Bài viết của học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc Đại Lục

[MINH HUỆ 06-10-2022] Ở Trung Quốc có câu nói xưa rằng “Nhân mệnh quan thiên”, tức là nói sinh mệnh của con người quý báu, không có gì quan trọng hơn việc quý tiếc sinh mệnh, con người là “anh linh của vạn vật”. Tuy nhiên, đạo lý phổ biến như thế này, trên mảnh đất Hoa Hạ văn minh 5000 năm, lại bị những lời dối trá và vô tri che lấp.

Tối hôm 17 tháng 9 năm 2022, thành phố Đường Sơn tỉnh Hà Bắc thông báo, hai tuần trước, ở huyện Thiên Tây xảy ra sự cố rò nước mỏ sắt khiến cho 14 người tử vong, 1 người mất tích. Theo các quy định có liên quan, tai nạn hầm mỏ phải công bố tin tức trong vòng 5 tiếng đồng hồ, nhưng tai nạn hầm mỏ nghiêm trọng như thế này, thông tin liên quan đến sự sống chết của 14 người, lại bị che giấu 2 tuần – nếu thông báo kịp thời, sắp xếp cứu nạn, thì sẽ có bao nhiêu người có thể sống sót trở về?

Nhưng, trong tai nạn hầm mỏ Thiên Tây ở thành phố Đường Sơn, nhìn từ những phản hồi từ nhiều phương diện, mức độ thờ ơ đối với sinh mệnh, và lấy sinh mạng làm giao dịch, khiến người ta kinh hãi.

Bí mật công khai

Đối với việc sản xuất hầm mỏ ở Hà Bắc, Sơn Tây, Nội Mông… có một bí mật công khai, đó chính là chính quyền ra sức che giấu những tai nạn hầm mỏ liên tiếp xảy ra. Bởi vì tai nạn hầm mỏ là việc thường xảy ra, che giấu là hành động tiêu chuẩn, không thể che giấu được mới thông báo tai nạn. Những người thực sự làm việc ở các mỏ, toàn bộ đều là người địa phương khác đến, tuyệt đối không dùng người bản địa. Thông thường trong 1, 2 ngày xử lý xong, thường đều trả chút tiền bịt miệng. Tiền bịt miệng không phải trả cho gia đình người bị nạn, mà là là trả cho những người cùng làm với người bị nạn. Nếu bị hỏi đến, những người đã cầm tiền bịt miệng đều nói với gia đình người bị nạn rằng: Người đó đã đi nơi khác rồi, cụ thể đi đâu thì không biết.

Ngày 2 tháng 9 năm 2022, sự cố rò nước hầm mỏ diễn ra ở mỏ sắt Đào Thụ Cốc, Thiên Tây, Đường Sơn, vì không thể che đậy được nên mới phải thông báo về sự cố. Theo những người bản địa biết sự tình, ban đầu một người bản địa đảm nhiệm việc quản lý bị mất tích, từ đó cuối cùng vụ việc mới lộ ra. Lãnh đạo huyện Thiên Tây tra xét thân phận của từng nhân viên cứu hộ xuống hầm mỏ ở hiện trường tai nạn, cho cả ký giả đến làm phóng sự. Cũng có nghĩa là, việc che giấu tai nạn hầm mỏ này dường như đã sắp hoàn thành rồi.

Việc che giấu đối với những người tử vong trong tai nạn hầm mỏ đã được quy trình hóa, bài bản hóa, nên một, hai ngày sau khi xảy ra tai nạn mỏ, có thể im hơi lặng tiếng với tai nạn lớn như thế này. Chúng ta không thể nào tưởng tượng được, rốt cuộc ở các mỏ của Trung Cộng, có bao nhiêu sinh mệnh, đã bị vùi lấp sâu, ngay cả con số cũng không có.

Một bi kịch giống như thế xảy ra vào 46 năm trước. Trước khi động đất Đường Sơn ập đến, một số “nhân viên công tác địa chấn vẫn đưa ra báo cáo chính xác trung và dài hạn về các hoạt động địa chấn ở khu vực Đường Sơn, trước khi nó xảy ra, cũng đã xuất hiện rất nhiều dữ liệu quan trắc và những sự dị thường báo trước tai họa. Bất kể là chuyên gia địa chất, hay là những nhân viên quan trắc hoặc phòng chống tai họa, đều chú ý đến những vấn đề này”. (Vương Toản Vĩ: “40 năm đại địa chấn Đường Sơn: suy nghĩ và hồi ức”)

Trung Cộng không coi trọng nhân mạng, chỉ cần duy trì ổn định, lấy lý do “ổn định xã hội”, áp chế các dự báo địa chấn, áp chế tầng tầng, khiến nhân dân không được cảnh báo, khiến mấy chục vạn người đột nhiên mất đi sinh mạng quý giá. Số lượng người tử vong mà Trung Cộng chính thức công bố là trên 240.000 người, nhưng sau này có thông tin tiết lộ, nói rằng số người tử vong thực tế vượt qua 650.000 người.

Cuối cùng, động đất Đường Sơn trở thành chỉ tiêu ưu việt chiến thắng “thiên tai”. Nhà kỷ niệm “chống động đất” Đường Sơn đã trở thành một tiêu chí lấy tang sự thành hỷ sự. Stalin đã từng nói, chết một người là bi kịch, chết một triệu người là một con số. Đối với Trung Cộng mà nói, tuyên truyền “vĩ đại, quang vinh, chính xác” là việc quan trọng nhất, bảo vệ an toàn tính mạng nhân dân là việc có thể có mà cũng có thể không.

Cảnh ngộ của sinh mệnh

Càng đáng buồn hơn là, bắt đầu từ năm 1999, tập đoàn Giang Trạch Dân phát động bắt cóc, cải tạo lao động, tẩy não, tuyên án trái pháp luật trên quy mô lớn với hàng chục triệu người tu luyện Pháp Luân Công lấy Chân-Thiện-Nhẫn làm nguyên tắc, đồng thời vẫn ngấm ngầm thúc đẩy nó đến ngày nay. Những người đã xác định danh tính là 4.850 học viên Pháp Luân Công đã bị Trung Cộng bức hại đến chết. Rất nhiều người là lặng lẽ biến mất khỏi thế gian bởi mật lệnh “đánh chết cũng không sao, đánh chết coi là tự sát, không tra xét nguyên nhân, trực tiếp đem đi thiêu”. Hơn nữa, thông tin như thế này lại rất hiếm người Trung Quốc biết, bởi vì thông tin về Pháp Luân Công bị chặn trên mạng Internet, trên báo chí, truyền hình, và truyền thông. Thậm chí có người khi được nghe những sự tình này thì không muốn tin, tự lừa mình dối người cho rằng, ở ‘cường quốc’ kinh tế phát triển thế này thì làm sao có thể có sự tình như thế này được?

Trong báo cáo nhân quyền các quốc gia năm 2020 của Chính phủ Mỹ công bố, có quan tâm đến ông Biện Lệ Triều, học viên Pháp Luân Công Đường Sơn, bị tuyên án trái pháp luật 20 năm. Trong báo cáo nhân quyền của Mỹ trong mấy năm gần đây, đều đề cập đến trường hợp cả nhà ông Biện Lệ Triều bị Trung Công bức hại.

Ông Biện Lệ Triều bị tăng động cơ tim bẩm sinh, cao huyết áp, chữa trị không có kết quả. Năm 1996, ông Biện Lệ Triều bước vào tu luyện Pháp Luân Công, tất cả các triệu chứng đều biến mất. Từ đó, ông lấy Chân-Thiện-Nhẫn để yêu cầu bản thân, làm một người tốt. Bắt đầu sau ngày 20 tháng 7 năm 1999, ông Biện Lệ Triều kiên định tu luyện, giảng chân tướng. Tháng 7 năm 2012, ông bị Trung Cộng bắt và tuyên án trái pháp luật 12 năm tù.

Năm 2012, khi các kênh truyền thông cá nhân vừa mới nổi lên, Sina, Tencent, Netease, Weibo hạn chế chưa nhiều, mọi người trong cuộc sống không có nơi nào nói lý, đành chuyển hướng đến mạng Internet. Để cứu chồng là ông Biện Lệ Triều, bà Chu Tú Trân đã tận dụng truyền thông cá nhân phơi bày tình trạng ông Biện bị ngược đãi trong nhà tù. Những điều mắt thấy tai nghe của bà quả thật rất chấn động.

Nhưng nào ai ngờ được, những sự thực từ những bài viết mà bà Chu Tú Trân đã đích thân trải qua trong quá trình kêu oan cho chồng, đã phơi bày hiện tượng hủ bại của hệ thống Công an, Kiểm sát, Tòa án, và Tư pháp, những sự thực chắc chắn như thép đó, dưới sự bóp méo, phỉ báng và hãm hại của cảnh sát tà ác Thạch Gia Trang, trở thành “chứng cứ” định tội bà.

Ngày 13 tháng 3 năm 2014, cảnh sát tà ác Đường Sơn dùng tội danh “điều thứ 300 Luật hình sự” đã bắt bà Chu Tú Trân trái pháp luật. Tháng 8 năm 2015, tòa tuyên án trái phép bà 4 năm tù.

Trong tù, bà Chu Tú Trân cự tuyệt ‘chuyển hóa’, kiên trì giữ vững tín ngưỡng, dưới sự bức hại cường độ cao và ngược đãi tinh thần, ngày 7 tháng 11 năm 2016, bà Chu Tú Trân thổ ra nhiều máu, đi ngoài ra máu, được chẩn đoán là sơ gan mất bù. Đến ngày 26 tháng 4 năm 2017, bà Chu Tú Trân tổng cộng nôn khoảng 900 mL máu tươi, hơn nữa đại tiểu tiện không tự chủ, huyết áp 40, nhịp tim 40.

Cùng với bệnh tình nghiêm trọng, trại giam hy vọng để bà Chu Tú Trân được bảo lãnh ra ngoài chữa trị, nhưng trại giam đã 3 lần xin phép phòng Tư pháp Đường Sơn cho “bảo lãnh ra ngoài chữa bệnh”, nhưng cả 3 lần đều bị từ chối. Nguyên nhân rất rõ ràng, “quân tử bình thản chính trực”, bà Chu Tú Trân quả cảm chính trực, nổi tiếng trong giới Công an, Kiểm sát, Tòa án, Tư pháp của Đường Sơn. “Tiểu nhân thường luôn lo lắng sợ hãi”, cảnh sát tà ác Đường Sơn năm đó khó khăn lắm mới bắt được bà, giờ đây đương nhiên “giậu đổ bìm leo”.

Chính vì chính quyền Đường Sơn cự tuyệt, khiến cho bà Chu Tú Trân đã mất đi cơ hội chữa trị tốt nhất. Nếu lần thứ nhất, Phòng Tư pháp Đường Sơn đồng ý, thì có lẽ bà Chu Tú Trân sẽ không bị bệnh nghiêm trọng đến như thế này. Cuối cùng, khi bà Chu Tú Trân dường như chỉ còn thoi thóp, trại giam đành phải đẩy bà Chu Tú Trân đi. Trưa ngày 17 tháng 4 năm 2020, bà đi ngoài ra nhiều máu, thổ ra máu, không may qua đời khi mới 56 tuổi.

Nhưng, cho dù người đã chết, thì cảnh sát địa phương cũng không cam lòng, vào ngày tang lễ, họ sai người đến nơi hỏa táng xác thực tình hình hỏa thiêu. Nửa tháng sau, vẫn có cảnh sát gọi điện đến nhà tang lễ hỏi xem bà Chu Tú Trân có phải là chết thật sự hay không… Một người dám nói chân tướng hắc ám của tư pháp, khiến Trung Cộng sợ hãi đến mức như thế này, nơm nớp không yên, như ngồi bàn chông, bất chấp thủ đoạn kéo dài, đùn đẩy trách nhiệm, đẩy người ta vào chỗ chết. Một sinh mệnh đã rời nhân thế như thế này đó.

“Người đang làm, Trời đang nhìn”

Trung Cộng bức hại những người tu luyện Pháp Luân Công tín ngưỡng Chân-Thiện-Nhẫn, lo sợ các học viên Pháp Luân Công nói rõ sự thật, đã bức hại tàn nhẫn đối với các học viên Pháp Luân Công. Theo dữ liệu trên Minh Huệ Net, đến tháng 6 năm 2016, các học viên Pháp Luân Công ở Đường Sơn bị bức hại đến chết, đã được xác thực, có danh tính, là 62 người.

Có câu nói rằng: “Người đang làm, Trời đang nhìn”, Trung Cộng bức hại người tốt, không nói lý lẽ, nhưng Thượng Thiên lại đang nhìn tất cả những sự việc này.

Ngày 6 tháng 7 năm 2020, Phó trưởng phòng Công an thành phố Đường Sơn Hứa Thiếu An bị điều tra vì hành vi trái kỷ luật, trái pháp luật nghiêm trọng. Hứa Thiếu An đã từng được bình chọn là “10 sĩ quan xuất sắc trong hệ thống công an thành phố Đường Sơn”, “Cảnh sát nhân dân ưu tú toàn quốc”. 62 học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết như nói ở trên, đều trong thời gian Hứa Thiếu An nhậm chức ở Phòng Công an thành phố Đường Sơn. Hứa Thiếu An là Phó Trưởng phòng Công an thành phố Đường Sơn, khó tránh khỏi tội lỗi.

Phó Khải Văn, vốn là Phó phòng Bảo vệ của Ủy ban Kinh tế Thương mại huyện Thiên Tây, trên 30 tuổi. Phó Khải Văn tích cực phối hợp với cảnh sát tà ác bắt giữ, bức hại các học viên Pháp Luân Công, Một ngày tháng 11 năm 2004, ông ta lái xe đưa người trở về làng, trên đường như bị ma sai khiến quỷ dẫn đường, xe bị lật nhào lăn mấy vòng, Phó Khởi Văn bị chết ngay tại chỗ, tình cảnh thê thảm không ai dám nhìn. Nhưng kỳ lạ là, 3 – 4 người ngồi trên xe, đều chỉ bị xây xát xước da, hoàn toàn vô sự.

Lý Quốc An, nam, ngoài 40 tuổi, là cảnh sát Phòng Công an huyện Thiên Tây. Khi tham gia thẩm vấn, bức cung các học viên Pháp Luân Công, ông ta ra tay đánh đập, các học viên Pháp Luân Công đã từ bi khuyến thiện ông ta rằng: “Làm việc xấu sẽ có báo ứng, đừng theo Đảng cộng sản”. Ông ta không những không nghe lời khuyên, còn vừa cười hung ác, vừa lăng mạ Sư phụ Đại Pháp, lăng mạ các học viên Pháp Luân Công. Một buổi tối năm 2007, sau khi ăn cơm xong, Lý Quốc An, cùng với vợ đi dạo, thì bị một chiếc xe tải chở bia đâm chết.

Chỉ nêu ra mấy trường hợp, trong báo cáo của mạng Minh Huệ năm 2019, đã thống kê từ năm 1999 đến 2019, những nhân viên Công an, Kiểm sát, Tòa án do bức hại các học viên Pháp Luân Công mà bị ác báo, tổng số trên 20.000 người, trong đó, tỉnh Hà Bắc là nhiều nhất với 3.320 người, thứ 2 là Sơn Đông, thứ 3 là Liêu Ninh, thứ 4 là Hắc Long Giang. 4 tỉnh này đều là những nơi bức hại các học viên Pháp Luân Công nghiêm trọng nhất. Ở tỉnh Hà Bắc, thành phố Đường Sơn là nơi bức hại nghiêm trọng nhất, cũng là nơi ác báo liên tiếp xảy ra.

Lẽ Trời vằng vặc, nhân thế vốn là một quyển sổ nợ. Đến ngày nay, thông tin thành phố Đường Sơn tỉnh Hà Bắc bức hại các học viên Pháp Luân Công vẫn không ngừng truyền ra. Lẽ Trời thiện ác hữu báo là bất biến, bất kể con người có tin vào sự tồn tại của Thần hay không, con người làm việc gì, thì tương lai đều phải hoàn trả.

Có lẽ có người nói, hiện nay những người kia làm bao nhiêu việc bại hoại, chẳng phải vẫn đang ngồi ở vị trí quan cao đó sao? Cũng chẳng thấy xảy ra báo ứng. Cần biết rằng, còn có câu nói rằng “Không phải là không báo, mà là chưa đến lúc”. Khi con người đã đánh mất hết thiện lương, đã làm đủ mọi việc ác, một khi việc ác chất chồng, thì là lúc tự mình chịu ác báo. Bởi vì, bất kể là đạo đức xã hội tụt dốc như thế nào, thì tiêu chuẩn mà Thượng Thiên đánh giá con người là không thay đổi. Trân quý sinh mệnh, chính là trân quý bản thân, chớ vô tri làm những việc xấu, đem lại tai họa cho chính mình trong tương lai. Cần làm một người đường đường chính chính, không hổ thẹn với trời đất, lương tâm, như thế nhất định sẽ được Thượng Thiên bảo hộ và chiếu cố.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/10/6/450470.html

Đăng ngày 16-10-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share