Bài viết của Hà Diệc Minh

[MINH HUỆ 30-05-2022] Từ cổ chí kim, mỗi khi chính tà giao tranh, tà ác cho dù có điên cuồng ngang ngược đến mấy, thì chính nghĩa cũng không dừng bước. Shakespeare từng nói: ‘Sự thật cuối cùng sẽ bị phơi bày cho dù có được che giấu như thế nào đi nữa’.

Trước khi Bức tường Berlin sụp đổ, những người qua lại biên giới ở Đông Đức thường bị lính biên phòng bắn chết. Anh Chris Gueffroy, 20 tuổi, là người cuối cùng bị bắn chết khi cố gắng vượt qua bức tường từ Đông Đức sang Tây Đức vào ngày 5 tháng 2 năm 1989. Bốn lính biên phòng tham gia vụ việc đã được Erich Wöllner, chỉ huy của họ, trao thưởng.

Nhưng câu chuyện không chỉ dừng lại ở đó. Sau khi nước Đức thống nhất và chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu sụp đổ, bốn lính canh đã bị truy tố và Ingo Heinrich, kẻ gây ra phát súng chí mạng, đã bị bỏ tù. Chỉ huy Erich Wöllner cũng bị kết án vì “đồng lõa và tiếp tay cho tội ngộ sát và có âm mưu ngộ sát.”

Bài học từ thời nhà Minh

Xuyên suốt lịch sử và các nền văn hóa, người ta biết rằng ai ngược đãi người vô tội cuối cùng sẽ phải chịu trách nhiệm. Một ví dụ khác là về Ngụy Trung Hiền, một quan chức cấp cao cuối thời nhà Minh, người được biết đến là đại hoạn quan tàn ác nhất trong lịch sử Trung Quốc. Với quyền lực trong tay, thế lực của ông ta ngày càng mạnh, lũng đoạn đến mức sánh ngang với hoàng đế. Nhiều quan chức đã bái lạy ông ta trong khi những người không cùng phe cánh với ông ta thì bị tiêu diệt một cách không khoan nhượng. Trong số đó có Tả Quang Đấu, người đã bị tra tấn đến mức “không còn ra hình người” trước khi chết.

Sau khi hoàng thượng băng hà, Ngụy cũng mất đi quyền lực. Nhiều quần thần và học giả đã đệ đơn khiếu nại ông ta lên vị hoàng đế mới. Ngụy buộc phải tự sát, sau đó, xác ông ta bị phanh thây và đem bêu trước dân làng để thị chúng. Những người theo ông ta, đặc biệt là cấm vệ quân, cũng bị xử tử.

Khủng bố thời hiện đại

Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lên nắm quyền vào năm 1949, nó đã phát động một số chiến dịch chính trị nhắm vào những người bị coi là “kẻ thù”, bao gồm nông dân (Cải cách ruộng đất vào những năm 1950), chủ doanh nghiệp (quan hệ đối tác công tư, những năm 1950), và trí thức (“chống cực hữu”, những năm 1950, Cách mạng Văn hóa những năm 1960). Trong mấy thập kỷ gần đây, chế độ này đã chuyển sang những người bất đồng chính kiến ​​(Thảm sát trên Quảng trường Thiên An Môn năm 1989) và các học viên Pháp Luân Công (cuộc bức hại từ năm 1999).

Tương tự như những thảm kịch đã xảy ra tại Bức tường Berlin hoặc vào thời nhà Minh, nhiều người đã mù quáng tuân theo lệnh của ĐCSTQ đàn áp những người vô tội. Họ không hề biết rằng, mặc dù “công việc khó khăn” của họ có thể mang lại lợi ích cá nhân trước mắt, nhưng một ngày nào đó, chính những “thành tích” này có thể trở thành bằng chứng để buộc họ phải chịu trách nhiệm về tội ác của mình.

23 năm đã trôi qua kể từ khi ĐCSTQ bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999, nhưng bi kịch vẫn tiếp tục diễn ra. Trong sáu tháng đầu năm nay, 92 học viên đã qua đời do bị bức hại, 366 trường hợp bị kết án, 1.447 người bị bắt và 1.260 người bị chính quyền sách nhiễu.

Trong những năm qua, Minh Huệ đã ghi chép lại một số lượng lớn trường hợp các học viên bị giam giữ, tra tấn, bỏ tù hoặc bị tẩy não vì niềm tin vào Chân-Thiện-Nhẫn, và hơn 110.000 thủ phạm có liên quan. Nếu những thủ phạm này không chấm dứt việc thực hiện những hành vi xấu, họ có thể phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng trong tương lai.

Luật nhân quả

Edgar Cayce, một nhà ngoại cảm người Mỹ được mệnh danh là “nhà tiên tri ngủ gật”, phát hiện ra rằng nhiều người mắc bệnh là bởi nghiệp họ đã tạo ra trong quá khứ.

Một trường hợp kể về cậu bé 16 tuổi bị chấn thương cột sống trong một vụ tai nạn xe hơi dẫn đến bị liệt. Mẹ cậu bé đã đến gặp Cayce để được giúp đỡ. Trong lúc xuất thần, Cayce phát hiện ra rằng cậu bé là một binh sỹ trong Đế chế La Mã và có sở thích hành hạ những người theo đạo Cơ đốc. Do vậy, giờ đây cậu bé bị chấn thương cột sống là bởi tội lỗi của mình.

Một người khác gần như bị mù và Cayce thấy rằng anh ta từng là một người lính ở Ba Tư cổ đại, người đã dùng bàn là nóng để làm mù kẻ thù của mình. Trong đời này, đến lượt anh ta phải chịu đựng điều gì đó tương tự.

Trong Kinh Thánh có viết: “Ai đưa người vào nơi giam cầm thì sẽ bị giam cầm; kẻ nào giết bằng gươm thì sẽ bị gươm giết”. Giống như những câu chuyện trên, nhiều quan chức ĐCSTQ, cảnh sát và những người khác tham gia cuộc bức hại Pháp Luân Công cũng đã phải chịu hậu quả. Nhiều người coi những hậu quả đó là quả báo theo luật trời.

Vương Kế Trung từng là giám đốc Phòng 610 ở huyện Lạc Đình, tỉnh Hà Bắc. Khi các học viên Pháp Luân Công khuyên ông ta không bức hại Pháp Luân Công, ông ta đã gạt họ ra và quát, “Tôi không tin vào quả báo. Vớ vẩn!“ Bố vợ của ông ta cũng đồng ý, “Chúng tôi sẽ bắt tất cả các người [các học viên Pháp Luân Công].” Không lâu sau đó, Vương qua đời trong một vụ tai nạn xe hơi và bố vợ của ông ta cũng mất mạng do xuất huyết não.

Cát Thiếu Xuân, một cảnh sát ở Khúc Chu, huyện Hàm Đan, tỉnh Hà Bắc, thường xuyên đàn áp các học viên. Các học viên địa phương nhiều lần khuyên nhủ ông ta chấm dứt hành vi bức hại vì làm như thế sẽ không tốt cho ông. Thay vì dừng lại, ông ta còn gào lên: “Tôi chỉ muốn bức hại Pháp Luân Công, bức hại học viên các người, bức hại Sư phụ các người. Sao tôi vẫn chưa gặp báo ứng?” Ngày 23 tháng 8 năm 2012, khi đang lái xe tải của cảnh sát, ông ta đã đâm vào một chiếc máy kéo và chết ngay tại chỗ.

Dương Đông Thăng là thẩm phán tại Tòa án huyện Lỗ Sơn, tỉnh Hà Nam, đã bị tai nạn vào tháng 8 năm 2011. Trong số 10 người trên xe cảnh sát, ba người tử vong trong đó có Dương. Cả ba người thiệt mạng đều là thẩm phán đã từng kết án các học viên Pháp Luân Công. Khi các học viên cố gắng nói cho ông ta về luật nhân quả và chân tướng Pháp Luân Công, Dương đã bác bỏ nói, “Chúng tôi không quan tâm đến tín ngưỡng hay pháp luật. Chúng tôi chỉ cần làm theo Đảng Cộng sản, và không nương tay đối với Pháp Luân Công.”

Còn nhiều ví dụ tương tự khác ở thành phố Phủ Thuận, tỉnh Liêu Ninh, như Trương Trung Thắng, cảnh sát ở Đồn cảnh sát Lôi Phong; Vương Hiểu Đông, cảnh sát ở thành phố Phủ Thuận, và Lý Chấn, phó chánh án của Tòa án quận Vọng Hoa, cả ba đều tham gia bức hại các học viên và đã tử vong vì tai nạn hoặc bệnh tật.

Đưa ra lựa chọn đúng đắn

Theo thời gian, ngày càng có nhiều quan chức đã lắng nghe các học viên Pháp Luân Công giảng chân tướng và chọn cách không tham gia vào những việc xấu đó nữa.

Không lâu sau Tết cố truyền 2022, hai học viên lớn tuổi Huệ và Mai (hóa danh) đi ra ngoài phát tài liệu giảng chân tướng về cuộc bức hại của ĐCSTQ. Ai đó đã báo cho cảnh sát và hai bà bị đưa đến đồn cảnh sát. Sau đó, vào buổi chiều, một số cảnh sát đã đưa bà Huệ về nhà để khám xét nhà bà. Thấy con trai của bà mang bữa trưa đến và bà Huệ ăn chậm vì đã rụng hết răng. Các cảnh sát liền rời đi và quay lại khoảng hai giờ sau đó. Thấy rằng mẹ mình sẽ bị đưa đi, con trai của bà đã hỏi họ khi nào có thể đón bà. Một sỹ quan cho biết là 5 giờ chiều. Và đúng vậy, cả hai bà đều được thả lúc 5 giờ chiều.

Có lần, ba học viên đi phát tặng lịch năm mới với thông điệp về Pháp Luân Công. Một người đi đường đã liên lạc với cảnh sát và cả ba người họ đã bị đưa đến đồn cảnh sát. Tại đồn cảnh sát, một sỹ quan lấy lịch của các học viên ra và đặt chúng lên bàn bên cạnh các học viên. Một lúc sau, một cảnh sát khác bước vào và xem các tờ lịch. Anh ta lấy vài tờ, cho vào trong áo khoác của mình rồi rời đi, như thể trong phòng không có ai. Sau đó, viên cảnh sát thứ ba bước vào và làm điều tương tự. Theo đó, tất cả số lịch đã biến mất và các học viên cũng sớm được thả.

Vào cuối mùa xuân năm nay (2022), có hai học viên đã bị báo cảnh sát khi họ phát tài liệu thông tin về Pháp Luân Công. Một sỹ quan đưa các học viên đến đồn cảnh sát, ở đó, hai học viên đã giải thích cho anh ta Pháp Luân Công là gì và khuyên anh không bức hại các học viên. Viên cảnh sát lắng nghe và hứa sẽ thả các học viên vào ngày hôm đó.

“Tôi đã nhận được rất nhiều tài liệu và điện thoại từ các học viên,” anh ấy giải thích. “Một học viên mà tôi bắt đã bị kết án 5 năm tù. Tôi rất hối hận.”

Một học viên đề nghị rằng anh ấy có thể giúp giải cứu người học viên đã bị kết án. “Không, đã quá muộn vì cô ấy đã vào tù rồi. Ngoài ra, còn một người khác cũng bị cầm tù với thời hạn 7 năm. Tôi rất xấu hổ về bản thân mình,” anh nói với đôi mắt rưng rưng. Và ngay sau đó, viên cảnh sát đã đưa cả hai học viên về nhà.

Từ câu chuyện về bức tường Berlin, bài học thời nhà Minh cho đến cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Công vô tội, đều cho thấy một đạo lý, rằng chỉ khi nội tâm chân chính của một người thức tỉnh thì người đó mới có đủ dũng khí suy nghĩ độc lập, đưa ra lựa chọn đúng đắn, có trách nhiệm với sinh mệnh của mình trước áp lực của tà ác.

Bài viết liên quan bằng tiếng Hán:

https://www.minghui.org/mh/articles/2022/6/16/444999.html

https://www.minghui.org/mh/articles/2022/7/9/445943.html

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/5/30/444168.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/7/29/202524.html

Đăng ngày 04-08-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share