Bài chia sẻ của đệ tử Đại Pháp Bắc Mỹ
[MINH HUỆ 26-05-2021]
Con xin kính chào Sư phụ tôn kính!
Xin chào các bạn đồng tu!
Cuối năm 2014, tôi bước vào hạng mục truyền thông, đến nay đã hơn 6 năm. Thời gian tuy không dài nhưng qua đó tôi đã được trải nghiệm rất nhiều điều kỳ diệu của Đại Pháp. Hôm nay, tôi rất vinh hạnh có cơ hội chia sẻ một vài chuyện nhỏ trong tu luyện với mọi người.
1. Tu luyện và đề cao trong công việc
Tôi đã thay đổi rất nhiều trong mấy năm làm việc ở đài truyền hình. Ngoài việc luôn có những thể hội mới trong khi học Pháp tập thể hàng ngày, thì môi trường truyền thông cũng đã giúp tôi rất nhiều.
Mọi người có thể khó tưởng tượng được khi tôi mới đến đài, làm ở bộ phận tin tức tiếng Trung, ngày nào tôi cũng ôm điện thoại di động trò chuyện với bạn bè. Tôi là một thực tập sinh có thái độ công tác cũng không được tốt, làm thực tập sinh nửa năm. Giờ đây nhìn lại, với công việc cảm giác có thể hoàn thành chỉ trong chốc lát nhưng trong vài tháng vừa học vừa làm đó, tôi lại phải mất rất nhiều thời gian. Mỗi ngày tôi cảm thấy việc tới đài thật phiền muộn, thân thể cũng không thoải mái, khoác lên mình những bộ quần áo bình thường, đi qua đi lại và liên tục mắc lỗi trong công việc. Công việc đầu tiên của tôi là biên tập trong ban tin tức tiếng Trung, và bắt đầu từ con số không. Sau đó, tôi nghe nói rằng có đồng tu cảm thấy tôi làm thời gian không lâu và làm cũng không tốt.
May mắn thay, Ban tin tức có một môi trường học Pháp tập thể hàng ngày. Lúc đó tôi cũng bắt kịp thời gian làm việc của báo đài chuyển từ 5 ngày thành 6 ngày hàng tuần, do đó Phòng Tin tức luôn có giao lưu vào thứ Bảy.
Khi tôi liên tục hòa nhập vào môi trường tu luyện này, tôi phát hiện bản thân luôn cải biến. Có thể là do tôi có tâm muốn làm tốt, nên tâm thái cũng thay đổi, mọi thứ xung quanh cũng thay đổi theo, từ từ tôi cũng quen với công việc hơn. Nhóm của tôi có đồng tu không ngại phiền phức, nhẫn nại giúp đỡ và hướng dẫn tôi. Sau khi bắt đầu hoàn thành những biên tập cơ bản, tôi tiếp tục cố gắng thử kết hợp các yếu tố thiết kế.
Tôi biết mình chưa có nền tảng nên càng phải bỏ công phu hơn và thường dùng thời gian của bản thân để nghiên cứu các kiến thức liên quan đến video. Tôi cho rằng kênh truyền thông cần phải chuyên nghiệp, trước hết các đồng tu làm truyền thông cần phải chuyên nghiệp, tôi mong rằng ít nhất mình phải đạt trình độ trong ngành. Người quản lý đã cho tôi nhiều cơ hội để thử sức. Tôi cảm thấy rằng tôi đã tiến bộ nhanh chóng qua thực tiễn, và tôi cũng có thể đào tạo những người khác. Sau đó, tôi cũng liên tục làm một số video quảng cáo, đưa tin chuyên đề, video ca nhạc, bao bì, bản mẫu, v.v. Tôi biết rằng sự nâng cao này không phải do năng lực học tập của tôi, mà là trí tuệ có được từ Pháp sau khi tôi đặt tâm đúng.
Sư phụ giảng:
“Nói cách khác, dẫu chư vị là ở lĩnh vực nào, thì phương diện kỹ năng của chư vị có thể đề cao là biểu hiện sau khi chư vị không ngừng khiến cảnh giới của mình đề cao, trên biểu hiện là chư vị đang làm người tốt, đang tu tâm; từ giác độ con người mà nói thì chư vị đang trở thành người tốt; vì học Pháp nội tu [và] chư vị thực thi càng ngày càng tốt, [nên] chư Thần mới cấp cho chư vị trí huệ mà chư vị đáng được có và cấp cho chư vị linh cảm, khiến chư vị trong học tập mà minh bạch ra rất nhiều [điều], khiến chư vị sáng tạo ra những thứ tốt đẹp hơn, khiến chư vị có kỹ thuật cao hơn, khiến chư vị vượt lên.” (Giảng Pháp tại Pháp hội thành phố Los Angeles)
2. Trong quá trình trưởng thành ở kênh truyền thông thấy sự thần kỳ của Đại Pháp
Khi tiếp xúc với các đồng tu, tôi nghe thấy có đồng tu đặt câu hỏi có vấn đề sắp xếp ở trong hạng mục không? Điều này không hợp lý, điều kia không thoả đáng. Bộ phận tiếng Anh trong giai đoạn đầu cũng bị hỏi nhiều vấn đề như thế. Thậm chí, có người đã rời bỏ đài vì có quá nhiều thay đổi, hoặc cho rằng một số cách làm của truyền thông không phù hợp, hoặc sắp xếp cho họ không được như ý, v.v.. những việc như vậy thật rất đáng tiếc.
Trên thực tế, tôi phát hiện rằng rất nhiều khi không phải là người quản lý không lên kế hoạch hoặc sắp xếp chúng hợp lý. Lấy tin tức làm ví dụ, mọi việc thường là kế hoạch không theo kịp với sự thay đổi. Thường thì ngay sau khi sự việc xảy ra, bộ phận tin tức sẽ tận dụng cơ hội sớm đưa ra những tin tức tương ứng và tìm ra những bước đột phá giảng chân tướng. Điều này đòi hỏi các đồng tu phải ứng biến khẩn cấp, lên kế hoạch và ý tưởng, thậm chí có lúc còn phải sắp xếp phối hợp làm thêm ca, thêm giờ.
Năm 2018, tôi và người quản lý bắt đầu làm Tân Đường Nhân tiếng Anh. Lúc đó chỉ có ba người: người quản lý, tôi là biên tập và một nhân viên thực tập làm mục “Cửu Bình điểm”. Lúc đầu, chúng tôi làm việc cùng với bộ phận mạng của Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh. Vạn sự khởi đầu nan. Bắt đầu với 5 phút video trên mạng mỗi ngày đến tăng thêm thời gian, tìm các đồng tu xuất hiện trước ống kính, thực hiện các chương trình tin tức ngắn.
Trong hai, ba năm kể từ khi tôi làm ở bộ phận tiếng Anh, tôi đã tham gia sản xuất các tập đầu tiên của nhiều chương trình, sau khi cùng người quản lý xây dựng xong bộ khung và tạo ra bản mẫu của chương trình, chúng tôi bàn giao cho các thành viên khác của nhóm hoặc các nhóm khác tiếp tục thực hiện, tối ưu hóa, v.v. Thỉnh thoảng, tôi cảm thấy có chút thương bản thân rằng, tại sao mình luôn làm những công việc từ lúc sơ khai nhất và mệt mỏi nhất? Sau đó, tôi lại dùng lời dạy của Sư phụ để tự trả lời cho bản thân: “Khổ khó ấy là một phần của tu luyện của chư vị” (Giảng Pháp vào ngày Kỷ niệm 20 năm truyền Pháp).
Dần dần, bộ phận tiếng Anh hình thành và có nhiều đồng tu tham gia vào hơn. Bây giờ, chỉ tính nhóm biên tập, tính cả toàn thời gian và bán thời gian, đã có gần 20 người, thực tập sinh ra ra vào vào cũng có hơn 10 người. Trong vòng hai năm, đã có một số chương trình tin tức trực tiếp, cũng như một số chương trình video tin tức, và chúng đã được phát sóng trên truyền hình cáp ở các vùng của Hoa Kỳ và Châu Âu.
Tất nhiên, chúng tôi vẫn còn kém xa so với tiêu chuẩn của Sư phụ đề ra, và vẫn còn nhiều thiếu sót. Tuy nhiên, thật đáng kinh ngạc khi thấy rằng Tân Đường Nhân tiếng Anh có thể phát triển nhanh như vậy trong một khoảng thời gian ngắn. Tôi hiểu rằng, là đệ tử Đại Pháp cần phải phối hợp hết sức, chỉ cần có xuất phát điểm tốt thì dù chưa có đủ kinh nghiệm cũng có thể làm được. Bởi vì chúng ta chỉ thực hiện hành động trên bề mặt, và đằng sau đều là Sư phụ đang làm. Trong suốt thời gian đó, sự an bài của những người quản lý, sự phối hợp giữa các bộ phận và sự phó xuất của các đồng tu tham gia, thực sự đều là những truyền kỳ.
Sư phụ giảng:
“Mọi người nhiều khi suy xét vấn đề, đã [tạo thành] một thói quen: ‘Tôi cần thực hiện việc này, tôi cần việc này như thế như thế, việc kia cần như thế như thế’, nghĩ ngợi kỹ, ‘Chà, mình thật toàn diện rồi, thật viên mãn rồi’; nhưng đến khi thực hiện, thì tình huống thật sự thực tế lại thiên biến vạn hoá, có khi lại không đạt; (cười) không đạt thì lại suy nghĩ lại. Không phải làm như vậy. Hãy dùng chính niệm; chư vị thấy rằng cần thực hiện như thế nào, thì chư vị hãy làm như thế; khi gặp vấn đề tự nhiên chư vị biết được giải quyết ra làm sao. Chính niệm mạnh mẽ thì hết thảy đều thuận lợi, bảo đảm sẽ làm được tốt.” (Giảng Pháp tại Pháp hội vùng đô thị New York)
3. Mở rộng lòng bao dung qua công tác điều phối
Cùng với việc mở rộng bộ phận tiếng Anh và nhân viên tăng lên, cấp trên để tôi phụ trách nhóm biên tập và một số công việc điều phối. Thành viên của nhóm biên tập cơ bản là những người trẻ mới gia nhập, ra nước ngoài cũng chưa lâu. Tôi cũng không có kinh nghiệm. Khi chúng tôi làm việc cùng nhau, học hỏi lẫn nhau và cũng có những ma sát.
Một buổi sáng học Pháp, tôi đọc bài “Thế nào là Nhẫn” trong “Tinh Tấn Yếu Chỉ”, và đọc câu đầu tiên: “Nhẫn là chìa khoá của đề cao tâm tính”, tôi đột nhiên hiểu rằng chìa khóa để nâng cao tâm tính hóa ra là cần phải nhẫn. Ngay sau đó khảo nghiệm liền đến.
Hôm đó, khi tôi đến văn phòng, tôi thấy một đồng nghiệp đang xem giấy tờ nhân thân của cô ấy, tình cờ lúc đó tôi cũng đang giải quyết vấn đề nhân thân. Đồng tu thấy tôi đến liền hỏi tôi trước đây tôi xử lý chúng như thế nào, và tôi đã nói với cô ấy kinh nghiệm của mình. Lúc tôi đang nói thì một nam đồng tu hét lên: “Đừng nghe cô ấy!”. Nam đồng tu này bắt đầu nói phải làm thế nào, thế nào.
Tôi đột nhiên cảm thấy xấu hổ, và cảm thấy xung quanh tôi im lặng, mọi người đều không nói gì. Lúc đó tôi không biết phải nói gì, bảo với đồng tu rằng: “Vậy thì bạn có thể nghe anh ấy nói, có lẽ tôi đã sai”.
Tôi cắn răng, quay về chỗ ngồi, nhìn vào màn hình máy tính mà tâm nổi lên. Tôi nghĩ cách đồng tu nói như thế quá thô lỗ, lớn tiếng như vậy, còn có các thành viên các nhóm xung quanh, mọi người nghe vậy sẽ nghĩ thế nào? Mọi người nghĩ gì về tôi? Hơn nữa, tôi còn là người phụ trách. Đồng thời, tôi cũng hiểu rất rõ rằng những suy nghĩ để ý trong lòng về việc người khác nhìn mình thế nào, tâm sợ bị người khác nói, bảo vệ thể diện bản thân, kiêu ngạo làm người quản lý, nhất định phải vứt bỏ chúng đi. Bất kể đồng tu đó nói đúng hay không, cách nói như thế nào, những tâm đó của tôi bị kích động tới chính là cần phải buông bỏ chúng.
Vì vậy, trong thâm tâm, tôi không ngừng lặp đi lặp lại câu Pháp mà tôi vừa hiểu được “Nhẫn là chìa khóa của đề cao tâm tính”. Sau đó, tôi tiếp tục làm việc. Tôi cảm thấy mình sắp nổ tung bất cứ lúc nào, nhưng tôi cũng biết rằng chỉ có nhẫn mới có thể đề cao. Đây là Sư phụ đang giúp tôi đề cao. Nếu tôi đã lý giải được tầng Pháp lý này thì cần phải nhẫn, cho dù cảm thấy bản thân oan ức cũng phải trước hết nuốt nước mắt mà nhẫn.
Cuối cùng nhịn được tới trưa, tôi đi ra ngoài. Vừa ra khỏi tòa nhà, tôi đã khóc, trong lòng cảm thấy tủi thân, một đồng tu bên cạnh liên tục khuyên tôi, nhất định cần giữ vững tâm tính, đừng bỏ lỡ cơ hội này. Tôi vừa khóc vừa gật đầu, trong lòng cảm thấy vô cùng khó chịu. Sau khi khóc cả buổi trưa, tôi cảm thấy tốt hơn và quay trở lại làm việc. Sau này tôi và mẹ cũng là đồng tu đề cập về kinh nghiệm vượt quan lần này, mẹ tôi nói rằng lúc khó chịu đó chắc chắn là một tầng sinh mệnh mỏng mỏng do quan niệm tạo thành, bởi vì cần vứt bỏ chúng nên sinh mệnh đó rất thống khổ.
Trong một buổi giao lưu nhóm nhỏ vào cuối tuần, tôi đã chia sẻ điều này với mọi người, nam đồng tu nói rằng anh ấy không phải do ác ý, chỉ là anh ấy cho rằng phương pháp của mình hợp lý hơn nên mới nói với mọi người đừng nghe tôi. Tôi nói với anh ấy rằng nếu sau này thực sự gặp lại sự việc như thế, lời nói của anh có thể nên nhẹ hơn chút, có thể hỏi rằng: “Liệu còn có thể làm theo cách như thế này không?”. Nếu không sẽ dễ gây tổn thương cho người khác. Đồng tu đã tiếp nhận. Tuy nhiên, quan tâm tính của tôi với đồng tu này vẫn chưa dừng lại.
Sau đó, công việc biên tập của bộ phận tiếng Anh thêm một khâu nữa, tôi biết một đồng tu tiếng Trung rất có kinh nghiệm trong việc này, vì vậy tôi đã mời đồng tu đó đến giải thích cho nhóm tôi. Đồng tu bên bộ phận tiếng Trung đã kiên nhẫn giải thích hết cách làm, tôi ở bên cạnh luôn bày tỏ sự cảm ơn và các đồng tu khác cũng rất cảm ơn sự giúp đỡ này. Nhưng lúc này, nam đồng tu đó lại đột nhiên hét to một câu “Khổ rồi”. Bởi vì anh ấy cảm thấy công việc lại thêm một số bước và bước này cũng không phải là hoàn hảo. Tôi thầm nghĩ, quy trình hiện tại của chúng tôi chỉ có thể làm được đến như thế, vất vả truyền đạt hết cho anh vậy mà nhận lấy một câu “Khổ rồi”. Vừa được giới thiệu công việc lại “tiêu cực” như vậy, điều này sẽ mang tới cho nhóm chúng tôi bao nhiêu cảm xúc bất hảo? Nói không chừng những người vốn nghĩ rằng nó tốt sẽ cảm thấy thực sự ảm đạm. Nghĩ đến điều này, tôi càng nghĩ càng tức giận, tôi cảm thấy mình không thể phối hợp được tốt với đồng tu này, vì vậy tôi đã tìm quản lý của mình và nói rằng tôi không muốn làm công việc điều phối nữa.
Sau khi đồng tu quản lý biết toàn bộ câu chuyện, ông đã gọi đồng tu này và những người khác trong nhóm đến cùng nói về việc này. Bởi vì đồng tu này, trước cũng có những thói quen không tốt, cộng thêm sự việc này, người quản lý đã bàn bạc với bộ phận nhân sự, sắp xếp cho đồng tu nam đó sang một bộ phận khác. Khi đó, các đồng tu trong nhóm bắt đầu thay nhau xin tha thứ cho nam đồng tu đó. Tôi thấy rất lạ, là nam đồng tu này có nhiều thói quen xấu như vậy, tại sao mọi người quý như vậy? Tôi tự nói thầm trong tâm, chẳng lẽ là mình sai sao? Có phải do tôi quá không bao dung không? Tại sao tất cả mọi người thiện ý muốn giữ anh ấy lại như thế? Việc mọi người muốn giữ anh ấy lại đã giúp người đồng tu này có một khoảng thời gian và tôi cũng bắt đầu tìm vấn đề của bản thân mình. Tại sao, tôi luôn gặp rắc rối với anh ấy?
Tôi thấy rằng mình có tâm “coi thường người khác” rất mạnh, không chịu nổi một số hành vi của đồng tu này, và sinh ra quan niệm không tốt về anh ấy. Và có lẽ, chính vì quan niệm của tôi quá mạnh mẽ nên mới khiến anh ấy càng ngày càng thể hiện ra những gì tôi không thích, sau đó khiến tôi càng khó chịu hơn với anh ấy. Đó là một tuần hoàn ác tính, là điều tà ác muốn thấy nhất. Làm người tu luyện, phải biết rõ chính tà. Tôi nghĩ rằng Sư phụ nhất định hy vọng tôi có thể làm tốt công việc điều phối hiện tại và phối hợp tốt với mọi người. Nếu đồng tu thực sự rời đi, bộ phận vốn đã thiếu người, làm sao có thể phát triển được? Mọi người đang nỗ lực phát triển truyền thông tiếng Anh, nếu vì sự hẹp hòi của bản thân làm trì hoãn hạng mục phát triển, chẳng phải tôi đang khởi tác dụng phụ diện sao? Ngoài ra, trong nhóm làm việc có rất nhiều đồng tu cùng tuổi và một môi trường tốt chắc chắn sẽ giúp đồng tu này thay đổi, và bản chất của đồng tu này không có vấn đề gì. Tôi tin rằng anh ấy ở đây là có lý do. Anh ấy là đệ tử của Sư phụ, và Sư phụ chắc chắn hy vọng rằng anh ấy sẽ tiếp tục làm tốt. Tôi biết bản thân cần bao dung hơn, nên tôi đã đến gặp người quản lý và đề nghị giữ đồng tu này lại, cho anh ấy một cơ hội, và tôi sẽ tu thật tốt. Cuối cùng đồng tu này ở lại nhóm, sau khi trải qua sự việc này, tôi thấy rằng anh ấy thực sự có nhiều ưu điểm và rất phối hợp, chỉ là về biểu hiện thì có một số thói quen xấu cần vứt bỏ.
Những việc này khiến tôi nhận ra rằng làm công tác điều phối phải mở rộng lòng bao dung, không phải để thể hiện bản thân trong nhóm mà để mọi người cùng nhau gắn kết, phát huy hết năng lực và sở trường của mình, đề cao trong tu luyện, hoàn thành sứ mệnh, đó mới là điều Sư phụ cần.
4. Sư phụ nói “từ từ hạ xuống”
Trong khi làm biên tập, tôi cũng thực hiện một phần công việc dẫn chương trình. Sau khi được chuyển sang bộ phận tiếng Anh, tôi vẫn còn làm một số việc dẫn chương trình tiếng Trung.
Năm ngoái, đại dịch virus Trung Cộng bùng phát, và kênh truyền thông chúng tôi muốn mở một chương trình liên quan để trực tiếp vạch trần việc ĐCSTQ che giấu dịch bệnh này. Người quản lý tìm tôi và yêu cầu tôi làm phát trực tiếp bản tin buổi sáng. Chương trình phát sóng trực tiếp yêu cầu trực diện đưa câu hỏi, và thời lượng dài đến một giờ. Khi đó, tôi nghĩ rằng công việc này rất khó. Nhưng giờ đã an bài rồi, tôi mang tâm thái thử làm xem sao.
Vào thời điểm đó, có rất nhiều khán giả đại lục vượt tường lửa để xem chương trình của chúng tôi, họ rất biết ơn chương trình của kênh truyền thông chúng tôi. Họ để lại rất nhiều đánh giá tốt. Trong số đó, cũng có cư dân mạng bày tỏ sự ủng hộ và động viên tôi dẫn chương trình.
Khi tôi lần đầu tiên bắt đầu làm chương trình, đồng tu cùng làm phát sóng trực tiếp với tôi lo tôi nổi tâm chấp trước, mỗi khi thấy tin nhắn cư dân mạng khen ngợi tôi, liền lập tức xóa nó đi. Thực tế khi tôi lên sóng trực tiếp thì mục đối thoại cũng được mở ra nên những tin nhắn đã xóa này tôi đã xem hết. Tôi biết trình độ nghiệp vụ của mình còn kém xa, và luôn cố gắng khiêm tốn, tuy nhiên khi thấy nhiều đánh giá tốt tôi vẫn cảm thấy rất vui.
Một lần trong khi luyện bài công pháp bão luân, trong đầu tôi nhớ lại về một câu khen ngợi mình, tôi không thể tĩnh lại được, cảm thấy bản thân có chút phiêu phiêu, nhưng tôi chuyển niệm và nghĩ rằng thật đáng sợ vì khởi tâm chấp trước không chỉ bản thân không đạt được đề cao, làm hạng mục Đại Pháp không kiến lập uy đức, điều chủ yếu nhất là sẽ gây trở ngại tới hiệu quả cứu người. Mọi thứ mà Sư phụ khổ tâm an bài sẽ chỉ vì tâm tính tôi không ổn định mà đều bị lãng phí.
Nếu chương trình làm ra mà hiệu quả cứu người không tốt thì thật là lãng phí tài nguyên Đại Pháp, bởi vì những nỗ lực của các đồng tu đã phó xuất, cùng nhau phối hợp, rất có thể vì tôi không thuần tịnh, mà sẽ không phát huy được tác dụng. Nghĩ đến đây càng nghĩ lại càng sợ, tâm không thể tĩnh lại được, không biết phải làm sao.
Đang miên man suy nghĩ, chợt nghe Sư phụ nói “từ từ hạ xuống”. Ồ, hóa ra là khẩu lệnh của Sư phụ chuyển sang động tác “phúc tiền bão luân” rồi. Tôi mới nhận ra rằng mình đang luyện công. Chợt sợ hãi mở mắt ra, bên cạnh không có ai. Tuy nhiên, câu “từ từ hạ xuống” mà Sư phụ vừa nói rất rõ rành rành, giống như nói bên tai tôi, vang dội. Và câu “từ từ hạ xuống” đối với tôi lúc này chính là Sư phụ đang trực tiếp nhắc nhở tôi cần dần dần hạ xuống (vứt bỏ) những tạp niệm này. Lúc đó, tôi vừa khóc vừa bão luân, cảm thấy Sư phụ thực sự ở bên cạnh tôi. Tôi nghĩ gì, Sư phụ đều biết, đều đang dẫn dắt, lúc đó tôi lý giải rằng Sư phụ cho tôi từ từ hạ xuống nên tôi sẽ từ từ làm, cũng không cần lo lắng việc bản thân hạ xuống không được, không nghĩ gì hết, trước tiên luyện công tốt, những tư tưởng không thuần tịnh kia dần dần đều sẽ thanh trừ hết.
Sư Phụ giảng:
“Tâm oán hận ấy, chính là dưỡng thành [từ] việc thích nghe điều dễ nghe, thích [gặp] chuyện vừa ý, nếu không bèn oán hận”. (Giảng Pháp tại Washington DC năm 2018)
Khi tôi học đến đây, tôi cảm thấy như thể mình đã minh bạch ra rất nhiều. Thích nghe điều dễ nghe không chỉ là biểu hiện của “chấp trước tự ngã”, cũng không chỉ là thể hiện của “tâm danh lợi”, “tâm hoan hỷ”, mà nó còn là nguồn gốc của “tâm oán hận”.
Trong bài giảng Pháp này, Sư phụ nói làm thế nào loại bỏ tâm oán hận của bản thân:
“Tôi vẫn luôn giảng rằng, người tu luyện phải xoay ngược lại nhìn vấn đề, khi chư vị đụng phải chuyện không tốt thì chư vị coi đó là hảo sự, là đến để đề cao chư vị, [ví như] ‘Con đường này ta cần bước đi cho tốt’, ‘Đây lại cần vượt quan nữa rồi’, ‘[Việc cần] tu luyện đến rồi’. Khi chư vị gặp hảo sự thì chư vị nghĩ, ‘Ái chà, mình chớ cao hứng quá, [gặp] việc vừa ý không đề cao lên được, còn dễ rớt xuống’. Tu luyện mà, chư vị phải xoay ngược lại nhìn vấn đề. Giả sử khó khăn tới, chuyện bất hảo tới, [mà] chư vị nhất loạt bài xích hết, chắn hết, thì chư vị là đang từ chối vượt quan [khảo nghiệm], chư vị là cự tuyệt tiến lên trên; đúng không? [Đương nhiên] những thứ bức hại là chuyện khác”. (Giảng Pháp tại Washington DC năm 2018)
Tôi ý thức rằng bản thân cần chiểu theo lời dạy của Sư phụ để làm, cao hứng rồi thì cần cảnh tỉnh mình không cao hứng nữa, gặp việc khó thì thản nhiên giải quyết, như vậy có thể cân bằng tốt tâm thái bản thân, không khiến cho bản thân sản sinh “tâm oán hận”.
Khoảng thời gian làm truyền hình trực tiếp đó rất vất vả. Mỗi ngày tôi thức dậy lúc hơn 4 giờ sáng, chỉnh lý tin tức, hơn 5 giờ ngồi xe đến văn phòng, vừa ăn sáng vừa trang điểm, rồi lại chỉnh lý bài viết, và thảo luận nội dung cùng một bạn dẫn chương trình khác, 9 giờ bắt đầu lên sóng trực tiếp, 10 giờ kết thúc. Sau đó nghỉ ngơi một chút, hoặc đi tẩy trang thay đồ, hoặc ngồi đả tọa. Buổi trưa tham gia học Pháp, chiều tôi lại bắt đầu xử lý công việc của ban tiếng Anh, tới 6 hoặc 7 giờ tối về nhà, về nhà tới 9 giờ tối bắt đầu chuẩn bị bài viết cho ngày hôm sau, thông thường khoảng tới 11 giờ đêm tôi đi ngủ. Mỗi tuần có 4 buổi sáng phát sóng trực tiếp, vài tháng như vậy trôi qua trong nháy mắt.
Khi đó, đồng tu cộng tác với tôi thường tầm 1, 2 giờ sáng đăng các nội dung lựa chọn bởi vì cần theo sát tin tức nên đồng tu đều không có giấc ngủ yên, thường ngủ một lúc, xem một chút tin tức rồi sau đó lại ngủ. Và nhóm làm chương trình trực tiếp đứng sau màn hình cũng vậy, mọi người đều không nghỉ một ngày nào.
Hồi tưởng lại, quãng thời gian đó thật vô cùng trân quý. Khi dịch bệnh bùng phát, người dẫn chương trình của truyền thông người thường đều làm chương trình tại nhà, còn chúng tôi làm chương trình trực tiếp tại đài truyền hình của mình.
5. Trân quý, duy hộ hoàn cảnh tu luyện
Bởi vì tôi vừa làm cả bộ phận tiếng Trung và tiếng Anh nên khó tránh khỏi rất nhiều việc xử lý không chu toàn, không kịp thời. May là hiện giờ trong nhóm đã có người quản lý mới, tiếp quản rất nhiều phần công việc. Tôi cũng có thể làm thêm nhiều chương trình. Ngoảnh đầu nhìn lại, tôi đi từ không có nền tảng gì làm tới ngày hôm nay, mỗi tuần ngoài việc hỗ trợ một số công việc của bộ phận tiếng Anh, còn cần làm phát sóng trực tiếp 4 ngày, cùng với 3 kỳ chương trình văn hóa. Về biến hóa bản thân mà nói, có lúc là khi học Pháp có sự điểm hóa của Sư phụ, có khi là sự giao lưu với đồng tu trong nhà, và còn có một phần là đến từ hoàn cảnh tu luyện này.
Trước đây Sư phụ yêu cầu đối với hạng mục truyền thông học tập theo Thần Vận, mỗi ngày còn có học Pháp chung trực tiếp với nhau. Tôi cũng thể hội một cách thiết thực được lợi ích của việc học Pháp tập thể hàng ngày, bèn cùng với các đồng tu trong nhóm học Pháp, từ lúc mới đầu chỉ có 2, 3 người, tới hiện tại đã hình thành 2 nhóm học Pháp tiếng Trung cố định, đồng tu các nhóm khác cũng tới học cùng.
Vào cuối tuần, chúng tôi cũng có giao lưu nhóm nhỏ. Lúc ban đầu, một lần một đồng tu nói rằng trước đây giao lưu ở hạng mục chỗ cô ấy giống như buổi họp phê bình, đấu tố, mọi người trước hết nói về chấp trước của bản thân, sau đó bắt đầu khóc lóc, mỗi tuần đều như thế, nó khiến cô ấy cảm thấy giao lưu như đi vào hình thức.
Vì để mọi người cởi mở tấm lòng, phá trừ quan niệm, tôi bắt đầu nói về mình trước, phơi bày tâm chấp trước của mình, chia sẻ những biến hóa của mình, và cũng để ý tới thể ngộ trong công tác, những Pháp lý mà học Pháp ngộ được. Tôi làm người mở đầu buổi giao lưu, khiến mọi người đều có thể chia sẻ. Hiện giờ, mọi người ngày càng chia sẻ nhiều, đều rất chủ động tìm vấn đề bản thân. Tôi phát hiện, mỗi đồng tu trong nhóm đều có điểm đáng để tôi học hỏi, mọi người đều có sở trường của mình, cũng có những lý giải khác nhau về Pháp lý, giúp tôi thụ ích rất lớn. Hoàn cảnh thực sự rất quan trọng. Người khác là hoàn cảnh của chúng ta, chúng ta cũng là hoàn cảnh của người khác.
Tôi muốn nói rằng nếu mọi người thấy bên cạnh mình có đồng tu không tinh tấn, thì khi chúng tôi học Pháp, luyện công, giao lưu, tham gia hoạt động, cũng cần đưa họ vào cùng, dù là hỏi một câu “bạn có muốn cùng tham gia không?”, dù khi họ tham gia, chúng ta nhất thời không nhìn thấy sự cải biến của họ nhưng đối với họ mà nói, thì đều có chỗ tốt.
Tôi nhớ trước khi ra nước ngoài, có một lần bố tôi đưa tôi và em họ tôi tham gia hoạt động tiểu đệ tử “học thuộc Pháp” ở bên ngoài. Hôm đó, ở nhà đồng tu ngồi rất đông tiểu đệ tử, đệ tử thanh niên và đồng tu người nhà. Mọi người lần lượt đọc thuộc Pháp, có một tiểu đồng tu còn chưa đi học đã có thể đọc thuộc giảng Pháp ở nước ngoài của Sư phụ. Lúc đó, tôi đang học đại học, học Pháp rất ít, học kinh văn càng ít hơn, càng không nói tới học thuộc Pháp. Nhưng, các tiểu đồng tu ở đó được chọn phần mình muốn đọc thuộc, có tiểu đệ tử trông thì rất nghịch, mà đọc thuộc “Chuyển Pháp Luân” có thể đọc cả một mục… Còn tôi lúc đó chỉ chuẩn bị một bài kinh văn ngắn mà không đọc thuộc được. Ở đó rất nhiều đồng tu nói với tôi nên học Pháp nhiều.
Mặc dù việc này không ngay lập tức thúc đẩy tôi có động lực tinh tấn nhưng trong tâm tôi lưu lại ấn tượng rất sâu sắc. Tôi biết mình còn cách rất xa các đồng tu tinh tấn. Đôi lúc trong tâm tôi xuất ra ý nghĩ muốn tu luyện tốt.
Hiện giờ về cơ bản với các hoạt động Đại Pháp có thể theo kịp, tôi đều tham gia. Hoạt động xếp chữ 2 năm trước, do bận công việc nên tôi không tham gia được. Chỉ sau khi xong công việc tôi mới tới nơi diễn ra hoạt động và phát chính niệm ở bên ngoài. Bởi vì tôi không biết cuối cùng còn có bao nhiêu lần cơ hội như thế nữa. Tôi cảm thấy có thể tham gia hoạt động là cơ duyên khó có được. Trước kia khi ở Đại Lục, khi thấy các ảnh về hoạt động Đại Pháp ở trên Minh Huệ Net, trong lòng tôi đều ngưỡng mộ, rất mong mỏi bản thân mình có thể ở trong đó.
Lời kết
Trên con đường tu luyện, mọi lúc tôi đều thể hội được sự khổ tâm an bài của Sư phụ. Muốn làm tốt công tác truyền thông, tôi thấy một điều rất quan trọng là cần có tâm muốn làm cho tốt, và tin tưởng nhất định có thể làm tốt. Mà căn bản của ‘tín’ của chúng ta, thực ra là đến từ Pháp. Học Pháp nhiều là điều đảm bảo cho chúng ta cứu người.
Sư phụ đã giảng:
“Chỉ lo mà đọc sách, tu luyện, thì chư vị đang không ngừng đề cao bản thân, thì chư vị đang không ngừng ngộ được thiên cơ, ngay từ bản thân Pháp Lý này cũng đủ để có thể khiến chư vị [làm] đầy đủ tín tâm.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Thụy Sỹ)
Hy vọng chúng ta đều có thể dũng mãnh tiến về phía trước trên con đường ‘trợ Sư chính Pháp’. Tương lai chúng ta có thể cười với chúng sinh và kể về câu chuyện tu luyện của mình. Bài chia sẻ có điểm nào không ở trong Pháp, mong các đồng tu chỉ giúp.
Con xin tạ ơn Sư phụ!
Xin cảm ơn các đồng tu!
(Bài chia sẻ trình bày tại Pháp hội Truyền thông Đại Kỷ Nguyên Tân Đường Nhân 2021)
(Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org)
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/5/26/在媒体中的修炼点滴-426231.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/5/30/193425.html
Đăng ngày 10-06-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.