đủ các loại các dạng lý do để không học Pháp tốt. Kết quả chính là lúc vượt quan nạn không có chính niệm, không vượt quan được, tâm tính không đề cao lên được, rồi lại trách sao Sư phụ không quản.
3. Căn bản không hiểu “hướng nội tìm” là thế nào
Còn có một vấn đề lớn vô cùng phổ biến chính là vấn đề hướng nội tìm ở bản thân. Hướng nội tìm ấy chỉ là một danh từ, nhưng thực tế thế nào là hướng nội tìm thì lại không biết. Nói là hướng nội tìm, kết quả đều là hướng ngoại tìm nguyên nhân ở bên ngoài.
Một vấn đề nữa là, căn bản không biết nhân tâm, chấp trước, quan niệm của bản thân là gì, nên hướng nội tìm kia chỉ có thể là một danh từ trống rỗng.
Lấy một ví dụ: có một đồng tu tới nhà tôi, bởi vì cô ấy bị kết án phi pháp chín năm. Vì chúng tôi đã nhiều năm không gặp nhau, cô ấy rất nhiệt tình chia sẻ với tôi. Tôi nghe cô ấy nói cái này cái kia, đều là chuyện của người khác. Tôi liền nói với cô ấy, chị ở bên ngoài đã nhiều năm rồi, bây giờ nên ở nhà học Pháp một cách thiết thực, tu tốt bản thân, đề cao tâm tính bản thân nhiều hơn nữa. Kỳ thực mỗi đồng tu đều có Pháp thân của Sư phụ quản, con đường của mỗi người tu luyện đều không giống nhau, quan nạn của người khác đều phải là bản thân từ Pháp lý mà thăng hoa lên mới có thể vượt qua, cũng đều là cơ hội để mỗi người tu luyện đề cao lên, muốn giúp người khác giải quyết khó nạn thì cũng không giải quyết được.
Cô ấy nghe tôi nói như vậy liền nói: vậy hôm nay chúng ta chia sẻ kỹ một chút, chị xem tôi có chấp trước nào, nhân tâm gì, giúp tôi chỉ ra một chút. Lời vừa nói ra, tôi quay về phía cô ấy tròn mắt nói: tu luyện là tự bản thân tu luyện cái tâm của mình, là tu bỏ nhân tâm, chấp trước và quan niệm của bản thân. Chị cần tự mình đối chiếu với Pháp và hướng nội tìm vấn đề ở bản thân. Như thế còn hơn chị bỏ ra rất nhiều rất nhiều thời gian tìm đồng tu này chia sẻ, tìm đồng tu kia chia sẻ, cũng không bằng hãy về học Pháp của Sư phụ nhiều hơn một chút, chị có chấp trước nào Sư phụ đều sẽ điểm hóa cho chị. Cô ấy không đồng tình với cách nghĩ của tôi, cuối cùng buồn bã trở về.
Có rất nhiều đồng tu học Pháp cũng rất tốt, cũng học thuộc được rất nhiều Pháp, nói chuyện cũng có thể trích từng đoạn từng đoạn Pháp, thấy người khác có chấp trước, nhân tâm gì cũng đều có thể thấy rõ, nhưng chính là không tu chính mình — thấy người khác có tâm này, tâm kia nhưng lại xem bản thân như một đóa hoa hoàn mỹ vô khuyết.
Tu luyện là tu chính mình, nếu như thấy bản thân không còn nhân tâm, chấp trước nào, vậy còn tu gì nữa? Chẳng phải không cách nào tu nữa rồi? Vậy tất cả hành vi của bản thân rốt cuộc có phù hợp với Pháp hay không lại càng không biết nữa. Cho nên mới nói ra rất nhiều những lời ngạo mạn, thậm chí còn làm việc phá hoại Pháp một cách không tự biết.
4. Trúng độc quá sâu, hãm trong vô thần luận không thoát ra được
Kỳ thực khi không hướng nội chính là vì học Pháp không tốt, cũng học mà không hiểu Pháp, mới không muốn tìm ở bản thân, không biết tìm ở bản thân, cũng tìm không ra bản thân có chấp trước và nhân tâm gì.
Những người dùng nhân tâm làm việc, dùng quan niệm của con người, đặc biệt là dùng đạo đức của xã hội nhân loại đã băng hoại toàn diện, dùng quan niệm vô thần luận và văn hóa đảng hiện đại để nhận thức vấn đề, thì càng không phân rõ tốt xấu, thiện ác, bản thân làm sai rồi còn một mực trách móc người khác.
Nói đến vô thần luận, khi tôi học Hồng Ngâm VIthì phát hiện rằng cơ bản từng câu từng từ trong các bài hát đều nói vô thần luận, tiến hóa luận là tà thuyết. Ở Trung Quốc, chúng ta chịu độc hại của tà thuyết này quá sâu. Cuốn Cửu Bình (Chín bài bình luận về Đảng Cộng sản) đã xuất bản bao nhiêu năm rồi, nhưng độc tố của văn hóa tà đảng vẫn chưa thanh trừ hết, còn có những cái xem như rất bình thường, nhưng thói quen đã hành tự nhiên rồi, có cẩn thận phân biệt rõ thì thực ra cũng là tà độc của vô thần luận đang khởi tác dụng mà thôi.
Mà sau khi nhận thức ra vấn đề này, tôi thấy rất nhiều đồng tu chúng ta, thực ra là tuyệt đại đa số đồng tu, tu luyện Pháp Luân Công đã hai mươi mấy năm rồi, kỳ thực vẫn chịu độc hại của vô thần luận, cho nên đối mặt với trường bức hại tà ác này, rất dễ dàng viết cam kết, rồi đưa cam kết cho tà ác, xong vẫn muốn luyện, vẫn muốn thân thể khỏe mạnh nên lại viết nghiêm chính thanh minh, hoàn toàn đem tu luyện thành trò đùa.
Có lẽ họ không tin rằng trên đầu ba thước có thần linh, không tin thiện ác hữu báo, nên mới dám đã làm sai như vậy, mà người khác nói không có chứng cứ rõ ràng, họ vẫn thà chết cũng không thừa nhận.
Còn có người cũng luyện Pháp Luân Công trực tiếp nói với tôi là không tin có Thần. Tôi hỏi vậy chị tu luyện Pháp Luân Công ruốt cuộc là vì điều gì? Chị ấy nói để thân thể khỏe mạnh! Chị ấy rất hạnh phúc mà kể với tôi rằng thân thể chị khỏe mạnh, làm việc rất có sức lực, có thể vác hai bao phân hóa học lên núi, khai phá vài mẫu đất hoang để trồng ngô, một năm chăm vài con lợn rồi có thể bán được hơn một vạn nhân dân tệ.
Tôi hỏi: “Chị có học Pháp không?” Chị ấy nói: “Tất nhiên tôi có học chứ. Tôi còn học thuộc Chuyển Pháp Luân nữa”. Tôi nói, vậy chị đọc thuộc cho tôi nghe đi. Thế là chị ấy liền đọc thuộc Bài giảng thứ nhất trong Chuyển Pháp Luân cho tôi nghe.
Từ nhận thức của chị ấy, tôi hướng nội tìm bản thân, cũng phát hiện mình có độc tố vô thần luận. Tôi nhận ra đó là chướng ngại lớn nhất khiến tôi không cách nào có thể trăm phần trăm tín Sư tín Pháp.
Điều này khiến tôi thoáng nhớ tới trước kia tôi từng xem qua một câu chuyện tu luyện “Trương Đạo Lăng thất thí Triệu Thăng”. Đệ tử của Trương Đạo Lăng là Chu Thành hỏi sư phụ của anh ta: “Tại sao trong bao nhiêu đệ tử của ngài, chỉ có Triệu Thăng có thể tu thành?” Trương Đạo Lăng trả lời: “Chỉ có Triệu Thăng không có tâm phàm.”
Từ câu chuyện cổ này, tôi có thể thấy Triệu Thăng có tín tâm kiên định tin trăm phần trăm đối với sư phụ của anh ta. Nhưng từ góc độ của Trương Thiên Sư (Trương Đạo Lăng), đệ tử của ông phải có tâm muốn thành thần, muốn siêu thoát thế tục, muốn tu viên mãn thì mới có thể tu thành.
Khi đó, tôi liền nhớ đến hai câu thơ của Sư phụ:
“… Phóng hạ chấp trước khinh chu khoái
Nhân tâm phàm trọng nan quá dương…”
(“Tâm tự minh”, Tinh Tấn Yếu Chỉ II)
5. Đối đãi Đại Pháp bằng cảm kích và ân tình nông cạn của người thường
Do lý giải Đại Pháp còn nông cạn, nên chúng ta thường dùng sự cảm kích và tình cảm của người thường để lý giải Sư phụ và Đại Pháp. Đây là nguyên nhân cản trở chúng ta đề cao trong tu luyện.
Tôi nghĩ đồng tu chúng ta hãy đọc lại kinh văn “Lời Cảnh tỉnh” (Tinh Tấn Yếu Chỉ) của Sư phụ hoặc đọc đi đọc lại cho hiểu cuốn “Tinh Tấn Yếu Chỉ”, như vậy sẽ giúp chúng ta nhanh chóng đề cao dựa trên các Pháp lý.
6. Hãy trân trọng việc Sư phụ trân quý chúng ta
Với tất cả những ai có thể coi bản thân là đệ tử Đại Pháp mà đi đến hôm nay, Sư phụ đều muôn phần trân quý. Chúng ta không thể dùng lý của người thường mà làm việc không đúng.
Chúng ta hãy quay đầu nhìn lại con đường tu luyện bản thân đã đi qua, có lúc đi được chính, có lúc đi bị lệch, có lúc bỏ dở giữa chừng, có lúc hoàn toàn trượt xuống.
Sư phụ coi sóc chúng ta suốt chặng đường tới hôm nay, ma nạn trùng trùng, hết lần này đến lần khác cấp cơ hội cho chúng ta, cho chúng ta thời gian để có thể tu tốt bản thân, vì vậy mà kéo dài thời gian kết thúc hết lần này đến lần khác. Sư phụ chính là muốn để cho chúng ta có thể tu luyện tốt, khiến chúng ta có thể chân chính đề cao lên trong Pháp chứ không phải lại phạm sai lầm hết lần này lần khác.
Đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc Đại lục làm các việc lẽ ra phải tương đối thành thục rồi, nhưng chúng ta tu quá kém. Cuộc bức hại vẫn còn tiếp tục, không phải tà ác còn rất mạnh, mà là vì nhân tâm và chấp trước của chúng ta còn quá nặng, không thể vứt bỏ lớp da người này!
Kỳ thực Sư phụ từ lâu đã muốn chấm dứt trường bức hại này, nhưng Sư phụ vẫn luôn cấp cho chúng ta thời gian để tu luyện lên. Thế nhưng tôi nhìn ra xung quanh, thấy rất nhiều đồng tu ngã nhào rồi mà không vực dậy bò lên được, đi lệch đường đụng phải tường rồi cũng không quay đầu lại, danh-lợi-tình không buông xuống được, có rất nhiều người như vậy, mà số người thanh tỉnh, lý trí lại là thiểu số.
Tôi không phải là người bi quan, nhưng đây xác thực là tình huống tu luyện chân thực tại địa phương chúng tôi. Chúng ta cần thanh tỉnh, lý trí hơn và nhanh chóng bắt kịp trong cả tu luyện cá nhân và làm tốt ba việc, để không phải thống khổ, ân hận muôn đời.
Đây chỉ là nhận thức của bản thân tôi, mong các đồng tu từ bi chỉ ra nếu có điều gì không dựa trên Pháp.
Ghi chú của Ban Biên tập: Bài viết này thể hiện nhận thức cá nhân của tác giả ở trạng thái tu luyện hiện tại, xin chia sẻ cùng quý đồng tu để chúng ta “Tỉ học tỉ tu” (“Hồng Ngâm”)
Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/9/6/448789.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/9/18/203924.html
Đăng ngày 24-09-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.