Bài viết của Lương Ngôn

[MINH HUỆ 22-07-2022]

Nói về chuyện “Triệu Uy hỏi sứ giả nước Tề”

Thái hậu Triệu Uy, vốn là công chúa của nước Tề, kết hôn với hoàng đế Huệ Văn của nước Triệu. Sau khi hoàng đế băng hà, hoàng tử Hiếu Thành lên ngôi nhưng tuổi còn rất trẻ, vì vậy Thái hậu phải nhập triều để quán xuyến việc triều chính. Uy Hậu là một phụ nữ kiệt xuất nhưng ít được nhắc đến trong lịch sử Trung Quốc.

Có lần, Tề vương sai sứ giả mang thư đến thăm bà. Ngay khi nhìn thấy sứ thần, thái hậu Triệu Uy đã hỏi ông ta: “Mùa màng năm nay ra sao? Dân chúng có no đủ không? Tề Vương vẫn khỏe mạnh chứ?”

Nghe vậy, sứ thần rất không bằng lòng bèn tâu lên Thái hậu: “Kẻ hạ thần vâng lệnh vua sang thăm Thái hậu, Thái hậu không hỏi đến vua tôi, lại hỏi thăm mùa màng với thiên hạ trước, thế chẳng phải tôn trọng kẻ hèn hơn người sang sao?”

Thái hậu trả lời: “Nếu mất mùa thì dân chúng sống bằng gì. Không có thiên hạ làm sao có Tề Vương?”

Nói xong, Thái hậu lại hỏi về Chung Ly Tử và Nghiệp Dương Tử, hai kẻ sỹ đạo đức cao thượng, mà lại chưa được triệu ra làm quan? Còn người con gái tên là Anh Nhi Tử, hiền thục có tiếng, không ưa trang sức, sao Tề vương chưa mời vào chầu để nêu gương?

Nói như vậy không phải thái hậu Triệu Uy can thiệp quá sâu vào việc nội bộ của nước Tề, mà đối với bà, ưu tiên hàng đầu của bậc đế vương phải luôn là sự thái bình của muôn dân, luôn lấy dân làm gốc. Đồng thời, người cai trị cũng cần hướng dẫn người dân đề cao và coi trọng đạo đức. Nếu một nhà nước không chiêu mộ được những người tài đức, thì lẽ phải sẽ không được coi trọng, đạo đức của người dân sẽ không được cải thiện, và lòng hiếu thảo sẽ không được lưu truyền, cũng không có quốc thái dân an.

Bức hại Chân-Thiện-Nhẫn sẽ dẫn đến những thảm họa khôn lường

Sau khi đọc câu chuyện trên, tôi không thể không liên tưởng đến một nhóm người đặc biệt đáng được chú ý, đó là các học viên Pháp Luân Công. Họ đã phải chịu sự bức hại tàn bạo dưới bàn tay của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kể từ tháng 7 năm 1999. Dưới đây là một vài ví dụ như vậy:

Ông Nguyên Thắng Quân

Ông Nguyên Thắng Quân, một học viên Pháp Luân Công ở thành phố Tế Nguyên, tỉnh Hà Nam, là cựu giám đốc cục vật tư địa phương. Ông Nguyên được cả cấp trên và đồng nghiệp coi là một cán bộ xuất sắc hiếm có. Ông không bao giờ hút thuốc, uống rượu, khiêu vũ, hay chơi bài, ông cũng không bao giờ nhận quà hay tiền khi giúp đỡ ai đó.

Trong những ngày đầu của cuộc bức hại, xuất phát từ sự tín nhiệm và lòng chân thành, ông đã viết một bức thư gửi các lãnh đạo chính quyền để giảng chân tướng về Pháp Luân Công. Tuy nhiên, lá thư này đã được dùng làm “bằng chứng phạm tội” chống lại ông. Sau nhiều lần bị giam giữ và tra tấn, ông Nguyên, một người rất tốt bụng và trung thực, một người cha và một người con tuyệt vời, đã bị bức hại đến chết. Sau khi ông qua đời, vợ ông là bà Vương Đông Linh liên tục bị sách nhiễu, giám sát nơi ở và bị bức hại dưới những hình thức khác. Sau đó, bà còn bị kết án tù bất hợp pháp.

Ông Quách Hán Pha

Ông Quách Hán Pha, học viên Pháp Luân Công đến từ Thương Châu, tỉnh Hà Bắc, là một thợ bạc nổi tiếng có tay nghề cao và uy tín. Ông cũng nổi tiếng về lòng hiếu thảo và biết ơn đặc biệt đối với cha mẹ ông. Tuy nhiên, một người tốt như vậy đã bị kết án 11 năm tù một cách bất hợp pháp chỉ vì ông ấy không chịu từ bỏ đức tin của mình vào Pháp Luân Công. Sau khi bị tra tấn liên tục để cố ép ông từ bỏ tu luyện, ông Quách đã qua đời.

Ông Lý Chí Cương

Ông Lý Chí Cương từng là ứng viên tiến sỹ tại Đại học Công nghệ Quốc phòng ở thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, và là một tài năng trong các nghiên cứu tiên tiến. Ông Lý bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1998, sau đó không lâu ông đã bỏ hút thuốc, uống rượu, và lấy lại được sức khỏe của mình.

Ông Lý làm việc tận tâm và luôn thiện đãi, chân thành với mọi người. Cấp trên và đồng nghiệp của ông đều đánh giá ông là một người rất dễ mến, chính trực và tài năng.

Sau khi ông bước vào tu luyện được một năm, cuộc bức hại bắt đầu và ông Lý bị mất việc làm vì không chịu từ bỏ đức tin của mình. Ông còn gặp khó khăn khi làm thủ tục đăng ký hộ khẩu, và để bắt được ông, cảnh sát Trường Sa đã bắt cóc cháu trai của ông.

Gần đây, tôi nghe nói rằng ông Lý đã bị kết án năm năm tù. Một nhân tài trong lĩnh vực khoa học và công nghệ tiên tiến bị giam hãm đúng vào thời kỳ đỉnh cao của cuộc đời do cuộc bức hại của ĐCSTQ.

Tôi còn đọc trên trang Minh Huệ rằng một học viên Pháp Luân Công ở thành phố Thương Châu, tỉnh Hà Bắc, đã bị kết án mấy năm tù một cách bất hợp pháp. Khi anh ấy được thả và trở về nhà, anh thấy ngôi nhà của mình ở trong tình trạng tồi tệ và chẳng còn gì ngoài bốn bức tường. Sau đó, anh được nhận vào làm công nhân xây dựng. Một hôm, khi mọi người đang nghỉ ngơi trong giờ ăn trưa, anh tiếp tục đào đất và đào được một túi tiền, trong đó có khoảng vài nghìn nhân dân tệ tiền mặt. Không chút do dự, anh đã đưa túi tiền cho chủ nhân ngôi nhà, khiến người chủ vô cùng cảm động trước sự trung thực của anh.

Ngày nay, dưới sự cai trị độc tài của ĐCSTQ ở Trung Quốc, không còn chỗ cho những cán bộ trung thực, những doanh nhân trung thực hoặc những người tốt bụng hiếu kính với cha mẹ của họ. Đó cũng không phải là nơi dành cho những người chăm chỉ, tài năng, hay những người không vụ lợi và lương thiện, chỉ vì tất cả họ đều sống theo Chân-Thiện-Nhẫn.

Trong 23 năm qua, các học viên Pháp Luân Công đã bị bức hại theo một chính sách nhằm “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, và hủy hoại thân thể” của họ.

Năm xưa Đường Tăng sang Ấn Độ cầu Pháp, ở sông Hằng ông gặp phải những tên cướp muốn giết ông. Tuy đối mặt với cái chết, ông vẫn chỉ có một niệm duy nhất là làm thế nào để cứu những tên cướp đó. Ngày nay, trong nỗ lực giảng chân tướng về Pháp Luân Công cho mọi người, nhiều học viên ở Trung Quốc có nguy cơ mất đi việc làm được trả lương cao, thậm chí là cả tính mạng của họ. Các học viên sử dụng tiền túi của mình để làm tài liệu giảng chân tướng bất chấp nguy nan. Mối quan tâm duy nhất của họ là làm thế nào để cứu thêm được nhiều người mà tâm trí đã bị đầu độc bởi những lừa dối của ĐCSTQ.

Song, cho dù các học viên Pháp Luân Công cố gắng cứu người như thế nào, trước đúng-sai, thiện-ác, mỗi người đều phải đưa ra lựa chọn của riêng mình. Những người vu khống, phỉ báng, bôi nhọ Phật Pháp chính là đã phạm tội ác rất lớn, và sẽ phải gánh chịu hậu quả nghiêm trọng.

Theo báo cáo trên Minh Huệ Net, chỉ riêng trong năm 2021, 68 bí thư của Ủy ban Chính trị và Pháp luật của ĐCSTQ đã phải gánh chịu hậu quả nặng nề do bức hại Pháp Luân Công. Trong những năm qua, Minghui.org đã báo cáo khoảng 20.000 trường hợp bị quả báo do tham gia vào cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công vô tội vì đức tin của họ.

Nếu cuộc bức hại không xảy ra, ước tính một cách khiêm tốn nhất, số học viên Pháp Luân Công đã tăng gấp đôi trong 23 năm qua, theo đó, môi trường xã hội được cải thiện đáng kể, dân chúng an cư lạc nghiệp, đất nước sẽ trở nên phồn thịnh hơn. Điều này đã có thể thành hiện thực chứ không chỉ là một giấc mơ.

Nhưng cuộc bức hại đã thực sự được phát động, và nó không chỉ lãng phí đáng kể nhân lực và tài nguyên mà còn tàn phá nghiêm trọng hệ thống pháp luật. Ở Trung Quốc ngày nay, nạn tham nhũng; hàng giả, thực phẩm kém an toàn tràn lan; nội dung khiêu dâm, cờ bạc và lạm dụng ma túy trở nên phổ biến; môi trường tự nhiên bị tàn phá nghiêm trọng. Tất cả những điều này đều liên quan mật thiết đến sự suy thoái đạo đức và là hệ quả của cuộc bức hại Chân-Thiện-Nhẫn và hàng chục triệu học viên Pháp Luân Công sống theo các nguyên tắc đó.

Vậy nên, học viên Pháp Luân Công không phải là nạn nhân duy nhất của cuộc bức hại – mà những người khác cũng đang trực tiếp bị ảnh hưởng.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/7/22/446331.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/7/31/202549.html

Đăng ngày 04-08-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share