Bài viết của Trương Minh Chi
[MINH HUỆ 15-04-2022] Liệu Thần Phật có tồn tại hay không? Trước tiên chúng ta hãy cùng xem xét hai ví dụ.
Sống sót qua đại dịch
Vào tháng 1 năm 2022, Minh Huệ Net đã đăng tải một bài viết có tựa đề: “Một người phụ nữ Đức ở bên bờ vực cái chết sau khi nhiễm Covid-19 đã phục hồi nhờ niệm chín chữ chân ngôn ”. Câu chuyện được nhắc đến trong bài viết như sau: Cô Silke Wagner là một nhân viên giám sát an ninh của sân bay Munich, Đức. Vào giữa tháng 11 năm 2021, cô có kết quả xét nghiệm dương tính với biến thể Delta của virus corona. “Virus này khiến tôi vô cùng mệt mỏi. Tôi chưa từng bị sốt cao đến vậy, gần 41°C. Chồng và con trai tôi cũng nhiễm bệnh, nhưng triệu chứng của họ nhẹ hơn tôi. Tôi đã cố ngồi dậy đi lại nhưng không thể nhấc nổi người lên”.
Cô Wagner nói tiếp: “Tôi đã hỏi chồng mình rằng tôi nên làm gì. Anh ấy khuyên tôi niệm ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo’. Tôi đã làm theo lời anh ấy và niệm đi niệm lại chín chữ này, và rồi tôi cảm thấy sức khỏe của mình khá lên từng ngày”.
Một thời gian sau, sức khỏe của cô dần dần hồi phục mà không cần đến điều trị y tế. Cuối cùng bệnh độc đã hoàn toàn li khai khỏi thân thể cô và cô đã có thể quay trở lại làm việc. Kinh ngạc trước trải nghiệm lần này, cô đã vứt bỏ chủ nghĩa vô thần mà cô tin tưởng bấy lâu này, đồng thời bắt đầu bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp giống như chồng cô, anh Rainer Wagner.
Anh Samuel Alvarado, một doanh nhân đến từ Mexico cũng có trải nghiệm tương tự. Sau khi bị nhiễm COVID-19 vào tháng 9 năm 2020, anh được đưa vào bệnh viện cấp cứu. Ảnh chụp CT cho thấy phổi của anh bị tổn thương nặng và tình trạng viêm nhiễm khiến anh gặp khó khăn khi hô hấp. Nhưng anh nhớ đến các bài giảng của Pháp Luân Đại Pháp mà anh từng học trước đây, đồng thời nhờ liên tục niệm cửu tự chân ngôn “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo”, nên 18 ngày sau, sức khỏe của anh đã hoàn toàn hồi phục và anh có thể thuận lợi xuất viện.
Nhiều ví dụ tương tự đã được đăng tải trên trang Minh Huệ Net. Nhờ kiên trì niệm ‘cửu tự chân ngôn’, một người không cần tiêm hay uống thuốc vẫn có thể chiến thắng bệnh độc, điều này khiến cho nhiều người theo chủ nghĩa vô thần không thể tin và không muốn tin, họ cố gắng tìm cách giải thích từ giác độ của khoa học, chẳng hạn như tình trạng của bệnh nhân vốn dĩ không nghiêm trọng, hay hệ miễn dịch tự thân họ đã phát huy tác dụng, v.v…
Tuy nhiên, cách giải thích này không thể thuyết phục được những người từng có trải nghiệm thực tế về sự hồi phục bệnh thần kỳ. Cả cô Wagner và anh Alvarado đều hiểu rõ tình huống của bản thân khi bị nhiễm virus là như thế nào và vì sao thân thể họ lại phát sinh chuyển biến, họ tin rằng đây chính là thần tích triển hiện tại nhân gian. Cô Wagner sau đó đã trở thành một học viên Đại Pháp. Còn anh Alvarado vốn đã tu luyện trước khi bị nhiễm virus, sau sự việc này thì tín tâm của anh vào Đại Pháp càng kiên định hơn. Anh ấy nói: “Nếu bạn thành tâm tin tưởng Pháp Luân Đại Pháp là tốt, bạn sẽ được đắc cứu”.
Sự việc cô Wagner từ một người vô thần trở thành một học viên Pháp Luân Đại Pháp đã vô hiệu hóa lập luận của những người theo thuyết vô thần: “Thần ở đâu? Tôi không thể nhìn thấy Thần nên Thần không tồn tại”. Chỉ vì một người không nhìn thấy Thần, không có nghĩa là những người khác cũng không thể thấy, càng không thể chứng minh được rằng Thần không tồn tại. Khi một người thực sự được trải nghiệm thần tích, tâm linh của anh ta nhất định sẽ bị xúc động và nhận thức của anh ta về sự tồn tại của Thần sẽ phát sinh cải biến.
Ví dụ từ cổ chí kim
Trên thực tế, từ cổ chí kim, trên thế giới này có không ít người từng nhìn thấy Thần hoặc từng được trải nghiệm thần tích, có rất nhiều hiện tượng mà khoa học hiện đại không thể giải thích được. Không chỉ cô Wagner và anh Alvarado, mà nhiều học viên Pháp Luân Đại Pháp khác đều cảm thụ được toàn thân vô bệnh mà không cần tới điều trị y tế. Thậm chí, rất nhiều người thường không tu luyện đã khôi phục thân thể khỏe mạnh nhờ niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo”. Đây là điều mà khoa học hiện đại không thể lý giải.
Chẳng hạn như, trong những năm gần đây, rất nhiều người đã chứng kiến tượng Chúa Giêsu và Đức Mẹ Maria rơi lệ, thậm chí còn là huyết lệ. Các nhà khoa học đã làm hóa nghiệm và phát hiện ra rằng, thành phần phân tử bên trong huyết lệ đó là tương đồng với thành phần trong máu và nước mắt của con người, nhưng họ không thể giải thích được chúng đến từ đâu. Những người trong tôn giáo thì tin rằng, hiện tượng này cho thấy Thần đang chịu tội thay cho nhân loại, đồng thời cảnh tỉnh nhân loại.
Một thí dụ khác liên quan đến vụ cháy xảy ra vào tháng 2 năm 2011 tại Trung Quốc. Vụ hỏa hoạn gần như thiêu rụi toàn bộ khách sạn Vạn Hâm tại thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, nhưng một bức tượng Phật bằng gỗ trong tòa nhà không hề bị tổn hại. Một tháng sau, một cơn đại địa chấn có cường độ 9.0 độ richter và sóng thần đã tấn công Nhật Bản, nhưng bức tượng Bồ Tát vẫn nguyên vẹn giữa đống đổ nát. Trường hợp tương tự khác, khi cơn bão Sandy quét qua và gây thiệt hại nghiêm trọng cho thành phố New York vào năm 2011, thì bức tượng Đức Mẹ Maria vẫn là một trong số ít công trình kiến trúc còn trụ vững. Không chỉ vậy, trận động đất và sóng thần xảy ra năm 2004 tại Ấn Độ Dương khiến hơn 200.000 người thiệt mạng, nhưng nhiều bức tượng Phật được tìm thấy vẫn còn nguyên vẹn.
Khoa học hiện đại ngày nay khó mà giải thích nổi những hiện tượng này. Nhưng những người tín Thần thì không ngạc nhiên, bởi họ tin rằng thảm họa tự nhiên là kết quả của việc đạo đức nhân loại bị suy bại. Một tăng nhân tại Sri Lanka, ngài Sumana nói: “Con người hiện tại không còn tin vào tín ngưỡng tôn giáo. Thiên nhiên đang trừng phạt con người vì họ không còn nghe theo chỉ dẫn của Đức Phật. Thông qua những sự việc này, con người cần phải tiếp thụ bài học giáo huấn”.
Một người Sri Lanka khác đồng ý: “Mọi người không nên nghĩ đó chỉ là một thảm họa, mà hãy hiểu rằng Thần Phật đang nhắc nhở con người phải cải biến hành vi của chính mình. Người dân Sri Lanka đang dần trở nên tốt đẹp hơn sau trận sóng thần đó”.
Quan điểm khoa học
Vũ trụ vẫn còn rất nhiều ẩn đố chưa có lời giải đáp. Ví dụ, khoa học hiện đại tin rằng vũ trụ sinh ra từ vụ nổ lớn Big Bang. Cụ thể hơn, mô hình lý thuyết này cho rằng toàn bộ vũ trụ của chúng bắt nguồn từ một vật chất cô đặc có kích thước khoảng 1.6×10-35 mét, ở nhiệt độ khoảng 1032 độ, trong khoảng thời gian 10-43 giây.
Trên thực tế, quá trình này phải được thiết kế một cách tinh vi và chính xác đến mức “nếu tốc độ giãn nở một giây sau vụ nổ lớn nhỏ hơn dù chỉ một phần trăm nghìn triệu triệu, thì vũ trụ sẽ sụp đổ trước khi nó đạt tới kích thước hiện tại,” Stephen Hawking viết trong Minh họa Lược sử Thời gian (The Illustrated Brief History of Time). Mặt khác, nếu tốc độ giãn nở lớn hơn một chút, các thiên hà, ngôi sao và hành tinh sẽ không hình thành, chứ đừng nói đến con người. Như vậy, điều này khác xa với hầu hết nguyên lý của vật lý hiện đại đến mức người ta phải chấp nhận nó như một đức tin tôn giáo.
Thomas Aquinas, một nhà thần học và triết học gia người Ý đã giải thích về đức tin trong tác phẩm Tổng Luận Thần Học của mình. Ông tin rằng nguồn cội của chân lý và trí huệ của nhân loại là do Thượng đế ban cho. Trong một bài luận của mình, ông đã đề xuất “Năm phương pháp”, tức là năm phương diện mà ông tiến hành luận chứng để chứng minh mệnh đề Thần có tồn tại. Cụ thể hơn, sự tồn tại của Thần được chứng minh qua các lập luận về nguồn gốc đầu tiên của vận động, nguyên nhân đầu tiên, tính tất yếu đầu tiên, thang bậc hoàn hảo nhất và cuối cùng là mục đích tối cao.
“Đó là điều hiển nhiên và chắc chắn mà giác quan chúng ta có thể cảm nhận được”, ông viết, “Hiển nhiên là có chuyển động trong vũ trụ. Mà vật chuyển động phải do một nguyên nhân ngoài nó tác động. Nếu vật tác động lại cũng vận động nữa thì nó phải do một vật khác làm động cơ tác động lên nó. Vậy, phải dừng lại ở một động cơ đầu tiên, làm nguyên nhân cho toàn bộ chuyển động trong vũ trụ. Mọi người đều biết rằng đó là Thiên Chúa”.
Các nhà khoa học vĩ đại sau này cũng có cùng quan điểm về sự tồn tại của Thần. Nhà khoa học kiệt xuất trong lịch sử, cha đẻ của vật lý là Issac Newton từng viết: “Từ trật tự kỳ diệu của các thiên hệ, chúng ta không thể không thừa nhận những điều này chắc chắn được tạo nên bởi những sinh mệnh cao cấp toàn trí toàn năng. Tất cả vạn sự vạn vật dù là vô cơ hay hữu cơ trong vũ trụ đều là từ trí huệ toàn năng của Đấng Toàn Năng tạo nên. Người bao quát hết thảy, đại trí đại huệ; Người hiện hữu trong đại thiên thế giới sắp xếp có trật tự, bao la vô tận, tất cả đều theo chỉ ý của Ngài mà sáng tạo vạn vật, vận hành vạn vật, rồi đem sinh mệnh, hơi thở, vạn vật cấp cho con người; cuộc sống, động tác, tồn lưu của chúng ta, đều thuộc về Ngài”.
Không chỉ riêng Issac Newton, một số nhà khoa học khác cũng tin vào sự tồn tại của Thần như Nicolaus Copernicus, Galileo Galilei, Samuel F.B. Morse (nhà phát minh ra điện báo), Marie Curie, Alfred Nobel, Wilhelm Röntgen (người đoạt giải Nobel đầu tiên), Guglielmo Marconi (nhà phát minh ra liên lạc vô tuyến), Edward Jenner (nhà tiên phong trong vắc xin), anh em nhà Wright, Wernher von Braun (người tiên phong trong ngành hàng không hiện đại và vũ trụ), Francis Bacon, Max Planck (người khám phá ra cơ học lượng tử), Jean-Henri Fabre (nhà côn trùng học nổi tiếng) và Ivan Pavlov.
Albert Einstein, một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất mọi thời đại cũng đồng ý như vậy. Ông viết: “Tôi muốn biết Chúa trời đã sinh ra thế giới như thế nào. Tôi không quan tâm đến hiện tượng cụ thể này nọ, trong bối cảnh nọ kia. Tôi muốn biết Chúa đã nghĩ như thế nào, tất cả phần còn lại chỉ là chi tiết. Tôi thấy một khuôn mẫu, nhưng trí tưởng tượng của tôi không thể hình dung người đã tạo ra khuôn mẫu đó. Tôi nhìn thấy một chiếc đồng hồ, nhưng tôi không thể hình dung người chế tác ra chiếc đồng hồ đó. Trí não con người không thể nhận thức được không gian bốn chiều, thì sao có thể có ý niệm về một vị Thần đã tồn tại trước đó cả ngàn năm, cũng như ở trong ngàn thời không được?”
Vậy chúng ta có nên xem Thần là không tồn tại? Chắc chắn là không. Suy cho cùng, nếu chúng ta không biết mình đến từ đâu thì rất khó để có thể trở lại nơi chúng ta vốn thuộc về.
Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/4/15/439759.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/5/19/201367.html
Đăng ngày 21-08-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.