Bài viết của Đồng Tâm, đệ tử Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc đại lục

[MINH HUỆ 01-09-2022] Thần có thực sự tồn tại? Rất nhiều người đều đang suy ngẫm vấn đề này. Từ xưa đến nay, con người thường tầm tiên vấn đạo, lần theo dấu chân của Thần. Kỳ thực, Thần ở ngay bên cạnh chúng ta, nhưng vì con người chịu hạn chế của tròng mắt thịt nên không nhìn thấy sự tồn tại của Thần.

Có người nói: thấy tôi mới tin, không thấy tôi không tin. Như vậy, không nhìn thấy thì thực sự không tồn tại sao? Như không khí kia, bạn nhìn không thấy, nhưng bạn không lúc nào ly khai nó; hay như sóng điện từ, bạn không nhìn thấy nó nhưng bạn dùng điện thoại lại có thể nói chuyện; nguyên tử, điện tử mắt người nhìn không thấy nhưng kính hiển vi lại có thể thấy được; trường thời gian là có tồn tại, bạn có thể không cảm nhận được, nhưng ngày lên đêm xuống, xuân hạ thu đông, thời gian trôi qua rất nhanh trước mắt chúng ta.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về chủ đề này, từ những câu chuyện cổ xưa đến những phát hiện khoa học, và từ Phật giáo đến nhiều hiện tượng xung quanh chúng ta.

Lòng nhân từ đắc phúc báo

Hán Thư, một trong bộ sách kinh điển ghi chép về lịch sử của Trung Quốc thời Tây Hán, có ghi lại câu chuyện của Vương Ông Nhụ, một quan ngự sử triều nhà Hán. Để trấn áp các cuộc nổi loạn, hoàng đế chỉ thị cho các quan ngự sử sát hại bạo dân. Theo đó, các quan chấp pháp đã áp dụng nguyên tắc “thà giết nhầm còn hơn bỏ sót”, xử tử cả họ hàng thân quyến của kẻ phạm tội, khiến máu người bị giết chảy thành sông, ngay cả những viên quan không đắc lực trong việc xử phạt bạo dân cũng bị trừng phạt. Có quan ngự sử giết đến hơn vạn mạng người. Thế nhưng, Vương Ông Nhụ là một ngoại lệ. Sau khi nhậm chức, ông không giết hại kẻ cướp, cũng không trừng trị quan viên. Thay vào đó, ông kiên nhẫn khuyên nhủ những kẻ làm loạn từ bỏ vũ khí và hoàn lương. Nhiều tên cướp đã cảm động và nghe theo lời khuyên của ông. Vương Ông Nhụ lấy hòa trấn bạo khiến trong vùng không còn đổ máu, giúp khoảng 10.000 người thoát chết.

Thế nhưng, Vương không những không được triều đình khen ngợi, mà ông còn bị giáng chức và điều đến Nguyên Thành (thuộc tỉnh Hà Bắc ngày nay). Ông nói, “Nghe nói nếu tha một nghìn người, thì con cháu sẽ nhận phúc báo được phong hầu. Ta đã giúp nhiều người được sống, con cháu đời sau chắc sẽ hưng vượng.”

Quả nhiên, về sau, cháu gái của ông là Vương Chính Quân đã trở thành hoàng hậu. Chắt trai của ông chính là Hán Thành Đế, nhiều cháu chắt của ông cũng đã được phong hầu. Điều này khiến gia tộc họ Vương trở thành một trong những gia tộc danh giá nhất trong triều đại nhà Hán.

Uy lực của Thần

Câu chuyện của Vương Ông Nhụ phù hợp với niềm tin trong văn hóa truyền thống của Trung Quốc, “Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”. Người Trung Quốc cổ đại luôn tin rằng Thần Phật quan sát mọi hành động của con người, từ đó có thưởng, phạt tương ứng. Người thiện lương và hay giúp đỡ người khác sẽ được Thần ban phước. Ngược lại, người làm việc xấu sẽ phải chịu bất hạnh.

Nói cách khác, trong khi Thần là vô hình, thì người cổ đại đã trải nghiệm sự tồn tại của Thần và nhìn thấy hệ quả do hành động của họ gây ra. Ngoài câu chuyện của Vương Ông Nhụ, mối liên hệ giữa người và Thần còn thể hiện ở nhiều phương diện khác. Ví như, nhiều tác phẩm văn học và văn học dân gian miêu tả sự tồn tại của Thần, như Tây Du Ký hay truyền thuyết về Tám vị Tiên bất tử. Trong các sự kiện lớn như lễ Tết, cưới hỏi đều có nghi lễ cúng bái, tạ ơn sự che chở phù hộ của thần linh. Trong xã hội phương Tây, các ngày lễ như Giáng sinh, Phục sinh và lễ Vượt qua hay các chuyến viếng thăm nhà thờ vào Chủ Nhật cũng cho thấy rõ niềm tin của con người vào sự tồn tại của Thần.

Khi màn đêm buông xuống, nhìn lên bầu trời, người ta có thể tự hỏi làm thế nào mà các ngôi sao và hành tinh lại có thể di chuyển một cách hết sức trật tự như vậy. Ai cai quản vũ trụ kỳ diệu này và giữ mọi thứ trong tầm kiểm soát? Nhiều nhà khoa học đã tìm đến Thần để có lời giải thích. Trong số đó phải kể đến nhà khoa học Isaac Newton, một trong những nhà vật lý, nhà thiên văn học vĩ đại nhất. Ông là cha đẻ của nền cơ học cổ điển, quang học tiên tiến và giải tích số. Nhưng trong cuốn sách nổi tiếng nhất của mình ‘Các Nguyên lý Toán học của Triết học Tự nhiên’ (Mathematical Principles of Natural Philosophy), ông viết, “Các hành tinh quay xung quanh Mặt trời một cách hoàn hảo, có trật tự như vậy, là ai đã thiết kế và tạo nên? Chỉ có Đấng Toàn Năng mới có thể làm được điều này! Ngài bao quát hết thảy vạn sự vạn vật, tạo ra không gian và thời gian.“

Albert Einstein cũng vậy, ông đã nhiều lần chia sẻ quan điểm về tôn giáo của mình. Ông nói,“Khoa học mà không có tôn giáo thì quả là què quặt”, “Tôi muốn biết Chúa đã tạo ra thế giới này như thế nào. Tôi không quan tâm đến hiện tượng này, hiện tượng kia hay quang phổ của nguyên tố này, nguyên tố kia. Điều tôi muốn biết là tư tưởng của Ngài, và được biết một cách cụ thể”.

Phép màu thời hiện đại

Ở Lạc Sơn, tỉnh Tứ Xuyên có một pho tượng Đại Phật, cao 71 mét, là bức tượng Phật bằng đá lớn nhất và cao nhất trên thế giới. Bức tượng được tạc vào thời nhà Đường, tới nay đã 1.200 năm. Các nhân chứng cho biết, trong những năm gần đây, bức tượng Phật đã có bốn lần nhắm mắt và rơi lệ.

Lần đầu tiên xảy ra trong Nạn đói lớn ở Trung Quốc năm 1962. Năm đó xác người chết đói nổi lềnh phềnh trên sông. Hiện bức ảnh Đại Phật nhắm mắt vẫn được lưu giữ tại Bảo tàng Lạc Sơn.

Lần thứ hai Đại Phật rơi lệ là trước Cách mạng Văn hóa năm 1963. Vì không muốn người dân có niềm tin vào thần thánh, các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã chi 40 triệu nhân dân tệ để lau bức tượng Phật, nhưng không thể xóa được những giọt nước mắt trên khóe mắt của pho tượng. Sau đó không lâu, khoảng 100 triệu người đã trở thành mục tiêu của cuộc Cách mạng Văn hóa, trong đó khoảng 20 triệu người đã mất mạng.

Lần thứ ba xảy ra vào năm 1976. Vì dự báo không đầy đủ của ĐCSTQ, nhiều người đã mất mạng trong trận động đất Đường Sơn năm đó. Mặc dù ĐCSTQ tuyên bố số người chết là 240.000, nhưng thông tin nội bộ cho biết con số tử vong cao tới 650.000 người.

Lần thứ tư xảy ra khi Đại sư Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp (một phương pháp thiền định dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn), cùng một số đệ tử của ông đến thăm bức tượng Phật vào ngày 7 tháng 6 năm 1994. Một đệ tử thông qua con mắt thứ ba của mình thấy rằng bức tượng Phật đang khóc. Khi đệ tử hỏi Sư phụ Lý tại sao, Sư phụ nói rằng Đức Phật đã chờ đợi giây phút này từ rất lâu trong lịch sử. Khi họ đến gần Đức Phật, người đệ tử đó nhìn thấy tượng Phật đã mỉm cười trở lại.

Còn một mối liên hệ với Thần khác xuất hiện ở Hàn Quốc vào năm 1997 khi người ta tìm thấy những bông hoa Ưu đàm đầu tiên khai nở. Sau đó, loài hoa huyền bí này còn xuất hiện ở nhiều nơi khác trên thế giới như Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan, Hồng Kông, Malaysia, Singapore, Úc, Hoa Kỳ, Châu Âu và Trung Quốc.

Trong kinh ‘Huệ Lâm âm nghĩa’ có chép rằng, “Hoa Ưu đàm là loài hoa mang điềm lành đến từ thiên thượng và không tồn tại trong thế giới trần tục. Sự xuất hiện của hoa Ưu đàm là dấu hiệu cho biết Đức Chuyển Luân Thánh Vương đã đến thế gian để độ nhân”.

Trong kinh ‘Pháp Hoa văn cú’ cũng ghi chép điều tương tự rằng, “Hoa Ưu đàm huyền bí 3.000 năm mới nở một lần, báo hiệu sự xuất hiện của Đức Chuyển Luân Thánh Vương.”

Tương tự như vậy, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng nói với các đệ tử của mình rằng, khi hoa Ưu đàm xuất hiện, đó là một dấu hiệu cho thấy Pháp Luân Thánh Vương sẽ tới thế gian để cứu độ thế nhân.

Lời kết

Thế giới ngày nay đang phải đối diện với thách thức lớn, đó là sự nguy hại của chế độ ĐCSTQ toàn trị. Do sự bưng bít và thông tin sai lệch của nó về đại dịch, hơn nửa tỷ người trên thế giới đã bị nhiễm COVID và hơn 6 triệu người mất đi sinh mạng.

Nhưng tác hại do ĐCSTQ gây ra còn vượt xa tổn thất đó. Từ khi lên nắm quyền vào năm 1949, bằng cách phát động hết chiến dịch chính trị này đến chiến dịch chính trị khác, ĐCSTQ đã giết chết khoảng 80 triệu người dân Trung Quốc vô tội. Sau khi xóa sổ văn hóa truyền thống Trung Quốc một cách có hệ thống, từ tháng 7 năm 1999, nó đã phát động một chiến dịch trên phạm vi toàn quốc chống lại Pháp Luân Đại Pháp và nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của pháp môn này.

Trong khi bệnh dịch hoành hành và trước nhiều bất trắc của cuộc sống, nhiều học viên Pháp Luân Công đã coi nhẹ sự an nguy của bản thân để truyền cho mọi người chín chữ chân ngôn: “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo”. Nếu chúng ta biết lưu giữ những giá trị truyền thống trong tâm, chúng ta sẽ có thể kết nối lại được với Thần và Thần tích sẽ triển hiện. Bằng cách từ bỏ ĐCSTQ và giúp đỡ những nạn nhân vô tội, chúng ta sẽ được Thần ban cho sức khỏe, bình an và thịnh vượng.

Bài viết liên quan bằng tiếng Hán:

永恒的铁律-善恶必报

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/9/1/448231.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/9/27/204035.html

Đăng ngày 01-10-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share