Bài viết của Lục Văn

[MINH HUỆ 28-07-2022] Adolf Eichmann, một thành viên của Đảng Quốc xã và Cơ quan An ninh của nó, là một trong những lãnh đạo chính của cuộc thảm sát Holocaust. Là người đứng đầu bộ phận chịu trách nhiệm về các vấn đề của người Do Thái, ông ta phụ trách việc trục xuất người Do Thái đến các trại hủy diệt nơi họ bị giết bằng khí độc, trong đó có trại tập trung Auschwitz. Chỉ riêng từ tháng 3 đến tháng 7 năm 1944, 437.000 người Do Thái Hungary đã bị giết theo cách này.

Sau khi chiến tranh kết thúc, cơ quan tình báo Israel đã bắt được Eichmann vào tháng 5 năm 1960. Trước tòa, ông ta phủ nhận vai trò của mình trong hệ thống cấp bậc của Đức Quốc xã và coi mình là người vô tội. Lý do Eichmann cho rằng mình vô tội là vì với tư cách là một công dân, ông ta trung thành với đất nước và tuân theo luật pháp của đất nước. Là một người lính, ông ta theo lệnh của chỉ huy và chấp hành mệnh lệnh của cấp trên. Công việc của ông ta chủ yếu là ở văn phòng nhận tài liệu, làm công việc thống kê, sắp xếp các chuyến tàu v.v.. Ông ta chưa bao giờ trực tiếp giết một người nào bằng bàn tay của mình, và chưa có ai bị đổ máu trước mặt ông ta. “Tôi là một mắt xích trong hệ thống bánh răng, và tôi chỉ đóng vai trò truyền động thôi mà.”

Tại sao người dân thế giới lại coi Eichmann là kẻ giết người với bàn tay đẫm máu. Bởi vì ông ta thừa nhận ông ta biết “Tổng thống đã ra lệnh tiêu diệt người Do Thái”. Là một người minh mẫn, tỉnh táo, ông ta ý thức được rằng công việc vận chuyển của mình là đưa Do Thái vào chỗ chết. Dưới sự chỉ huy và tổ chức của ông ta, hàng triệu người đã lên tàu. Họ từ những người tự do trở thành tù nhân trong phòng khí độc, rồi kết thúc bằng những cái chết thương tâm. Tuy không trực tiếp giết người nhưng ông ta đã tham gia vào việc giết người, và ông ta phải trả giá. Cuối cùng, Eichmann bị kết án với 15 tội danh, trong đó có tội ác chống lại loài người, tội ác chiến tranh, tội ác chống lại người Do Thái, và thành viên của một tổ chức tội phạm. Là thủ phạm chính của cuộc diệt chủng, ông ta bị kết án tử hình bằng cách treo cổ vào tháng 12 năm 1961.

Hãm hại người vô tội

Câu chuyện của Eichmann nhấn mạnh tầm quan trọng của lương tâm. Bất cứ ai mù quáng làm theo mệnh lệnh để hãm hại người vô tội, cuối cùng sẽ bị kết tội và phải chịu trách nhiệm, cho dù thủ phạm có cố gắng biện hộ rằng mình là kẻ vô tội, chỉ làm theo lệnh của các lãnh đạo xấu xa.

Đáng tiếc là, kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lên nắm quyền vào năm 1949, nhiều người Trung Quốc đã hành xử giống Eichmann. Điều này càng trở nên phổ biến hơn từ khi ĐCSTQ bắt đầu bức hại Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999. Chỉ vì tin vào Chân-Thiện-Nhẫn, một số lượng lớn học viên Pháp Luân Công đã bị giam giữ, tra tấn, kết án, và thậm chí bị giết hại để lấy nội tạng.

Trương Hải Đào, một thẩm phán của Tòa án Kim Sơn Truân ở thành phố Y Xuân, tỉnh Hắc Long Giang, đã kết án 21 học viên Pháp Luân Công vào năm 2002. Trong số đó có cô Vương Lập Văn và ông Tần Nguyệt Minh bị kết án oan sai 10 năm tù giam. Ông Tần đã bị đưa đến Nhà tù Giai Mộc Tư. Vào tháng 2 năm 2011, nhà tù này đã tiến hành một đợt cưỡng chế nghiêm ngặt, bao gồm tra tấn thể chất và ngược đãi tinh thần để chuyển hóa các học viên. Chỉ trong vòng hai tuần, ba học viên Pháp Luân Công, trong đó có ông Tần, đã bị bức hại đến chết. Thi thể của ông bị đặt trong một tủ đá với vẻ mặt vô cùng đau đớn. Người ông bầm tím bởi những vết thương. Môi ông tím tái, mũi và miệng ông bị chảy máu. Ngoài ra, phía mang tai bên phải của ông có một vùng sưng đỏ.

Trần Thủy Căn, phó chánh án Tòa án Thanh Vân Phổ ở thành phố Nam Xương, tỉnh Giang Tây, đã kết án oan ông Trần Hướng Dương 11 năm và bà Trương Thục Quân 10 năm tù. Cả hai học viên đã phải chịu đựng rất nhiều trong tù, đồng thời, gia đình họ cũng bị chia cắt bởi cuộc bức hại.

Hậu quả nghiêm trọng

Theo quan điểm của thẩm phán Trương và Trần, họ chỉ là những con tốt của ĐCSTQ, để có thu nhập, họ phải thực hiện các chỉ thị của Đảng và họ không có lựa chọn nào khác trong việc kết án tù các học viên. Họ chỉ đưa ra phán quyết, chứ thậm chí họ không bao giờ đánh đập, mắng mỏ, hay cố ý gây thương tổn các học viên, và họ tin rằng họ không có tội.

Tuy nhiên, việc bỏ tù, tra tấn và cái chết của các học viên Pháp Luân Công là hệ quả trực tiếp của các bản án tù do các thẩm phán và các thủ phạm khác có liên quan đặt ra. Nếu không có án oan sẽ không có nhà tù, nếu không có nhà tù sẽ không có những cái chết thương tâm. Trương và Trần không trực tiếp giết người, nhưng họ đã dùng chức vị của mình, và họ cũng là những kẻ giết người không dao.

Trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, người ta tin rằng thiện ác hữu báo. Nói cách khác, hành động dẫn đến hậu quả. Số phận của thẩm phán Trương và Trần thực sự đã có kết cục bi thảm.

Vào ngày 11 tháng 1 năm 2015, Trương đi ăn tối với ai đó. Trong khi ông ta đang ngồi trong xe và nói chuyện với người kia, đột nhiên ông ta bị á khẩu. Mọi người vội vàng đưa ông ta đến bệnh viện và ông ta đã chết ở đó do bị nhồi máu cơ tim.

Còn về thẩm phán Trần, trong vòng chưa đầy một tháng sau khi tuyên án hai học viên, ông ta đột nhiên bị xuất huyết não trong thời gian giải lao của một phiên tòa, và qua đời ở tuổi 50.

Chính nghĩa hay tà ác, không được quyết định bởi luật pháp của quốc gia, mà do thiên lý định đoạt. Vô tội hay có tội, không được quyết định bởi lãnh đạo hay tổ chức, mà do đạo đức phán xét. Trong các chế độ toàn trị như Đức Quốc xã hay ĐCSTQ, luật pháp và mệnh lệnh có thể bị thao túng để bức hại người vô tội. Chỉ khi làm theo lương tâm của mình, một người mới có thể đưa ra quyết định đúng đắn.

Do đó, điều quan trọng là đứng về phía lẽ phải khi đối mặt với cuộc chiến giữa thiện và ác; nếu không, chúng ta có thể làm hại người khác và làm hại chính mình.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/7/28/445990.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/8/7/202673.html

Đăng ngày 10-08-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share